Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Thực Trạng về việc sử dụng mạng XH trong học tập ở sinh viên khoa Quản Trị…
Thực Trạng về việc sử dụng mạng XH trong học tập ở sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại ĐH Văn Lang
Lý do chọn đề tài
Khoa học
: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mạng xã hội, nếu được sử dụng hợp lý, có thể là công cụ học tập hiệu quả, hỗ trợ trao đổi kiến thức, học nhóm và cập nhật tài liệu học tập
Pháp lý
: Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo
Thực tiễn:
phần lớn sinh viên chưa khai thác tối đa lợi ích học tập từ các nền tảng trên ứng dụng, thậm chí có dấu hiệu sử dụng lệch mục đích, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
=> Lý do chọn đề tài:
mạng xã hội đang được sinh viên sử dụng rộng rãi nhưng chưa hiệu quả trong học tập. Việc nghiên cứu thực trạng này sẽ giúp sinh viên nâng cao nhận thức, khai thác mạng xã hội đúng mục đích, đồng thời cung cấp cơ sở cho giảng viên và nhà trường trong việc định hướng học tập hiện đại phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Tìm hiểu thực trạng sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Văn Lang.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến quá trình học tập.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội phục vụ cho học tập.
Nhiệm vụ
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng khảo sát sinh viên: thời gian sử dụng mạng xã hội, mục đích sử dụng, hiệu quả nhận được.
Phân tích và đánh giá
Nền tảng mạng xã hội nào được dùng nhiều nhất (Facebook, Zalo, Instagram, TikTok, YouTube,...)
Sinh viên có dùng mạng xã hội để trao đổi học tập không? Nếu có, dưới hình thức nào?
Các tác động tiêu cực thường gặp khi sử dụng mạng xã hội quá mức trong học tập.
Đề xuất giải pháp giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, khoa học.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Sinh viên đang theo học tại Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Văn Lang
Phạm vi
Không gian
: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Trường Đại học Văn Lang – Cơ sở chính
Thời gian:
Nghiên cứu được thực hiện trong học kỳ III năm học 2024–2025, dự kiến từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2025.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory – Bandura)
: cho rằng con người học thông qua quan sát, bắt chước, tương tác – mạng xã hội là môi trường lý tưởng để xảy ra điều này.
Lý thuyết sử dụng và thỏa mãn (Uses and Gratifications Theory):
lý giải tại sao sinh viên chọn mạng xã hội và họ đạt được gì khi sử dụng.
Các khái niệm liên quan
: mạng xã hội, học tập trực tuyến, học tập qua cộng đồng ảo,…
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát
Đặt câu hỏi gồm các mục:
tần suất sử dụng, mục đích, nền tảng, đánh giá hiệu quả, khó khăn gặp phải.
Tạo link, web,.. cho sinh viên khoa Quản trị kinh doanh điền khảo sát
Phương pháp phân tích
: Sử dụng excel, word,... để tổng hợp lại dữ liệu để tra cứu
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này góp phần bổ sung lý luận cho các nghiên cứu giáo dục hiện đại liên quan đến học tập trên nền tảng số
Làm rõ mối quan hệ giữa mạng xã hội và học tập trong bối cảnh giáo dục đại học, từ đó mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn cho các đề tài sau.
Ý nghĩa thực tiễn
Đối với sinh viên:
giúp họ nhận thức rõ hơn về lợi ích và rủi ro của việc sử dụng mạng xã hội trong học tập; từ đó điều chỉnh hành vi, nâng cao hiệu quả học tập.
Đối với giảng viên và nhà trường:
có thêm thông tin để xây dựng nội dung học tập phù hợp, sử dụng mạng xã hội như một công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại.
Đối với xã hội:
định hướng thế hệ trẻ tận dụng công nghệ một cách tích cực, góp phần vào phát triển nguồn nhân lực số.
Kết cấu của tiểu luận
Chương 1:
Cơ sở lý luận về mạng xã hội và học tập trong môi trường đại học.
Chương 2:
Khảo sát và phân tích thực trạng sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh.
Chương 3
: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội phục vụ học tập.
Nhóm 4:
Lê Diệp Minh Huy, Trần Thiên Băng, Mai Trần Quang Lộc, Phạm Vũ Quang Huy, Nguyễn Hàng Thái Khang, Lê Thị Thu Phương, Lâm Huỳnh Trâm, Lê Thị Kim Anh.