Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918-1930 - Coggle Diagram
Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918-1930
Hoàn Cảnh LS
Thế giới
CM tháng 10 Nga thắng lợi năm 1917 đã đưa giai cấp Công Nhân lên nắm chính quyền
Quốc tế Cộng Sản (Quốc tế thứ 3) (1919) ủng hộ và giúp đỡ các dân tộc thuộc địa giành ĐLDT
Đảng CS được hình thành ở một số nước (TQ, Anh, Pháp,...) tạo đk cho quá trình truyền bà CN Marx-Lenin vào VN
Các Khuynh hướng, tư tưởng tiến bộ dc du nhập vào nước ta
Ảnh hưởng từ CN Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở TQ hình thành nên các phong trào theo DCTS
Ảnh hưởng từ CN Mác-Lenin hình thành nên các phong trào yêu nước theo CMVS
Trong nước
Đất nước đang bị TD Pháp xâm lược và chiếm làm thuộc địa
=> GPDT trở thành mục tiêu quan trọng và thiết yếu nhất
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng Phong Kiến, DCTS đã thất bại, đòi hỏi một con đường cứu nước mới
Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và 2 của Pháp làm chuyển biến mạnh mẽ về KT-XH
Nhận xét các PT
DCTS
Tích cực
Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân
Đã gặt hái một số thành công trong việc đòi các quyền lợi về nhiều mặt (Kinh tế, Dân chủ, thương mại,...)
Tiêu cực
Không chú trọng xây dựng uy tín trong quần chúng nhân dân
Chