Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
6 CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Coggle Diagram
6 CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT
NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ
KHÁI NIỆM
Nguyên nhân
: sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên một biến đổi nhất định
Kết quả
: những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên
TÍNH CHẤT
Tính khách quan
: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không
phụ thuộc vào ý thức của con người
Tính tất yếu
: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống
nhau sẽ gây ra kết quả như nhau
Tính phổ biến
: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra
MỐI LIÊN HỆ
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau: trong lúc này là nguyên nhân nhưng ở lúc khác lại là kết quả
Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết
quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân theo 2 hướng:
Thúc đẩy/ Cản trở sự hoạt động của nguyên nhân
khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở ngoài thế giới đó
mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả.
BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG
KHÁI NIỆM
Bản chất
: sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ôn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Hiện tượng
: sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức biểu hiện bản chất của sự vật, hiện tượng
MỐI LIÊN HỆ
Sự thống nhất
Bản chất luôn tồn tại và bộc lộ thông qua hiện tượng
Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo, và ngược lại
Sự mâu thuẫn
Một bản chất có thế biểu hiện qua nhiều hiện tượng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thê.
Bản chất là mặt bên trong còn hiện tượng là mặt bên ngoài của
hiện thực khách quan
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Con người cần thông qua hiện tượng để nhận ra bản chất
Phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng mới
hiểu rõ được bản chất của sự vật
Phương pháp phải phù hợp với bản chất
CÁI CHUNG - CÁI RIÊNG
KHÁI NIỆM
Cái riêng
: phạm trù để chỉ 1 sự vật, hiện tượng nhất định
Cái đơn nhất
: các mặt, các thuộc tính vốn có của 1 sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng khác
Cái chung
: những mặt, thuộc tính lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
MỐI LIÊN HỆ
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, cái riêng chỉ tồn tại trong
mối liên hệ đưa đến cái chung
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau
Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia
nhập hết vào cái chung
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Không thê áp dụng một phương pháp chung cho mọi trường hợp
: cái chung luôn thể hiện dưới dạng riêng biệt, trong từng cái riêng -> phải điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thê
Khi vận dụng kinh nghiệm
: chỉ rút ra phần cốt lõi chung, không sao chép nguyên mẫu vì điều kiện luôn thay đối
Cái đơn nhất có thể trở thành cái chung và ngược lại
, vì vậy trong thực tiễn nên tạo điều kiện để cái có lợi trở thành phổ biến, và cái bất lợi trở thành cá biệt
Trong nhận thức và thực tiền
: cần phân biệt giữa cái chung hình thức - cái phố biến bản chất -> áp dụng linh hoạt, hiệu quả và đúng quy luật phát triển
NỘI DUNG - HÌNH THỨC
KHÁI NIỆM
Nội dung
: phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng
Hình thức
: chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
MỐI LIÊN HỆ
Sự thống nhất
Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, không có một hình thức nào không chứa dựng nội dung và ngược lại
Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức và cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
Sự tác động qua lại
Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi còn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng
Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp
Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung
Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Trong hoạt động thực tiễn cần tránh những khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức, hoặc tuyệt đối hóa nội dung hay hình thức
Muốn hình thức thay đổi, trước hết phải chú ý đến sự thay đổi của nội dung
Phải biết sử dụng hình thức phù hợp với nội dung, tác động tích cực đến nội dung, phục vụ cho sự phát triển của nội dung theo yêu cầu của thực tiễn.
TẤT NHIÊN - NGẪU NHIÊN
KHÁI NIỆM
Tất nhiên
: do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác
Ngẫu nhiên
: do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định
MỐI QUAN HỆ
Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trong những điều kiện nhất định, tất nhiên trở thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên
Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên, và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên
Tất yếu và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau
KHẢ NĂNG - HIỆN THỰC
KHÁI NIỆM
khả năng dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự
hiện thực dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng
MỐI LIÊN HỆ
Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể
tồn tại nhiều khả năng
Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không chỉ một
điều kiện mà cần một tập hợp các điều kiện.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, không tách rời nhau
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
phải tính đến các khả năng để việc đề ra phương hướng hành
động được sát hợp và chủ động hơn
cần dựa vào hiện thực để đề ra phương hướng hành động
cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định