Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non ở các giai đoạn,…
Đặc điểm phát triển
ngôn ngữ của trẻ
mầm non ở các giai đoạn
Những nhược điểm về ngôn ngữ ở trẻ mầm non có thể được phân loại theo các nhóm cơ bản sau:
Nhược điểm về Nghe
Khó khăn trong việc nhận diện âm thanh:
Không phản ứng đúng mức với âm thanh hoặc giọng nói xung quanh.
Trẻ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các âm thanh khác nhau.
Khả năng lắng nghe yếu:
Trẻ không tập trung khi nghe người khác nói.
Khó khăn trong việc giữ chú ý và hiểu thông tin từ người khác.
Nhược điểm về Nói
Khả năng phát âm không rõ ràng
Âm thanh của trẻ không dễ hiểu hoặc khó nhận diện.
Trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm các âm thanh hoặc từ ngữ đúng cách.
Từ vựng hạn chế
Trẻ sử dụng từ ngữ hạn chế và không đủ phong phú để diễn đạt ý tưởng.
Khó khăn trong việc học và sử dụng từ mới.
Câu nói ngắn gọn, không đầy đủ:
Trẻ thường chỉ sử dụng câu ngắn, đơn giản và không có cấu trúc câu đầy đủ.
Thiếu khả năng xây dựng câu dài hoặc phức tạp.
Nhược điểm về Đọc
Khả năng nhận diện chữ cái yếu
Trẻ chưa nhận diện được chữ cái hoặc các ký tự cơ bản.
Khó khăn trong việc phân biệt giữa các chữ cái hoặc từ
Khả năng hiểu và giải thích văn bản
Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung của câu chuyện hoặc thông tin đơn giản.
Khó khăn trong việc giải thích ý nghĩa của hình ảnh hoặc văn bản
Nhược điểm về Viết
Khả năng cầm bút và viết yếu
Trẻ gặp khó khăn trong việc cầm bút hoặc tạo hình chữ cái cơ bản.
Viết không đều, khó đọc hoặc không theo đúng quy cách
Khó khăn trong việc tổ chức ý tưởng
Trẻ gặp khó khăn trong việc sắp xếp ý tưởng hoặc tạo cấu trúc văn bản.
Khó khăn trong việc viết một câu chuyện hoặc đoạn văn có ý nghĩa.
Nhược điểm về Phát triển Ngôn ngữ Tổng quát
Chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.
Khó khăn trong việc đạt được các cột mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng
Khả năng giao tiếp bị hạn chế:
Trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ hoặc nhu cầu của mình
Khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả với người khác
Sơ sinh:
(0 – 2 tháng tuổi)
Kỹ năng nghe
Trẻ đặc biệt chú ý đến giọng nói của mẹ và những người thân quen, do trẻ đã nghe được giọng nói của họ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ có thể phản ứng với âm thanh lớn bằng cách giật mình hoặc thay đổi nét mặt.
Trẻ có thể nghe và phân biệt các âm thanh khác nhau.
Ví dụ:
Trẻ cũng có thể ngừng khóc khi nghe giọng nói êm ái hoặc âm thanh quen thuộc, chẳng hạn như tiếng hát ru hoặc âm nhạc nhẹ nhàng.
Kỹ Năng Nói
Trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh đầu tiên như “grừ grừ” hoặc tiếng khóc.
Trẻ khóc là cách chính mà trẻ giao tiếp với người lớn để biểu lộ các nhu cầu như đói, mệt mỏi, hoặc khó chịu.
Ví dụ:
Trẻ 2 tháng tuổi có thể khóc để báo hiệu rằng trẻ đói hoặc cần thay tã. Khi cảm thấy hài lòng và thoải mái, trẻ có thể phát ra âm thanh như "grừ grừ".
Kỹ Năng Đọc
Trẻ sơ sinh 0-2 tháng có thể nhìn vào khuôn mặt người chăm sóc để có thể bắt đầu nhận diện và phản ứng với các biểu cảm trên khuôn mặt của người chăm sóc.
Trẻ chưa hiểu ngôn ngữ viết, nhưng việc xem các sách vải, sách tranh đơn giản có thể giúp trẻ phát triển khả năng chú ý và nhận biết hình ảnh.
