Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phân tích các nhân vật trong "Vợ nhặt" - Coggle Diagram
Phân tích các nhân vật trong "Vợ nhặt"
Tràng
Là một người nhân hậu, có lòng tốt, biết chia sẻ với người khác
“Đấy, muốn ăn gì thì ăn"
"Chả hôm đấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã
"Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về..."
Có khát vọng sống, mong muốn được xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
"Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả..."
Sau khi có vợ:
"Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải."
Là người lao động nghèo, vụng về trong giao tiếp và có phần dở hơi, nhưng vui tính, dễ gần, được trẻ con yêu quý.
Tràng sống ở xóm ngụ cư, ngày đi làm trên chợ, chiều muộn mới trở về nhà. Tràng vốn vui tính, hiền lành, hay vui đùa với mấy đứa trẻ con trong xóm.
Vợ nhặt
Là nạn nhân của nạn đói
Bị nạn đói huỷ hoại về ngoại hình:
"Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.*
Bị nạn đói huỷ hoại về nhân cách:
“- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì."
Tuy nghèo đói nhưng vẫn có lòng sự biết ơn với người đã giúp đỡ mình
Khi về nhà Tràng:
Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không?
Cố gắng vớt vát lòng tự trọng:
"Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.”
Sự xấu hổ, tủi nhục trước những ánh mắt của người khác:
"Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình."
Là hiện thân cho những đau khổ và tủi cực của người dân lao động nghèo trước Cách mạng
Cái đói đã đẩy người phụ nữ trở thành "vợ nhặt"
Không có danh tính, tên gọi
Là người khơi lên hy vọng cho gia đình về tương lai tốt đẹp hơn
"Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy"
Bà cụ Tứ
Là người mẹ nghèo khổ
Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng.
Mất chồng, mất con:
Bà nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình.
Hết lòng yêu thương con, lo lắng, đồng cảm với hoàn cảnh của con
Thương xót, đồng cảm với hoàn cảnh của con:
"Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình."
Lòng tự trọng cao, cảm thấy tủi nhục vì để con mình phải khổ:
"mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt..."
Thôi thì
bổn phận bà là mẹ
, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Có sự lạc quan, niềm tin vào tương lai
"- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..."
"Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này"
"- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy."
Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kim Lân
Các nhân vật đều được miêu tả một cách giản dị, mộc mạc, thực tế
Khác với các tác giả cùng thời thường khắc họa những số phận bi kịch, nhà văn Kim Lân lại xây dựng các nhân vật dựa trên nền tảng của sự lạc quan, lòng tự trọng và tình người. Điều này cho thấy, ngay cả trong những hoàn cảnh éo le, bản chất tốt đẹp của con người vẫn luôn tỏa sáng.
Giá trị nhân đạo, "lá lành đùm lá rách"
Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật thông qua việc di chuyển điểm nhìn từ ngoài vào trong