Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tài chính doanh nghiệp 1 - Coggle Diagram
Tài chính doanh nghiệp 1
Chương 1: Tổng quan về TCDN
Các nguyên tắc quản trị TCDN
Đảm bảo khả năng chi trả
Gắn lợi ích của người quản lý với cổ đông
Tính đến giá trị thời gian của tiền
Mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận
Nguyên tắc sinh lợi
Tính đến tác động của thuế
Các quyết định TCDN
Quyết định nguồn vốn
Quyết định nguồn vốn là quyết định sử dụng nguồn vốn nào trong số các nguồn vốn nhằm đảm bảo tính cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn chủ sở hữu và nợ
Quyết định phân phối lợi nhuận
Quyết định phân phối lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức của công ty cổ phần là sự lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để đầu tư.
Quyết định đầu tư
Quyết định đầu tư liên quan đến việc đầu tư vào loại tài sản nào, mức độ đầu tư bao nhiêu để đảm bảo tính cân đối và phù hợp giữa đầu tư tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
Khái quát chung về TCDN
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc
lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính
, đồng thời tổ chức
thực hiện các quyết định đó
nhằm
đạt được mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp: Mọi quyết định tài chính đều nhằm mục tiêu cuối cùng là
tối đa hóa giá trị tài sản
cho các chủ sở hữu.
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCDN
Hình thức tổ chức doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh
Môi trường pháp lý
Môi trường kỹ thuật, công nghệ, thông tin
Môi trường kinh tế - tài chính
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành kinh doanh
Tính chất ngành kinh doanh
Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất
Chương 2: Giá trị thời gian của tiền
Giá trị hiện tại
Giá trị hiện tại của lượng tiền đơn:
$$PV=FV_{n}\times \frac{1}{(1+r)^{n}}$$
Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều cuối kỳ:
$$PVA=CF\times \frac{1-(1+r)^{-n}}{r}=CF\times PVFA(r,n)$$
Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều đầu kì:
$$PVAD_{n}=CF\times \frac{1-(1+r)^{-n}}{r}\times (1+r)=CF\times PVFA(r,n)\times (1+r)$$
Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ không đều:
$$PVA = \sum_{t=1}^{n}CF_{t}\times \frac{1}{(1+r)^{^{t}}}$$
Giá trị tương lai
Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều cuối kì:
$$FVA_{n}=CF \times \frac{(1+r)^{n}-1}{r}=CF\times FVFA(r,n)$$
Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đều đầu kì:
$$FVAD_{n}=CF \times \frac{(1+r)^{n}-1}{r}\times (1+r)=CF\times FVFA(r,n)\times (1+r)$$
Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ không đều:
$$FV_{n}=\sum_{t=1}^{n}CF_{t} \times (1+r)^{n-t}$$
Giá trị tương lai của lượng tiền đơn:
$$FV_{n}=V_{0}\times (1+r)^{n}$$
Một số ứng dụng giá trị thời gian của tiền
Xác định lãi suất năm
Lập kế hoạch trả tiền
Chương 3: Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Đầu tư dài hạn và các nhân tố ảnh hưởng
Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là quá trình sử dụng vốn để hình thành các
tài sản cần thiết
nhằm mục đích thu lợi nhuận trong khoảng
thời gian dài
trong tương lai.
Các tài sản cần thiết bao gồm
Tài sản cố định hữu hình và vô hình
Tài sản lưu động thường xuyên
Tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, đầu tư góp vốn liên doanh,...)
