Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC - Coggle Diagram
CHỦ ĐỀ 1:
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
BÀI 1:HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành cho thiết bị di động
Hệ điều hành cho thiết bị di động thường có giao diện thân thiện, hỗ trợ cá nhân và dễ dàng kết nối mạng
iOS của Apple và Android của Google là hai hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động.
Các khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động:
Giao diện thân thiện với người dùng qua các cảm biến.
Kết nối mạng di động dễ dàng.
Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.
Quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm
Với thiết bị đa năng như máy tính, cần có hệ điều hành để quản lý nhiều phần mềm và dữ liệu trong bộ nhớ ngoài, cùng điều phối tài nguyên cho các ứng dụng.
Hệ điều hành cung cấp các dịch vụ điều khiển máy tính để thực hiện các công việc cơ bản cho các chương trình ứng dụng
Lịch sử phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân
Hệ điều hành Windows
Phiên bản 1 phát hành vào năm 1985 với giao diện đồ hoạ
Phiên bản 3 (1990) có khả năng đa nhiệm và chức năng kéo thả
phiên bản Windows 95 (1995) với cơ chế plug & play lần đầu tiên được sử dụng
Windows XP (2001) là phiên bản thành công nhất với nhiều cải tiến đáng kể về giao diện và hiệu suất làm việc
Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015) và Windows 11 (2021) là thế hệ mới với nhiều thay đổi lớn, dễ dùng hơn và ổn định hơn
Hệ điều hành Linux và các phiên bản
LINUX do Linus Torvalds viết vào năm 1991 và phiên bản LINUX 1.0 được công bố chính thức vào năm 1994 dưới dạng mã nguồn mở.
Đã có nhiều biến thể của LINUX ra đời như RedHat, Suse, Ubuntu và hệ điều hành Android được xây dựng trên lõi của LINUX
LINUX xuất phát từ hệ điều hành UNIX, một hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng được phát triển từ năm 1969
Bài 3:Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở
Phần mềm nguồn mở không thể thay thế phần mềm thương mại vì mỗi phần mềm nguồn mở đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người
Phần mềm thương mại đem lại nguồn tài chính chủ yếu để duy trì các tổ chức làm phần mềm
Phần mềm chạy trên Internet
Phần mềm chạy trên Internet (phần mềm trực tuyến) rất phổ biến
Lợi ích của các phần mềm trực tuyến là có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet, chi phí rẻ hoặc không mất phí
Phần mềm chạy trên Intemet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy
Phần mềm nguồn mở
Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng
Phần mềm tự do (free software) là phần mềm miễn phí và được sử dụng tự do
Phần mềm nguồn mở (open-source software) là phần mềm có thể sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo giấy phép được quy định. Inkscape, GĪMP, Python là một số phần mềm nguồn mở được sử dụng trong bộ sách giáo khoa này
Phần mềm thương mại (commercial software) là phần mềm để bán, thường đóng mã nguồn
Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở
Phần mềm nguồn mở cần có giấy phép để giải quyết mâu thuẫn giữa quy định bản quyền và quyền sử dụng. Giấy phép cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi các quy định bản quyền
Giấy phép còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như miễn trừ bảo hành, tác giả và sửa đổi phần mềm. Giấy phép công cộng GNU GPL là giấy phép phổ biến nhất trong các giấy phép phần mềm nguồn mở.
Phần mềm thương mại chỉ được cài trên một số lượng máy tính nhất định và người dùng cần tuân thủ giấy phép sử dụng
Bài 4: Bên trong máy tính
Mạch Logic và vai trò của mạch Logic
Minh hoạ dùng mạch logic xây dựng mạch điện thực hiện phép cộng 2 bit
Cổng XOR cũng như mọi cổng lôgic đều có thể tổng hợp từ các cổng AND, OR, NOT.
Mọi mạch lôgic đều có thể xây dựng từ các cổng AND, OR và NOT.
Mạch lôgic cộng hai số 1 bit là mạch có hai đầu vào (X, y) và hai đầu ra (z, t).
Phép cộng trên hệ nhị phân
Hệ nhị phân chỉ sử dụng 2 chữ số 0, 1. Mỗi số đều được biểu diễn bằng dãy chữ số nhị phân
Trong phép cộng, chỉ khi cả hai số đều là 1 thì phép cộng mới phát sinh số nhớ bằng 1.
Một số phép toán logic và thể hiện vật lý của chúng
Các đại lượng lôgic chỉ nhận giá trị "Đúng" hoặc "Sai", được thể hiện bằng bit 1 và 0
Có một số phép toán lôgic trên các đại lượng lôgic, bao gồm phép cộng, phép nhân (AND hoặc A), phép phủ định (NOT hoặc một dấu gạch ngang trên đối tượng phủ định) và phép hoặc loại trừ.
Các thiết bị bên trong máy tính
Bộ nhớ trong ROM và RAM
ROM là bộ nhớ chỉ có thể đọc, không thể ghi hay xoá. ROM được dùng để lưu các dữ liệu hệ thống cố định và các chương trình kiểm tra hay khởi động máy tính
RAM là bộ nhớ có thể ghi được, dùng để lưu dữ liệu tạm thời khi chạy các chương trình, nhưng không giữ được lâu dài
Bộ nhớ ngoài
Bộ nhớ ngoài có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài thân máy và thường bao gồm các loại đĩa từ, đĩa thể rắn hay đĩa quang.
Bộ nhớ ngoài được sử dụng để lưu trữ dữ liệu lâu dài, không cần nguồn nuôi, có dung lượng lớn và giá thành rẻ hơn RAM
Bộ xử lý trung tâm
Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit – CPU) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đảm nhận việc thực hiện các chương trình máy tính
CPU được cấu tạo từ hai bộ phận chính: bộ số học và lôgic (Arithmetic & Logic Unit - ALU) và bộ điều khiển (Control Unit)
Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số
Một số thiết bị vào - ra thông dụng
Một số thiết bị vào thông dụng
Chuột có nhiều loại và là thiết bị vào phổ biến nhờ dễ điều khiển chính xác
Bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu thông dụng nhất. Nếu nối bằng cáp, chỉ cần cắm đúng cổng.
Thiết bị ra
Màn hình
Máy in
Kết nối máy tính với thiết bị số
Các cổng kết nối
Cổng HDMI truyền tín hiệu số, truyền đồng thời âm thanh và hình ảnh
Các cổng C, D, E thuộc họ cổng USB, truyền tuần tự, đa năng đã thay thế nhiều cổng kết nối khác.
Cổng VGA dùng tín hiệu tương tự, không truyền âm thanh
Cổng F là cổng mạng, cho phép nhiều thiết bị kết nối với máy tính
Cổng A, B là VGA và HDMI để kết nối với màn hình hoặc máy chiếu ra.
Kết nối máy tính với thiết bị số
Không có phương thức kết nối chung cho các thiết bị số với máy tính. Cần đọc kĩ tài liệu kĩ thuật hoặc nhờ chuyên gia tư vấn.
Plug & play giúp kết nối máy tính với các thiết bị số dễ dàng hơn
Bài 2:Thực hành sử dụng hệ điều hành
Một số tiện ích trên hđh máy tính cá nhân
Ktr Đĩa cứng
Ktr kết nối mạng
Một số chức năng cơ bản của hđh cho máy tính cá nhân
Quản lí tệp và thư mục
Cung cấp môi trường giao tiếp với người sd
Một số tiện ích của hđh cho thiết bị di động
Đặt lịch hẹn giờ, nhắc việc
Quản lí danh bạ
Quản lí ứng dụng