Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC - Coggle Diagram
CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HÓA HỌC
Bài 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước thành ion
VD: NaCl -> Na+ + Cl-
Chất điện li là những chất tan trong nước (hoặc nóng chảy) phân li thành ion
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. VD: acid mạnh, base mạnh, hầu hết các muối
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hoà tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. VD: acid yếu, base yếu,...
Chất không điện li là chất khi hòa tan vào nước, các phân tử không phân li thành ion
Thuyết Bronsted-Lowry: Acid là chất cho proton (H+), base là chất nhận proton
pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch
Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14
Trong một dung dịch có: pH + pOH = 14
Chất chỉ thị acid-base là chất có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch
VD: phenolphtalein, quỳ tím, bắp cải tím,...
Chuẩn độ acid-base: Dùng dung dịch acid/ kiềm đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base/ acid chưa biết nồng độ
Ý nghĩa thực tiễn của cân bằng trong dung dịch nước
Ion Al(3+), Fe(3+) dễ bị thủy phân trong nước tạo thành hydroxide không tan và cho môi trường acid. Phèn chua được sử dụng như chất kéo tụ trong quá trình xử lí nước
Ion CO3(2-) bị thủy phân cho môi trường base. Soda được xem là hóa chất hiệu quả được sử dụng để làm tăng pH của nước hồ bơi
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
Phản ứng một chiều
Xảy ra theo chiều chất tham gia tạo thành sản phẩm trong điều kiện xác định
Phản ứng thuận nghịch
Xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong điều kiện xác định
Cân bằng hóa học
Cân bằng hóa học là cân bằng động
Ở trạng thái cân bằng tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
Nồng độ các chất không thay đổi
Khi đạt trạng thái cân bằng, phản ứng vẫn tiếp tục diễn ra
Chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
Yếu tố ảnh hưởng cân bằng hóa học
Nhiệt độ: Tăng nhiệt độ -> cân bằng chuyển dịch theo phản ứng thu nhiệt. Giảm nhiệt độ -> cân bằng chuyển dịch theo phản ứng tỏa nhiệt
Áp suất: Khi ở trạng thái cân bằng, nếu tăng/ giảm áp suất hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm/ tăng số mol khí. Số mol hai vế bằng nhau hoặc hệ không có chất khí thì áp suất không làm chuyển dịch cân bằng
Nồng độ: Khi tăng/ giảm nồng độ một chất trong hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm/ tăng nồng độ chất đó