Ví dụ:
Khi cho trẻ xem các tranh ảnh có hình ảnh lớn, rõ nét với màu sắc tương phản (đen-trắng), trẻ có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh trong vài giây, thậm chí tập trung lâu hơn khi người lớn tương tác cùng với trẻ.
Kỹ Năng Viết
Ví dụ:
Trẻ 2 tháng tuổi có thể cầm nắm các vật thể đơn giản (như ngón tay người lớn) một cách vô thức. Đây là dấu hiệu ban đầu của sự phát triển khả năng vận động tinh, nền tảng cho việc cầm bút và học viết sau này.
Trẻ có thể thực hiện các cử động tay chân (như nắm tay của người lớn) không kiểm soát, dần dần trẻ sẽ học cách kiểm soát tay và ngón tay hơn.
Các lỗi thường gặp
Kỹ năng Nghe
Khả năng Phản ứng với Âm thanh:
Trẻ không phản ứng hoặc phản ứng chậm với các âm thanh xung quanh
Nhận diện âm thanh:
Trẻ không phân biệt được âm thanh của giọng nói so với các âm thanh khác.
Kỹ năng Nói
Phát triển Giọng nói:
Trẻ chưa phát ra các âm thanh hoặc chưa phát ra âm thanh một cách rõ ràng.
Kỹ năng Giao tiếp xã hội:
Trẻ không biểu lộ sự quan tâm đến giao tiếp bằng mắt hoặc phản ứng với giọng nói của người khác.
Kỹ năng Đọc
Nhận diện Hình ảnh và Đối tượng:
Trẻ chưa bắt đầu nhận diện các hình ảnh đơn giản hoặc đối tượng xung quanh. Trẻ chưa có khả năng nhìn rõ và phân biệt các hình ảnh.
Khả năng Nhìn tập trung:
Trẻ không thể nhìn tập trung vào các hình ảnh hoặc đối tượng trong thời gian ngắn.
Kỹ năng Viết
Kỹ năng Cầm Nắm:
Trẻ chưa phát triển khả năng cầm nắm đồ vật một cách chính xác
Khả năng Điều khiển Cử động Tay:
Trẻ không có khả năng điều khiển các cử động tay một cách chính xác.
Hài nhi (2-12 tháng tuổi)
Kỹ Năng Nghe
Trẻ bắt đầu nhận diện và phản ứng với âm thanh quen thuộc như giọng nói của cha mẹ, tiếng gọi tên, hoặc tiếng nhạc.
Trẻ có thể quay đầu hoặc chú ý khi nghe âm thanh mới hoặc bất thường.
Đến 10 tháng tuổi, trẻ có thể nhận diện các từ đơn giản và hiểu được ý nghĩa cơ bản của những từ này qua ngữ điệu và ngữ cảnh. VD: ba, mẹ ,ông,bà, tạm biệt….
Ví dụ:
2-4 tháng: Trẻ quay đầu hoặc biểu lộ sự quan tâm khi nghe thấy giọng nói của mẹ hoặc những âm thanh quen thuộc.
Kỹ Năng Nói
Trẻ từ 3-6 tháng tuổi bắt đầu phát âm bập bẹ những âm thanh ngắn như “ma ma” và “da da”
Ở trẻ 3-6 tháng tuổi vẫn khóc để thể hiện nhu cầu như đói, mệt mỏi, khó chịu,…nhưng dễ nín hơn.
Trẻ 6-12 tháng tuổi bắt đầu nối các nguyên âm và phụ âm với nhau thành những âm thanh được nhắc đi nhắc lại đơn giản như “ma ma ma ma ma” hoặc “da da da da da.”
Trẻ thích lặp lại âm thanh hoặc từ mà chúng nghe được, điều này giúp trẻ học cách phát âm.
Đến 10 tháng tuổi, trẻ đã hiểu được khoảng 15 từ. VD: ba, mẹ ,ông,bà, tạm biệt….
Ví dụ:
10-12 tháng: Trẻ có thể nói từ đơn giản rõ ràng hơn và bắt đầu kết hợp hai từ với nhau như “mama bế” hoặc “ba đi.”
Kỹ Năng Đọc
Trẻ đọc sách thông qua hình ảnh ,trẻ có thể chỉ vào hình ảnh hoặc lật trang sách.
