Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 3.I, Trình độ của lực lượng sx được thể hiện ở trình độ phân công…
Chương 3.I
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
!!!!!Sản xuất là hoạt động không ngừng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
Sự sản xuất xã hội
: tức là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Bao gồm 3 phương diện:
Sản xuất tinh thần
Sản xuất ra bản thân con người
Sản xuất vật chất (là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của loài người)
Sản xuất vật chất
: là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
là tiền đề
trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt
của con người nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như từng cá thể con người nói riêng
là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người, là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác
Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ hoạt động sản xuất vật chất mà con người hình thành nên ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức... Sản xuất vật chất là điều kiện cơ bản, quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất xã hội của con người
Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
Khi LLSX ptrien về vật chất, đòi hỏi phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới về vật chất. Sự ptrien về chất của QHSX, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất của cơ sở hạ tầng xã hội. Khi cơ sở hạ tầng xã hội biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng. Hình thái kinh tế - xã hội cũ mất đi, hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn ra đời
Cứ như vậy, lịch sử XH loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong đó, thống nhất giữa quy luật chung cơ bản phổ biến với quy luật đặc thù và quy luật riêng của lịch sử
Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của LLSX mà trước hết là sự biến đổi, phát triển của công cụ sx và sự ptrien về tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của ng lao động. Mỗi sự ptrien của LLSX đều tạo khả năng, điều kiện và đặt ra yêu cầu khách quan cho sự biến đổi của QHSX
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người là sự thống nhất giữa logic và lịch sử, bao hàm cả sự
phát triển tuần tự
đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và
sự phát triển bỏ qua
một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ thể
Ba yếu tố cơ bản: LLSX, QHSX và kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng, tạo nên sự vận động phát triển của lịch sử xã hội, thông qua sự tác động tổng hợp của 2 quy luật cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của LLSX và quy luật về MQH biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
KN: là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất đinh với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy
Kết cấu phổ biến của một hình thái kinh tế - xã hội
QHSX (tổng hợp QHSX tạo thành cơ sở hạ tầng)
Kiến trúc thượng tầng
LLSX
LLSX là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội
QHSX là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi QHXH, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các chế độ XH khác nhau
Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mqh giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Phương thức sản xuất
: là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người
Lực lượng sản xuất:
là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội
Người lao động (mặt kinh tế - xã hội) là nhân tố hàng đầu, giữ vai trò
quyết định
Tư liệu sản xuất (mặt kinh tế - kỹ thuật)
Tư liệu lao động
Đối tượng lao động
Công cụ lao động (giữ vai trò
quyết định
đến năng suất lao động)
Là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất
Là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh tế-xã hội trong lịch sử
Là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau
Phương tiện lao động
Quan hệ sản xuất
: là tổng hợp các quan hệ kinh tế-vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất
Quan hệ trong tổ chức quản lý
Quan hệ về phân phối sản phẩm
Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác
!!!Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
LLSX quyết định QHSX, còn QHSX tác động trở lại đối với LLSX
Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX
Nguyên nhân
LLSX là
nội dung
của phương thức sx, vì vậy LLSX quyết định QHSX là
hình thức
XH của nó
LLSX là yếu tố
động nhất và cách mạng nhất
, còn QHSX là yếu tố
tương đối ổn định
, có khuynh hướng lạc hậu hơn so với sự ptrien của LLSX
Biểu hiện
LLSX nào thì QHSX ấy, QHSX phù hợp với trình độ ptrien của LLSX
LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo. LLSX vận động, ptrien k ngừng sẽ mâu thuẫn với tính "đứng im" của QHSX. QHSX từ chỗ là hình thức phù hợp, ptrien của LLSX trở thành xiềng xích kìm hãm sự ptrien của LLSX -> Đòi hỏi tất yếu phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập lại QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX đã phát triển
Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX
Nguyên nhân
QHSX là hình thức xã hội của LLSX, có tính tương đối với LLSX
QHSX quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ người lao động, đến tổ chức phân công lao động xã hội... nên nó tác động đến sự ptrien của LLSX
Biểu hiện
Ngược lại, nếu QHSX ko phù hợp với trình độ ptrien của LLSX thì nó sẽ kìm hãm sự ptrien của LLSX. QHSX lỗi thời, lạc hậu hay ptrien trước đều ko phù hợp
Việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
Nếu QHSX phù hợp với trình độ ptrien của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy LLSX ptrien. Sự phù hợp là trạng thái trong đó QHSX là hình thức ptrien của LLSX và tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX ptrien
Ý nghĩa của quy luật
Muốn xóa bỏ một QHSX cũ, thiết lập QHSX mới phải căn cứ từ trình độ ptrien của LLSX. Việc xóa bỏ một QHSX ko được tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí mà phải từ tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế
Nhận thức đúng đắn quy luật QHSX phù hợp với trình độ ptrien của LLSX có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của đảng, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ LLSX, trước hết là ptrien LLLĐ và công cụ LĐ
Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
Khái niệm
Cơ sở hạ tầng
Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó
Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, QHSX mầm mống. Trong đó, QHSX thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó
Kiến trúc thượng tầng
Bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học... cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác
Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động và phát triển riêng nhưng chúng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và đều được hình thành từ cơ sở hạ tầng
KN: là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết kế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
Trong kiến trúc thượng tầng, các yếu tố như chính trị, pháp lý có mối liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, còn các yếu tố khác như triết học, nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức.. có mối liên hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng sinh ra nó
Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng cũng mang tính chất
đối kháng
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là
nhà nước
- công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Dựa trên cơ sở
Quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần, tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội. Kiến trúc thượng tầng được hình thành từ cơ sở hạ tầng. Mọi hiện tượng của kiến trúc thượng tầng đều do nguyên nhân sâu xa nằm trong cơ cấu kinh tế gây ra
Biểu hiện
Cơ sở hạ tầng quyết định sự vận động phát triển của kiến trúc thượng tầng. Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự thay đổi đó không phải chỉ diễn ra từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác mà còn diễn ra ngay trong chính một hình thái kinh tế - xã hội
Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra phức tạp.Khi cơ sở hạ tầng thay đổi, những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng như chính trị, pháp luật, v.v., nhưng cũng có những yếu tố thay đổi chậm như nghệ thuật, tôn giáo, v.v.
Cơ sở hạ tầng như thế nào thì cơ cấu, tính chất của của kiến trúc thượng tầng như thế ấy. Nếu cơ sở hạ tầng có đối kháng hay không đối kháng, thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng có tính chất y như vậy. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế cũng chiếm địa vị thống trị về chính trị. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng của xã hội
Cơ sở hạ tầng quyết định nguồn gốc ra đời của kiến trúc thượng tầng. Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng
Cơ sở
Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối so với cơ sợ hạ tầng. Vai trò của kiến trúc thượng tầng chính là vai trò tích cực, tự giác của ý thức, tư tưởng. Vai trò của kiến trúc thượng tầng còn do sức mạnh vật chất của bộ máy tổ chức - thể chế luôn có tác động một cách mạnh mẽ trở lại cơ sở hạ tầng
Biểu hiện
Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó;ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, đấu tranh xóa bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ; định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế của kiến trúc thượng tầng. Thực chất vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò bảo vệ duy trì, củng cố lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị xã hội
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo hai chiều hướng. Khi kiến trúc thượng tầng phản ánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Và ngược lại, khi kiến trúc thượng tầng không phảnánh đúng tính tất yếu kinh tế, các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế và đời sống xã hội
Ý nghĩa quy luật
Trình độ của lực lượng sx được thể hiện ở trình độ phân công lao động xã hội