Đặc trưng cơ bản của đầu tư dài hạn
Lượng vốn đầu tư thường rất lớn và sử dụng vốn có tính chất dài hạn => rủi ro cao
Không chỉ đầu tư cho TSDH mà còn đầu tư cho TSNH (VLĐ) thường xuyên cần thiết cho HĐKD
Bỏ vốn ở hiện tại và hi vọng nhận được các khoản tiền lớn hơn trong tương lai
Không chỉ đầu tư vào SXKD mà còn đầu tư liên doanh và các tài sản tài chính khấc
Phân loại đầu tư dài hạn
Theo mục tiêu đầu tư
Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh
Đầu tư hình thành doanh nghiệp
Đầu tư chế tạo sản phẩm mới
Đầu tư thay thế, hiện đại hoá máy móc thiết bị
Đầu tư ra ngoài
Theo mối quan hệ giữa các dự án
Các dự án độc lập
Các dự án phụ thuộc
Các dự án xung khắc
Theo cơ cấu vốn đầu tư
Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư vốn lưu động thường xuyên
Đầu tư góp vốn liên doanh và đầu tư vào các tài sản chính
Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư dài hạn
Lãi suất và thuế
Khoa học công nghệ
Thị trường và sự cạnh tranh
Mức độ rủi ro
Chính sách kinh tế của Nhà nước
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
Xác định dòng tiền
Nguyên tắc xác định dòng tiền
Sử dụng dòng tiền chênh lệch
Tính khoản đầu tư mới vào vốn lưu động ròng
Nguyên tắc 1: Dòng tiền của dự án phải được xác định dựa trên cơ sở dòng tiền thuần
Sử dụng dòng tiền sau thuế
Dòng tiền ra
Các khoản chi hình thành TSCĐ
VLĐTX
Dòng tiền vào
Thu từ thanh lý tài sản cố định khi dự án kết thúc
Thu hồi vốn lưu động thường xuyên
Dòng tiền thuần vận hành hàng năm= Lợi nhuận sau thuế+ khấu hao = (DT-CF)(1-t) + KH*t
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư:
$$T_{sv}=\frac{P_{BQ}}{VĐT_{BQ}}$$
Lựa chọn: $$T_{sv}> 0$$
Thời gian hoàn vốn
Giá trị hiện tại thuần
$$NPV=\sum_{t=1}^{n}\frac{NCF_{t}}{(1+r)^{t}}-IC_{0}$$
Lựa chọn NPV > 0
Tỷ suất doanh lợi nội bộ
$$IRR=r_{1}+\frac{|NPV_{1}|}{|NPV_{1}|+|NPV_{2}|}(r_{2}-r_{1})$$
Lựa chọn IRR > r
Chỉ số sinh lời
$$PI=\frac{\sum_{t=1}^{n}\frac{NCF_{t}}{(1+r)^{t}}}{CF_{0}}$$
Lựa chọn PI > 1
Chương 4: Quản trị tài sản lưu động
Tài sản lưu động của doanh nghiệp
TSLĐ là những tài sản ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn hoặc thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kì kinh doanh thông thường của DN
Nội dung của TSLĐ
TLSĐ sản xuất: nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm đang trong quá trình sản xuất
TSLĐ lưu thông: thành phẩm chờ tiêu thụ, tiền, các KPT, đầu tư ngắn hạn
Đặc điểm của TSLĐ
Giá trị TSLĐ được chuyển dịch toàn bộ một lần vào mỗi chu kì kinh doanh
Toàn bộ giá trị TLSĐ được thu hồi sau khi kết thúc một chu kì KD
TSLĐ chỉ tham gia vào 1 chu kì kinh doanh
TSLĐ liên tục thay đổi hình thái biểu hiện trong suốt quá trình kinh doanh
Vai trò của TSLĐ
Là điều kiện vật chất không thể thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục
Sự vận động của TLSĐ phản ánh tình hình mua sắm vật tư, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN
Giá trị tài sản lưu động ở mỗi khâu cho biết số lượng vật tư, hàng hoá dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít
Phân loại tài sản lưu động
Theo hình thái biểu hiện
Tiền, các KPT và đầu tư tài chính ngắn hạn
Hàng tồn kho
Theo vai trò của TSLĐ
TSLĐ ở khâu dự trữ sản xuất
TSLĐ ở khâu trực tiếp sản xuất
TSLĐ ở khâu lưu thông
Nhu cầu vốn lưu động
