Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương I Máy tính và xã hội tri thức - Coggle Diagram
Chương I Máy tính và xã hội tri thức
Bài 1:Hệ điều hành
1.Lịch sử phát triển của hđh
K/n:Là phần mềm quản lí và điều khiển máy tính
Chức năng:
Quản lý phần cứng: Điều phối việc sử dụng CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, màn hình, ổ cứng.
Quản lý phần mềm: Tạo môi trường để các chương trình ứng dụng có thể chạy, đồng thời phân chia tài nguyên hệ thống cho các ứng dụng này.
Quản lý file: Hệ điều hành tổ chức và quản lý dữ liệu trên các thiết bị lưu trữ dưới dạng file, thư mục.
Giao diện người dùng: Cung cấp phương tiện để người dùng giao tiếp với máy tính, có thể là giao diện dòng lệnh hoặc giao diện đồ họa.
Bảo mật: Bảo vệ dữ liệu và tài nguyên hệ thống, đồng thời ngăn chặn các truy cập trái phép.
2.Hđh Window&Linux
A.Hệ điều hành Window
windows95(1995): cơ chế plug & play lần đầu tiên - được sử
dụng.
Windows XP(2001) là phiên bản thành công nhất với nhiều cải
tiến đáng kể về giao diện và hiệu suất làm việc.
windows 3(1990) đa nhiệm
Windows 7 (2009), Windows 8 (2012)
windows 1(1985) giao diện đồ họa
Windows 10 (2015) và Windows 11 (2021) là thê hệ mới với
nhiều thay đổi lớn, dễ dùng hơn và ổn định hơn,
B.Hệ điều hành Linux
Đặc điểm
Mã nguồn mở: Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, người dùng có thể tùy chỉnh và phát triển theo nhu cầu.
Bảo mật cao: Linux có cấu trúc bảo mật tốt, ít bị tấn công bởi virus và phần mềm độc hại.
Miễn phí: Hầu hết các bản phân phối của Linux đều miễn phí sử dụng.
Đa người dùng, đa nhiệm: Linux hỗ trợ nhiều người dùng và cho phép chạy nhiều chương trình cùng lúc.
Các phiên bản
Đã có nhiều thế hệ của Linux ra đời như Redhat,Ubuntu,Suse...
Phiên bản LINUX 1.0 được công bố chính thức vào năm 1994 dưới dạng mã nguồn mở
LINUX do Linus Torvalds viết vào năm 1991
3.Hệ điều hành cho thiết bị di động
IOS của Apple và Android của Google là hai hệ điều hành
phổ biển cho thiết bị di động.
Các khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động: giao
diện thân thiện với người dùng qua các cảm biến, kết nổi
mạng di động dễ dàng, nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.
4.Mqh giữa hđh-phần cứng-phần mềm
Hệ điều hành cung cấp các dịch vụ điều khiển máy tính để
thực hiện các công việc cơ bản cho các chương trình ứng
dụng.
Với thiết bị đa năng như máy tính, cần có hệ điều hành để
quản lý nhiều phân mềm và dữ liệu trong bộ nhớ ngoài,
cùng điều phối tài nguyên cho các ứng dụng.
Bài 2:Thực hành sử dụng
hệ điều hành
1.1.Một số chức năng cơ bản
của hđh cho máy tính cá nhân
Quản lý tài nguyên: Điều phối và phân bổ tài nguyên hệ thống như CPU, bộ nhớ, và thiết bị ngoại vi.
Quản lý file: Tổ chức và quản lý dữ liệu trên ổ đĩa dưới dạng file và thư mục.
Quản lý tiến trình: Quản lý các chương trình đang chạy, cho phép đa nhiệm và điều khiển tiến trình.
Giao diện người dùng: Cung cấp giao diện (dòng lệnh hoặc đồ họa) để người dùng tương tác với hệ thống.
Bảo mật và quyền truy cập: Bảo vệ dữ liệu và quản lý quyền truy cập của người dùng, ngăn chặn truy cập trái phép.
1.2.Một số tiện ích trên HĐH
máy tính cá nhân
Tiện ích sao lưu: Hỗ trợ sao lưu dữ liệu và khôi phục hệ thống khi cần.
Công cụ chụp màn hình: Giúp chụp ảnh màn hình và ghi lại các hoạt động trên màn hình (Snipping Tool).
Công cụ nén file: Hỗ trợ nén và giải nén file để tiết kiệm không gian lưu trữ (WinRAR, 7-Zip).
Trình soạn thảo văn bản: Soạn thảo tài liệu (Notepad, WordPad, hoặc các ứng dụng như Microsoft Word).
Trình duyệt web: Cho phép truy cập Internet và duyệt web (Chrome, Firefox, Edge).
Chương trình diệt virus: Bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa từ virus và phần mềm độc hại.
Trình quản lý file: Giúp duyệt, di chuyển, sao chép, xóa và quản lý file, thư mục.
