Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHÁP LUẬT VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ BIÊN GIỚI, CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ LÃNH…
PHÁP LUẬT VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ BIÊN GIỚI
LÃNH THỔ QG
Vùng đất
Toàn bộ phần đất liền (đất lục địa)
Các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia kể cả các đảo và quần đảo gần bờ hoặc xa bờ
Tính chất chủ quyền: Thuộc chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối, riêng biệt
của quốc gia.
Vùng nước
Vùng nước nội địa
Bao gồm các bộ phận nước ở sông, suối, kênh, rạch,…kể cả tự nhiên và nhân đạo nằm trên vùng đất hay biển nội địa
Tính chất chủ quyền: Thuộc chủ quyền
hoàn toàn và tuyệt đối, riêng biệt
của quốc gia.
Vùng nước biên giới
Bao gồm nước ở biển nội địa, sông, suối, đầm ao, kênh rạch,…nằm trong khu vực biên giới giữa các quốc gia
Tính chất chủ quyền: Thuộc chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ
Vùng nước lãnh hải
Vùng biển nằm ngoài nội thủy, tiếp liền với nội thủy có chiều rộng được xác định một bên là đường cơ sở và bên kia là ranh giới phía ngoài của lãnh hải
Tính chất chủ quyền: Lãnh hải là bộ phần lãnh thổ thuộc chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ
của QG
Gt: Trong vùng lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều được quyền “đi qua không gây hại” (Điều 17 – 26 UNCLOS)
Vùng nước nội thủy
Được xác định một bên là bờ biển còn bên kia là đường cơ sở của quốc gia ven biển
Tính chất chủ quyền: Thuộc chủ quyền
hoàn toàn và tuyệt đối
của quốc gia
Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của QG, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG
Cách thức xác lập: QG sở tại tuyên bố vùng trời của mình trên cơ sở các nguyên tắc của LQT hoặc vạch ra trong các điều ước song phương
Tính chất chủ quyền: Vùng trời thuộc chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối
của quốc gia.
Vùng lòng đất
Là toàn bộ phần đât phía dưới vùng đất và vùng nước của QG
Tính chất chủ quyền: Vùng lòng đất thuộc chủ quyền
hoàn toàn và tuyệt đối
của QG
CHỦ QUYỀN QG ĐỐI VỚI LÃNH THỔ
Các học thuyết về lãnh thổ
Học thuyết tài vật
Học thuyết cai trị
Học thuyết thẩm quyền
Nội dung quyền tối cao của QG đối với lãnh thổ
Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn
vẹn lãnh thổ
Hiến chương LHQ, Tuyên bố 1970, Nghị quyết về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa 1960, Thông cáo chung hội nghị Á-Phi 1955
Bất khả xâm phạm lãnh thổ quốc gia có nghĩa là các quốc gia có nghĩa vụ không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác.
Toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa là các quốc gia trên thế giới có nghĩa vụ không được tiến hành các hành động như xâm phạm, chuyển dịch, thôn tính, chia cắt lãnh thổ trong đó bao gồm biên giới quốc gia của bất kỳ quốc gia nào bằng cách dùng vũ lực hoặc bất kỳ hình thức nào.
XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC
GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ
Chiếm hữu lãnh thổ là hành động của QG nhằm xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ vô chủ
NGUYÊN TẮC XÁC LẬP CHỦ QUYỀN
Chiếm hữu tượng trưng
(chiếm hữu hình thức)
Thứ nhất,
có sự “khám phá trước tiên” “terra nullius”
Thứ hai,
quốc gia phải tuyên bố xác lập quyền chiếm hữu
Chiếm hữu thực sự
(chiếm hữu hữu hiệu)
Thứ nhất,
những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ , không nằm hoặc không còn nằm (lãnh thổ bị bỏ rơi) trong hệ thống địa lý hành chính của một quốc gia nào.
Thứ hai,
việc chiếm hữu đó phải là hành động phải nhân danh nhà nước
Thứ ba
, việc chiếm hữu phải thật sự
Thứ tư,
việc chiếm hữu phải hòa bình và được dư luận đường thời chấp nhận
THAY ĐỔI CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
Cơ sở của sự
thay đổi
lãnh thổ quốc gia
Thay đổi lãnh thổ quốc gia do
phân chia
một quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới
Thay đổi lãnh thổ quốc gia do
hợp nhất
hai hay nhiều quốc gia thành một quốc gia mới
Thay đổi lãnh thổ quốc gia do
sáp nhập
một bộ phận lãnh thổ quốc gia này vào lãnh thổ của quốc gia khác
Thay đổi lãnh thổ quốc gia do
chuyển nhượng
một bộ phận lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác
Thay đổi lãnh thổ QG
bằng một điều ước quốc tế đặc biệt
BIÊN GIỚI QG
là ranh giới phân định lãnh thổ QG này với lãnh thổ QG khác hoặc với các vùng QG có quyền chủ quyền trên biển.