Là số vốn tối thiểu mà mỗi doanh nghiệp cần phải có đẻ hình thành các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho hoạt động ản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một các bình thường và liên tục
Phương pháp xác định
Trực tiếp: Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ HTK + Các KPT - Các khoản phải trả
Gián tiếp
Dựa vào kinh nghiệm sử dụng vốn của các doanh nghiệp cùng ngành
Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ các năm trước của doanh nghiệp
Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp
Số vòng quay các KPT và số ngày 1 vòng quay các KPT
$$\text{Số vòng quay các khoản phải thu}=\frac{\text{DT thuần}}{\text{KPT bình quân}}$$
$$\text{Kỳ thu tiền TB}=\frac{\text{Số ngày trong 1 kỳ}}{\text{Số vòng quay các KPT}}$$
Số vòng quay HTK và số ngày 1 vòng quay HTK
$$\text{Số vòng quay hàng tồn kho}=\frac{\text{Giá vốn hàng bán}}{\text{HTK bình quân}}$$
$$\text{Số ngày 1 vòng quay HTK}=\frac{\text{Số ngày trong 1 kỳ}}{\text{Số vòng quay HTK}}$$
Hiệu suất sử dụng TSLĐ
$$H_{sTSLĐ}=\frac{D_{tt}}{TSLĐ_{bq}}$$
Quản trị tài sản lưu đông
Quản trị khoản phải thu
Mục tiêu
Mở rộng được thị trường tiêu thụ nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an toàn về tài chính cho doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu, người quản lý cần phải
Đánh giá tính hữu hiệu của chính sách tín dụng thương mại của DN
Nhận diện các KPT có vấn đề và thu thập những tín hiệu để có biện pháp quản lý các KPT khó thu hồi
Xác định đúng thực trạng các KPT
Nội dung quản trị KPT
Xây dựng chính sách tín dụng thương mại
Các yếu tố cần kiểm soát
Chiết khấu thanh toán
Thời hạn bán chịu
Tiêu chuẩn tín dụng
Chính sách thu tiền
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách
Tình trạng cạnh tranh
Mục tiêu của doanh nghiệp
Tính chất thời vụ
Tình trạng tài chính
Những biện pháp quản lý KPT
Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu
Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn
Xây dựng chính sách thu hồi nợ
Quản trị hàng tồn kho
Mục tiêu
Tổ chức hợp lý việc dự trữ, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, tránh mọi sự gián đoạn do việc dự trữ thiếu gây ra
Giảm tới mức thấp nhất chi phí tồn kho dự trữ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSLĐ
Nội dung quản trị HTK
Mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ
Tổng chi phí lưu kho
$$F_{L}=c_{L}\times \frac{Q}{2}$$
Tổng chi phí đặt hàng
$$F_{D}=c_{D}\times \frac{Q_{n}}{Q}$$
Tổng chi phí tồn kho dự trữ
$$F_{T}=F_{L}+F_{D}=c_{L}\times Q+c_{D}\times \frac{Q_{n}}{Q}$$
Trong đó
$$\text{Q: Số lượng vật tư hàng hoá mỗi lần cung cấp}$$
$$Q_{n}:\text{Số lượng vật tư hàng hoá cung cấp trong kỳ theo hợp đồng}$$
$$c_{L}:\text{Chi phí lưu kho đơn vị tồn kho dự trữ}$$
$$c_{D}:\text{Chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng}$$
Mức dự trữ tồn kho tối ưu
$$Q^{*}=\sqrt{\frac{2(Q_{n}\times c_{D})}{c_{L}}}$$
Số lần hợp đồng cung cấp NVL tồn kho dự trữ
$$L_{c}=\frac{Q_{n}}{Q^{*}}$$
Số lần cách nhau giữa 2 lần cung cấp
$$N_{c}=\frac{360}{L_{c}}$$
Phương pháp tồn kho bằng không - JIT
Mục tiêu: Giảm chi phí tồn trữ đến mức tối thiểu (tối thiểu hóa lượng hàng tồn kho và thời gian lưu giữ)
Nguyên lý áp dụng
Trong quá trình sx hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới.
Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sx ra những cái mà khách hàng muốn.