Trẻ thích theo dõi ngón tay của người lớn khi chỉ vào hình ảnh. Và trẻ có hứng thú với các câu chuyện ngắn.
Trẻ có thể nhận diện và chỉ vào các hình ảnh quen thuộc trong sách như cây cối, con vật, ngôi nhà,..
Ví dụ:
6-8 tháng: Trẻ có thể lật trang sách và tỏ ra hào hứng với các hình ảnh màu sắc.
Kỹ Năng Viết
Trẻ bắt đầu cầm bút (bút màu, bút chì) và thử nghiệm với việc vẽ hoặc chấm.
Trẻ có hứng thú với việc tạo ra các dấu vết ngẫu nhiên trên giấy hoặc các bề mặt khác nhau bằng cách di chuyển tay cầm bút.
Ví dụ cụ thể:
8-10 tháng: Trẻ có thể cầm bút chì hoặc bút màu và tạo ra những dấu vết đơn giản như: nguệch ngoặc trên giấy.
Các Lỗi Thường Gặp
Kỹ Năng Nghe
Không phản ứng với âm thanh:
Trẻ không quay đầu hay biểu lộ sự quan tâm khi có âm thanh hoặc giọng nói từ người lớn.
Nhầm lẫn âm thanh:
Trẻ gặp khó khăn trong việc phân biệt các âm thanh khác nhau.
Kỹ Năng Nói
Chậm phát âm từ:
Trẻ không bắt đầu phát âm từ đơn giản như "ma-ma" hay "da-da" vào đúng thời điểm phát triển của độ tuổi
Phát âm không rõ ràng:
Trẻ phát âm thanh nhưng không thể phát âm rõ ràng hoặc đúng cách
Kỹ Năng Đọc
Thiếu quan tâm đến sách:
Trẻ không tỏ ra hào hứng khi xem sách, tranh ảnh hoặc lật trang sách.
Không nhận diện hình ảnh
: Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận diện và chỉ vào các hình ảnh quen thuộc.
Kỹ Năng Viết
Cầm bút không đúng cách:
Trẻ không cầm bút đúng cách hoặc gặp khó khăn khi cố gắng viết hoặc vẽ.
Ấu nhi (12 tháng đến 36 tháng)
Kỹ năng nghe
Trẻ có khả năng lắng nghe và hiểu các câu đơn giản. Trẻ có thể nhận ra các âm thanh quen thuộc và phản ứng với chúng.
Ví dụ:
Trẻ có thể quay đầu lại khi nghe thấy người khác gọi tên mình hoặc khi nghe nhạc vui. Trẻ cũng thường dừng lại để lắng nghe khi có âm thanh mới.
Kỹ năng nói
Tháng 12
Xuất hiện những âm bập bẹ có nghĩa đầu tiên. Các kiểu câu đơn giản gồm 2-3 từ => khả năng giao tiếp của trẻ tăng lên.
Ví dụ
: bi bi (đi vệ sinh nhẹ)
Các từ được sử dụng thường nhiều nghĩa hơn tùy thuộc vào ngữ điệu mà trẻ sử dụng khi nói.
Ví dụ
: bi bi có nghĩa là con muốn đi VS nhẹ, con đi VSN xong rồi, …
Tháng 15
Trẻ có khoảng 10 từ.
Ví dụ
: Từ 12-18 tháng, trẻ có thể nói khoảng 5-10 từ như "mama," "baba," "bóng."
18-24 tháng
2 từ được nối vs nhau.
Vd
: măm măm, đi đi, …
Những bài đối thoại ngắn xuất hiện.
Vốn từ vựng tăng lên, trẻ học 10-30 từ/ tháng.
Xâu chuỗi hai từ lại với nhau, tạo thành những câu cơ bản như "Hãy bế con".
2 tuổi
Đa số các trẻ có khoảng 200 từ và hát những giai điệu đơn giản.
2-3 tuổi
Bắt đầu biết dùng phủ định.
Vd
: Không có quả bóng nào, hết quả bóng rồi, ...
Bắt đầu quen với các đại từ, chẳng hạn như "tôi"và "bạn".
Sử dụng các từ số nhiều.
Vd:
2 cục kẹo, 2 chiếc xe, …
Kỹ năng đọc
Mặc dù trẻ chưa biết đọc, nhưng rất thích nghe kể chuyện và xem sách có hình ảnh sinh động. Trẻ có thể nhận biết một số hình ảnh và biểu tượng.