Biên giới trên bộ
là đường biên giới trên đất liền, trên đảo, trên sông, trên hồ biên giới hoặc trên biển nội địa.
Cách thức xác định: Các quốc gia thường
thoả thuận
ký kết một điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về biên giới (hoặc về lãnh thổ).
Biên giới trên biển
là ranh giới ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển thiết lập phù hợp với Công ước của LHQ về luật biển 1982
Gồm:
Biên giới trên biển giữa hai quốc gia có lãnh hải đối diện, tiếp giáp nhau
Đường biên giới phân định vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển với những vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
Biên giới vùng trời
là ranh giới phân định vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia này với vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia khác hoặc vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia với vùng trời quốc tế.
Cách thức xác lập:
được ghi nhận
trong các điều ước về phân định lãnh thổ và biên giới hoặc trong các tuyên bố đơn phương.
Biên giới lòng đất
là “mặt phẳng” được xác định dựa trên đường biên giới trên bộ và biên giới trên biển của quốc gia kéo dài tới tận tâm của trái đất.
Cách thức xác lập:
quy định
trong các điều ước quốc tế và
cụ thể hóa
trong pháp luật quốc gia.
CÁCH THỨC HÌNH THÀNH
Kiểu biên giới địa hình (tự nhiên):
là kiểu biên giới được xác định dựa vào địa hình thực tế như các dãy núi, sông, hồ, sa mạc…
Kiểu biên giới hình học:
là kiểu biên giới được xác định theo các đường thẳng nối các điểm đã phân định lại với nhau, không phụ thuộc vào địa hình.
Kiểu biên giới thiên văn:
là kiểu biên giới được xác định theo các kinh tuyến và vĩ tuyến của trái đất.
Nguyên tắc của LQT về hoạch định biên giới
Phân định biên giới thông qua con đường tài phán
Khi các quốc gia không thể tìm ra giải pháp để hoạch định biên giới bằng con đường đàm phán, thương lượng.
Hoạch định biên giới quốc gia dựa vào kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp trước ICJ có thể áp dụng đối với biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, và phân định các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.
Nguyên tắc Uti possidetis
Uti possidetis de juris:
vì bạn sở hữu chúng nên bạn sẽ sở hữu chúng
Uti possidetis de facto:
biến đường biên giới thực tế đã tồn tại trước đó thành đường biên giới pháp lý.
Nguyên tắc thỏa thuận
Thỏa thuận về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành đàm phán phân định lãnh thổ biên giới
Thỏa thuận xác định nguyên tắc hoạch định biên giới
Thỏa thuận xác định chiều hướng chung của đường biên giới, kiểu biên giới áp dụng để hoạch định, vị trí tọa độ các điểm đường biên giới đi qua
Thỏa thuận xác định biên giới trên sông, hồ, đồi núi, sa mạc…
Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp.
Hoạch định biên giới quốc gia trên bộ
Giai đoạn 1
Hoạch định biên giới
Xác định nguyên tắc hoạch định biên giới;
Thỏa thuận xác định chiều hướng chung của đường biên giới, kiểu biên giới áp dụng để hoạch định, vị trí tọa độ các điểm đường biên giới đi qua;
Thỏa thuận xác định biên giới trên sông, hồ, đồi núi, sa mạc…;
Thành lập ủy ban liên hiệp về phân giới thực địa và cắm mốc;
Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế về hoạch định biên giới và giải quyết tranh chấp liên quan đến biên giới.
Giai đoạn 2
Phân giới thực địa
Giai đoạn 3
Cắm mốc
Biên giới chạy qua núi
Biên giới chạy qua sông
Biên giới chạy qua hồ
Hoạch định biên giới quốc gia trên biển
Khi hai quốc gia có toàn bộ hoặc một phần bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau: các quốc gia liên quan sẽ thỏa thuận xác định biên giới thông qua việc ký kết hiệp định phân định biên giới trên biển. Thông thường, đường biên giới khi hai quốc gia đối diện hoặc liền kề nhau được xác định là đường trung tuyến hoặc đường cách đều để phân định ranh giới
Quốc gia ven biển đơn phương hoạch định biên giới trên biển trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần bờ biển của quốc gia này không đối diện hoặc tiếp giáp với bất kỳ quốc gia nào: biên giới quốc gia trên biển sẽ do quốc gia đó tự tuyên bố tuân thủ luật quốc
QUY CHẾ PHÁP LÝ
Nguyên tắc bất khả xâm phạm biên giới quốc gia
Các quốc gia có chung biên giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất khả xâm phạm của đường biên giới quốc gia.
Không tùy tiện xâm nhập, vi phhạm quy chế pháp lý của biên giới quốc gia. Cấm dùng bất kỳ hình thức, thủ đoạn hoặc biện pháp nào để gây rối hoặc di dời, thay đổi một cách bất hợp pháp đường biên giới quốc gia.
Mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ biên giới của mình, điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến đường biên giới hoặc khu vực biên giới.
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ BIÊN GIỚI