Biện pháp quản trị hàng tồn kho
Xác định đúng đắn lượng NVL hoặc hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho DT thường xuyên
Xác định và lựa chọn nguồn cung cấp thích hợp
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hóa để có những dự đoán và điều chỉnh kịp thời
Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển, xếp dỡ
Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản NVL, hàng hóa
Thường xuyên kiểm tra nắm vững tình hình dự trữ
Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với tài sản và VT hàng hóa, lập dự phòng giảm giá đối với các loại VT cũng như các loại hàng tồn kho nói chung
Quản trị tiền mặt
Mục tiêu
Đảm bảo lượng tiền cần thiết
Tối thiểu hoá chi phí lưu giữ tiền mặt
Nội dung quản trị tiền mặt
Dự báo chính xác luồng tiền thu vào và chi ra
Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền
Thiết lập mức dự trữ tiền mặt tối ưu
Dựa vào kinh nghiệp thực tế
$$\text{Mực dự trữ ngân quỹ hợp lý}=\text{Mức xuất ngân quỹ trung bình hàng ngày}\times \text{Số ngày dự trữ ngân quỹ}$$
Mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ
Tổng CP cơ hội do duy trì mức dự trữ tiền mặt
$$F_{1}=r\times \frac{M}{2}$$
Tổng CP cho việc bán chứng khoán
$$F_{2}=\frac{M_{n}}{M}\times Cb $$
Tổng chi phí lưu giữ tiền mặt
$$TC=F_{1}+F_{2}=r\times \frac{M}{2}+\frac{M_{n}}{M}\times Cb$$
Trong đó:
$$\text{M: Mức dự trữ tiền mặt}$$
$$\text{r: Lãi suất chứng khoán ngắn hạn}$$
$$\text{Cb: Chi phí cho 1 lần bán chứng khoán thanh khoản}$$
$$\text{Mn: Tổng mức chi tiêu tiền mặt thuần dự kiến trong kỳ}$$
Mức dự trữ tiền mặt tối ưu
$$M^{*}=\sqrt{\frac{2(M_{n}\times Cb)}{r}}$$
Mức dự trữ tiền mặt trung bình
$$\overline{M}=\frac{M^{*}}{2}$$
Số lần bán chứng khoán
$$L_{c}=\frac{M_{n}}{M^{*}}$$
Số ngày cách nhau giữa 2 lần bán chứng khoán
$$N_{c}=\frac{360}{L_{c}}$$
Chương 5: Quản trị nguồn vốn trong doanh nghiệp
Quản trị nguồn vốn tài trợ ngắn hạn của DN
Chi phí của các nguồn tài trợ ngắn hạn
Lãi suất chiết khấu
Lãi suất tính thêm
Lãi kép
chi phí đảm bảo khả năng trả nợ
Lãi đơn
Điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn
Điểm lợi
Chi phí sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn thường thấp hơn so với nguồn tài trợ dài hạn
Tính linh hoạt cao hơn: dễ dàng điều chỉnh cơ cấu vốn của DN
Thực hiện dễ dàng hơn so với tín dụng dài hạn
Bất lợi
Rủi ro lãi suất: LS tín dụng ngắn hạn biến động nhiều hơn tín dụng dài hạn
Rủi ro thanh toán: DN phải có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn do đó dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Các nguồn tài trợ ngắn hạn
Nợ tích luỹ
Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn
Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn không có đảm bảo
Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn có đảm bảo
Tín dụng thương mại
Quản trị nguồn tài trợ dài hạn của DN
Các nguồn tài trợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn tài trợ từ vay nợ
Điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ dài hạn
Điểm lợi
Giảm rủi ro kinh doanh, đem lại sự an toàn cao khi sử dụng
Khả năng thanh khoản cao, các nhà quản trị không phải bận tâm về công nợ
Bất lợi
Chi phí nguồn tài trợ dài hạn cao hơn nguồn tài trợ ngắn hạn
Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Phân loại
Căn cứ vào thời gian huy động vốn
Nguồn vốn dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
Căn cứ vào quyền sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Nguồn vốn bên trong
Nguồn vốn bên ngoài