Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC DẠNG LÀM VĂN TRONG CHƯƠG TRÌNH NGỮ VĂN 7…
TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC DẠNG LÀM VĂN TRONG CHƯƠG TRÌNH NGỮ VĂN 7 TẬP 1.
Văn miêu tả:
Dạng thức:
có 4 dạng chính:
-tả cảnh
-tả con vật
-tả người
-tả vật
Đặc điểm:
Sử dụng các từ ngữ màu sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác để mô tả chi tiết hay sử dụng các thể hiện biểu cảm và cảm xúc.
Tập trung và sự tường minh và chi tiết để mô tả vật người hoặc cảnh vật
Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và các phép tu từ để tạo ra hình ảnh sống động.
Thường được sử dụng để tạo bối cảnh và truyền tải những ý nghĩa sâu sắc của câu
chuyện.
Thường được sử dụng trong dạng văn học văn xuôi.
Ngôn ngữ thường giàu cảm xúc, hình ảnh và có nhịp điệu âm thanh.
Khái niệm:
Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
https://luatminhkhue.vn/viet-doan-van-mieu-ta-ve-dep-cua-thuy-kieu.aápx
https://luatminhkhue.vn/viet-doan-van-mieu-ta-canh-dep-o-dia-phuong-em.aápx
Văn tự sự
Dạng thức
Thần thoại
truyền thuyết
cổ tích
Truyện ngắn
ngụ ngôn
đặc điểm
Nhân vật trong văn tự sự chính là những kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện phần tư tưởng của văn bản, còn nhân vật phụ sẽ giúp nhân vật chính hoạt động. Từng nhân vật được thể hiện qua các mặt như: tên gọi, lai lịch, tính cách, hình dáng, việc làm,…
Sự việc trong văn tự sự được trình bày theo một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong khoảng thời gian, địa điểm cụ thể và do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân của vấn đề, diễn biến và sau cùng là kết quả,… Sự việc trong văn tự sự luôn được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho lột tả được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Chủ đề mỗi câu chuyện đều xoay quanh một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó đôi khi được toát lên từ những sự việc hoặc cốt truyện.
Thứ tự kể, có thể kể các sự việc theo trình tự liên tiếp nhau một cách tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau cho đến hết. Nhưng để tạo yếu tố bất ngờ gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, thường người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại để kể ra trước, sau đó mới dùng đến cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.
Người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện như: giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra, tả người, tả cảnh, đưa ra những lời nhận xét và đánh giá hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể. Ngôi kể trong lối văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm kèm theo suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc.
Khái niệm
Văn tự sự là kiểu bài kể chuyện nhưng thông qua đó người kể phản ánh toàn bộ hiện thực khách quan, bày tỏ tâm tư, tình cảm, nêu những bài học bổ ích trong cuộc sống.
Ví dụ
https://loigiaihay.com/ke-lai-cau-chuyen-da-lam-thay-doi-cuoc-song-cua-em-c34a7852.html
https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ngan-thuat-lai-y-kien-cua-cac-ban-trong-nhom-em-ve-nhung-viec-can-lam-de-bao-ve-moi-truong-c34a9481.html
Văn thuyết minh:
Khái niệm:
Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Dạng thức:
-Thuyết minh về vật.
-Thuyết minh về loài vật.
-Thuyết minh về một phương pháp.
-Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
-Thuyết minh về phong tục tập quán tại một địa điểm.
-Thuyết minh về vật.
-Thuyết minh về thể loại văn học (hay một tác giả văn học).
Đặc điểm:
Văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
Văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác và khách quan.
Ngôn ngữ diễn đạt cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự, không trình bày dài dòng, mơ hồ hay sử dụng các từ ngữ, nội dung trừu tượng.
Ví dụ
-
https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-mot-quy-tac-trong-hoat-dong-lop-7-284165
https://download.vn/thuyet-minh-mot-the-loai-van-hoc-ca-dao-41715
Nghị luận
Dạng thức:
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là việc người viết sẽ nhận xét, đánh giá về nọi dung, tính nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ đó.
Nghị luận về tác phẩm văn xuôi là việc người viết sẽ trình bày những nhận xét, đánh giá nhân vật trong tác phẩm.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là việc bàn về một hiện tượng, sự kiện có ý nghĩa nhất định đối với đời sống, có thể đáng khen hoặc đáng chê.
Nghị luận về tư tưởng, đạo lý là việc bàn đến đạo đức của xã hội, phê phán những thứ gây suy đồi đạo đức, lối sống và tư tưởng của một số bộ phận hiện nay.
Đặc điểm
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.
Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.
Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp so cho luận điểm đưa ra hợp lý, không thể bác bỏ.
Khái niệm:
Là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó
Ví dụ:
https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/top-10-chung-minh-moi-nhat-ve-xa-hoi.html
https://vndoc.com/nhung-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-hay-nhat-107996
Văn biểu cảm
Khái niệm:
Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về thế giới xung quanh.
Đặc điểm:
Sử dụng các từ ngữ thể hiện cảm xúc như “ơi”, “ôi” và các câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết.
Dạng thức:
Biểu cảm trực tiếp
Biểu cảm gián tiếp.
Ví dụ:
-
https://toplist.vn/top-list/bai-van-bieu-cam-ve-ngay-khai-giang-hay-nhat-59046.htm
-
https://www.vietjack.com/soan-van-lop-7-kn/bai-van-bieu-cam-ve-thay-co-giao-ma-em-yeu-quy-vm.jsp
Văn tường trình
Ví dụ
https://www.vietjack.com/soan-van-lop-7-ct/viet-van-ban-tuong-trinh-vm2023.jsp
https://loigiaihay.com/cach-lam-van-ban-tuong-trinh-lop-7-a160654.html
Đặc điểm:
Tường trình là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó nêu rõ mức độ thiệt hại (nếu có) và xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc.
Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu đúng quy định
Khái niệm:
Văn bản tường trình là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét, làm rõ và giải quyết.
Dạng thức