Trong chủ đề Chất và sự biến đổi của chất, bài Oxygen và không khí, (CT KHTN lớp 6, trang 23)
GV hướng dẫn HS xây dựng dự án về "Bảo vệ môi trường không khí tại địa phương". GV tổ chức chuyến tham quan tại địa phương, từ kiến thức đã được học HS quan sát và trình bày sự ô nhiễm không khí, cụ thể như: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm hiện nay ở địa phương, ảnh hưởng của ô nhiễm đến cuộc sống của người dân,.. Từ đó HS vận dụng được hiểu biết về sự ô nhiễm và ảnh hưởng của sự ô nhiễm đến đời sống và sức khỏe để đề xuất các giải pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí; bảo vệ được bầu không khí trong lành, ít ô nhiễm ở địa phương.
.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm kiếm thông tin về ô nhiễm không khí, hỏi thăm, điều tra người dân địa phương về tình hình ô nhiễm
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lập thành từng nhóm hợp tác cùng nhau quan sát, tìm hiểu thông tin từ người dân địa phương, thu thập và xử lý các số liệu
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các giải pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ được bầu không khí trong lành, ít ô nhiễm ở địa phương
.
Năng lực chuyên môn
Năng lực tính toán: Thống kê, xử lý số liệu,...
Năng lực tin học: Sử dụng các phần mềm tính toán, PowerPoint, Word để thiết kế và trình bày dự án
Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Trình bày sự ô nhiễm không khí bao gồm: Các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
.
Phẩm chất:
Nhân ái: Học hỏi, giúp đỡ mọi người
Yêu nước: Yêu quê hương, địa phương đang ở
Trung thực: Khi thu thập số liệu, trình bày, báo cáo, xử lý số liệu,...
Trách nhiệm: Khi làm việc nhóm, khi điều tra,...
Chăm chỉ: Chủ động đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin trên internet