1.3.Một số tiện ích trên HĐH máy tính cá nhân nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng máy
Quản lý tác vụ:Task Manager (Windows) hoặc Activity Monitor (macOS)
Công cụ tìm kiếm:Everything (Windows)
Spotlight (macOS)...
Tổ chức màn hình làm việc:
desktop folder
2.Một số tiện ích của HĐH cho thiết bị di động
Bảo mật sinh trắc học:Mở khóa bằng vân tay hoặc nhận
diện khuôn mặt
Chế độ tiết kiệm pin:Chế độ tiết kiệm pin
Quản lý thông báo:Tùy chỉnh thông báo
Quản lý ứng dụng:Ứng dụng quản lý tác vụ
Bài 3. Phần mềm nguồn mở
và phần mềm chạy trên Intemet
1.Phần mềm
nguồn mở
Phần mềm nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công khai, cho phép người dùng xem, sửa đổi, và phân phối lại. Đặc điểm chính:
Miễn phí: Thường miễn phí sử dụng và phát triển.
Tùy biến: Người dùng có thể chỉnh sửa, cải tiến theo nhu cầu.
Cộng đồng hỗ trợ: Phát triển bởi cộng đồng lập trình viên, thường có nhiều tài liệu và diễn đàn hỗ trợ.
Ví dụ: Linux, Firefox, GIMP, LibreOffice.
2.Vai trò của phần mềm thương mại,nguồn mở
Mọi người có thể tiếp cận những sản phẩm trí tuệ ưu việt
của nhân loại.
Mọi người cùng tham gia đóng góp vào kho tri thức
chung
Thúc đẩy phần mềm thương mại phát triển qua thi đua,
cạnh tranh để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Bài 4:Bên trong máy tính
2.Mạch logic và
vai trò của mạch logic
Điều khiển và quyết định: Mạch logic được sử dụng để điều khiển các hoạt động của hệ thống, quyết định hành vi của các thiết bị dựa trên các tín hiệu đầu vào.
Xây dựng các hệ thống số: Mạch logic là thành phần thiết yếu trong việc xây dựng các thiết bị số như máy tính, điện thoại thông minh, và các thiết bị IoT.
Xử lý dữ liệu: Làm nhiệm vụ kiểm tra và xử lý dữ liệu trong các thiết bị điện tử, từ máy tính đến các thiết bị tự động hóa.
Thực hiện các phép toán logic: Mạch logic cho phép xử lý các tín hiệu nhị phân (0 và 1), thực hiện các phép toán cơ bản như AND, OR, NOT, giúp thực hiện các tính toán phức tạp.
1.Các thiết bị bên
trong máy tính
Quạt và hệ thống tản nhiệt: Làm mát CPU và các linh kiện để tránh quá nhiệt.
Card âm thanh: Xử lý và phát ra âm thanh.
Nguồn máy tính (PSU): Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống.
Card đồ họa (GPU): Xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, hiển thị hình ảnh lên màn hình.
Ổ cứng (HDD/SSD): Lưu trữ dữ liệu và hệ điều hành lâu dài.
Bo mạch chủ: Nền tảng kết nối các linh kiện như CPU, RAM, ổ cứng, và các thiết bị khác với nhau.
RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): Lưu trữ tạm thời dữ liệu và chương trình đang chạy, giúp CPU truy xuất nhanh chóng.
CPU (Bộ xử lý trung tâm): Xử lý dữ liệu và điều khiển hoạt động của các bộ phận khác.
Bài 5:Kết nối mt với thiết bị số
Kết nối máy tính với thiết bị số
Cáp USB: Sử dụng cáp USB để kết nối các thiết bị như chuột, bàn phím, máy in, và ổ đĩa ngoài.
Bluetooth: Kết nối không dây với các thiết bị như tai nghe, loa, bàn phím, chuột và smartphone.
Wi-Fi: Kết nối không dây với mạng Internet hoặc các thiết bị khác trong mạng nội bộ, cho phép chia sẻ dữ liệu và tài nguyên.
HDMI/VGA: Kết nối máy tính với màn hình, máy chiếu hoặc TV để hiển thị hình ảnh và video.
Ethernet: Kết nối với mạng LAN qua cáp mạng, thường được sử dụng cho kết nối Internet ổn định và nhanh chóng.
Một số thiết bị vào ra thông dụng
Chuột (Mouse): Thiết bị đầu vào giúp điều khiển con trỏ trên màn hình.
Bàn phím (Keyboard): Thiết bị đầu vào cho phép nhập dữ liệu và lệnh vào máy tính.
Màn hình (Monitor): Thiết bị đầu ra hiển thị thông tin và hình ảnh từ máy tính.
Máy in (Printer): Thiết bị đầu ra chuyển đổi thông tin từ máy tính thành bản in giấy.
Loa (Speakers): Thiết bị đầu ra phát ra âm thanh từ máy tính.
Scanner: Thiết bị đầu vào quét tài liệu và hình ảnh thành dạng số.
Webcam: Thiết bị đầu vào ghi lại video và hình ảnh cho cuộc gọi video hoặc ghi hình.
Microphone: Thiết bị đầu vào thu âm thanh và giọng nói.