Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HOÀNG HẠC LÂU - Coggle Diagram
HOÀNG HẠC LÂU
THÔNG TIN CHUNG
- Tác giả : Thôi Hiệu
(704 – 754)
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết khi tác giả đến thăm Lầu Hoàng Hạc (Vũ Xương, Hồ Bắc, Trung Quốc)
- Thể thơ bài được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bài thơ có bố cục gồm 2 phần:
Phần 1: 4 câu thơ đầu: Sự tiếc nuối quá khứ
Phần 2: 4 câu thơ sau: Nỗi niềm hiện tại, nhớ quê hương
- Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả lầu Hoàng Hạc, nói đến những điều nuối tiếc tốt đẹp và đáng suy ngẫm trong cuộc sống, thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc.
- Giá trị nghệ thuật: Phép đối đem lại hiệu quả miêu tả tình cảm của người viết một cách rõ nét. Thể thơ đường luật sử dụng nhuần nhuyễn và chọn lọc hình ảnh độc đáo, tác giả đã vẽ nên bức tranh đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng.
SOẠN BÀI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Chủ thể trữ tình: Tác giả Thôi Hiệu.
- Nội dung bao quát: Miêu tả khung cảnh lầu Hoàng Hạc, bộc lộ nỗi hoài vọng thời xa xưa, nỗi nhớ quê hương da diết.
Câu 2:
- 4 câu thơ đầu: Tập trung tả cảnh, giải thích địa danh, bàn chuyện xưa và nay thể hiện suy nghĩ mang tính triết lý sâu sắc.
- 2 dòng thơ cuối: Đối lập giữa không gian thực và trong tâm trí, có sự chuyển động về thời gian (Ánh nắng chan hòa chuyển sang hoàng hôn mờ khói). “Hương quan hà xứ thị” vừa là câu hỏi quê hương ở nơi nào, cũng là câu hỏi nơi nào bình yên để sống, xứng đáng để dừng chân.
Câu 3:
- Bố cục bài thơ tuân theo quy định thơ Đường luật. (đề, ,thực, luận, kết)
- Nội dung chính bài thơ chia làm 2 phần chính.
4 câu đầu: Nguồn gốc, tên gọi, định vị lầu Hoàng Hạc (Phương diện thời gian). Có sự đối lập: Quá khứ – hiện tại, xưa – nay, còn – mất, thực – hư, đối thanh.
4 câu cuối: Định vị địa danh bằng không gian, miêu tả cảnh thiên nhiên, thể hiện tâm trạng. Phần này có sự đối lập không gian thực với không gian tâm tưởng.
- Vần trong bài thơ: Lâu – du – thụ – châu – sầu.
- Nhịp 4/3 và phép đối với 2 câu thực, 2 câu luận.
Câu 4:
- Điển cố Hạc vàng trong truyền thuyết của Phí Văn Phi kết hợp cùng những hình ảnh: Hán Dương, Anh Vũ, hoàng hôn và khói sóng
-> thể hiện nỗi nhớ quê hương khiến tâm trạng buồn và cảm thấy cô đơn hơn.
- Qua đó, tác giả gửi gắm bức tranh thiên nhiên đẹp, nỗi lòng nhớ thương với những cảnh vật này.
-> đã tạo nên sự ấn tượng cho tác phẩm, khơi gợi được sự đồng cảm từ người đọc.
Câu 5:
- Tác phẩm được viết theo phong cách cổ điển.
- Thể hiện những điểm nổi bật của phong cách cổ điển gồm:
Tính khuôn mẫu, chuẩn mực tư tưởng: Đạo lý, lý tưởng sống,…
Tính nghệ thuật: Tuân thủ quy định về thể loại, ngôn từ cao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, nhiều điển tích, điển cố,…
PHÂN TÍCH
4 CÂU ĐẦU
- Câu thơ đầu tiên là một câu thơ phá luật.
- Chữ thứ 2 lẽ ra phải thanh trắc thì ở đây lại thanh bằng.
- Chữ thứ 8 lẽ ra phải vần với chữ thứ 8 các câu 4, 6, 8 và có thanh bằng thì ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc.
→ Tất cả những điều đó đã làm cho câu thơ mang nhịp điệu man mác và diễn tả nối bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước thực tại: người tiên và hạc vàng còn đâu nữa
- Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi để nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc mà thôi.
→ Sự hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc trong tâm hồn nhà thơ.
- Câu thứ 3 Có đến 6 thanh trắc.
- Diễn tả sự thật tàn nhẫn, sự bừng tỉnh đến bàng hoàng nhận ra, và nhân vật trữ tình lại càng thấm thía nỗi mất mác.
- Câu thứ 4 có 5 thanh bằng
- Ba chữ cuối không du du: diễn tả đám mây trắng nhẹ nhàng trong không trung, một đám mây đã trở thành vĩnh hằng, ngàn năm bay mãi, vô tận, muôn đời.
→ Bầu trời nhuốm màu tâm trạng của thi nhân, và phải chăng trong cái hiện hữu của đời người hẳn đã chứa bao cái muôn đời của muôn người.
4 CÂU SAU
Cảnh sắc:
- Hàng cây Hán Dương
- Dòng sông tạnh
- Cỏ thơm
- Bãi Anh Vũ.
→ Cảnh đẹp, tươi tắn, bình dị nhưng lại vắng lặng, yên tĩnh như một bức tranh tĩnh vật. Một nỗi niềm u buồn phảng phất đâu đây.
- Màu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói đau, kéo trở về với lòng mình và chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương.
- Hình ảnh thơ khói sóng làm người đọc bâng khuâng hiểu, đó là sóng trên sông hay là sóng lòng, là nỗi niềm tâm can của nhân vật trữ tình. → Một nỗi buồn xa xứ, một nỗi nhớ quê.
- Từ sầu kết thúc bài thơ và cũng là từ thể hiện trực tiếp tâm trạng nhân vật trữ tình. Câu thơ dường như bất tận, bài thơ dường như ngân vang mãi bằng âm điệu gợi lên từ từ "sầu".
⇒ Một nỗi buồn dày đặc, miên man mãi đến vô cùng, vô tận