Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
LÝ LUẬN NHẬN THỨC - Coggle Diagram
LÝ LUẬN NHẬN THỨC
Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học
Khái niệm lý luận nhận thức
Lý luận nhận thức có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ “Gnosis” (tri thức) và “Logos” (lời nói, học thuyết).
Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học; tức là, lý luận nhận thức phải giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không?
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với các đại biểu như Béccơli cho chân lý là sự phù hợp giữa suy diễn về sự vật với chính bản thân sự vật trên thực tế.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như Plato, Hegel không phủ nhận khả năng nhận thức của con người, nhưng lại giải thích một cách duy tâm, thần bí khả năng này của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi
Các đại biểu của thuyết hoài nghi đã nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm chí có người (như Hium) đã nghi ngờ cả bản thân sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng.
Những người theo thuyết không thể biết, điển hình là Cantơ cho rằng, về nguyên tắc con người, không thể nhận thức được bản chất thế giới.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác
Các đại biểu của chủ nghĩa duy vật trước C. Mác nhìn chung đều công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Do tính chất siêu hình, chủ nghĩa duy vật trước C. Mác hiểu phản ánh chỉ là sự sao chép giản đơn.
Do tính chất trực quan, chủ nghĩa duy vật trước C. Mác hiểu sự phản ánh chỉ là sự tiếp nhận thụ động một chiều những tác động trực tiếp của sự vật lên giác quan của con người.
Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Nguyên tắc thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người.
Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung.
Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.
Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người: “Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó”
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Phạm trù thực tiễn
Thứ nhất, thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính, như lời của C. Mác, đó là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được; nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người; nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Nhận thức cảm tính đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền với thực tiễn.
Cảm giác là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm tính, được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật.
Tri giác cũng là một hình thức nhận thức của giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảm tính).
Nhận thức lý tính là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.
Phán đoán là hình thức liên hệ các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới trong ý thức con người.
Suy lý (suy luận) cũng là một hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó các phán đoán đã liên kết với nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề. Có hai loại suy lý chính: quy nạp và diễn dịch.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý
Quan niệm về chân lý
Chân lý là một vấn đề được đề cập nhiều trong lịch sử triết học, tuy nhiên chưa có đại biểu triết học nào trước và ngoài triết học duy vật biện chứng có quan niệm hoàn chỉnh, đúng đắn về chân lý.
Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển.
Các tính chất của chân lý
Tính khách quan
Tính tương đối và tính tuyệt đối
Tính cụ thể của chân lý