Vd:
Trẻ có thể chỉ vào hình ảnh trong sách và nói tên đồ vật (như "cá," "xe"). Khi nghe kể chuyện, trẻ có thể lặp lại từ hoặc câu ngắn. Còn khi ba mẹ đọc thơ thì trẻ nói vuốt được từ cuối của mỗi câu thơ.
Kỹ năng viết
Trẻ chưa viết được chữ, nhưng có thể cầm bút và tạo ra những nét nguệch ngoạc => phát triển khả năng vận động tinh.
Vd:
Trẻ có thể vẽ những hình tròn hoặc những đường thẳng đơn giản bằng bút màu, hoặc tô màu vào những bức tranh đã có sẵn.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
Kỹ năng nghe
Không phản ứng với âm thanh hoặc tiếng gọi.
Khó phân biệt âm thanh mới.
Kỹ năng nói
18-24 tháng
Trẻ thường chỉ chú ý đến những từ chính, câu thường sai ngữ pháp.
2-3 tuổi
Trẻ thường mắc các lỗi về cấu tạo từ.
Chậm nói hoặc không phát triển từ vựng.
Nói lắp hoặc khó khăn trong việc phát âm.
Sử dụng từ ngữ không đúng ngữ cảnh.
Kỹ năng đọc
Không hứng thú với sách hoặc không muốn nghe kể chuyện.
Khó nhận biết hình ảnh hoặc ký hiệu.
Kỹ năng viết
Khó khăn trong việc cầm bút hoặc tạo ra nét vẽ.
Giải thích: Vận động tinh của trẻ có thể chưa phát triển đủ để viết hoặc vẽ một cách chính xác.
Mẫu giáo (3-6 tuổi)
Kỹ năng nghe
Khả năng lắng nghe
:
Tập trung tốt hơn và duy trì sự chú ý
Hiểu biết và tiếp nhận thông tin
:
Hiểu câu hỏi và yêu cầu.
Có khả năng nhận diện và hiểu các thông tin cụ thể
Phản hồi
:
Sử dụng từ ngữ đưa ra phản hồi phù hợp.
Kỹ năng phân tích và so sánh
:
So sánh thông tin từ nhiều nguồn.
Nhận diện được cảm xúc của người khác
Ghi nhớ
:
Ghi nhớ, hồi tưởng, có thể tóm tắt lại câu chuyện
Kỹ năng nói
Phát triển từ vựng:
1500 - 2500 từ, sử dụng từ chỉ đồ vật, cảm xúc, hành động và khái niệm trừu tượng.
Cấu trúc câu:
Sử dụng được câu đơn và câu ghép, bằng cách sử dụng từ nối.
Phát âm:
phát âm rõ ràng
Kỹ năng giao tiếp:
Trẻ thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và tự tin.
Kết hợp lời nói với cử chỉ và nét mặt để truyền đạt ý tưởng và cảm xúc.
Kỹ năng đọc
Nhận biết chữ cái:
Nhận biết, gọi tên, phân biệt được các chữ cái
Đọc hiểu đơn giản:
Đọc bằng hình ảnh
Đọc bằng 1 số từ quen thuộc
Kỹ năng kể lại
:
Trẻ kể lại được nội dung câu chuyện đã nghe
Trẻ kể sáng tạo câu chuyện từ những chi tiết đã có
Kỹ năng viết
Phát triển kỹ năng viết tay
: Trẻ bắt đầu viết được chữ cái
Viết từ và câu đơn giản
Sử dụng từ vựng để diễn đạt cảm xúc
Các lỗi thường gặp
Kỹ năng nghe
Không chú ý
Hiểu sai thông tin
Khó khăn trong việc ghi nhớ
Kỹ năng nói
Phát âm chưa rõ
Sử dụng từ vựng hạn chế
Câu đơn giản
Ngữ pháp sai
Kỹ năng đọc
Khó khăn trong việc nhận diện chữ cái
Đọc không hiểu
Thiếu sự chú ý
Kỹ năng viết
Viết chữ chưa rõ
Khó khăn trong việc sắp xếp ý tưởng
Sử dụng từ vựng hạn chế
Sai sót ngữ pháp và chính tả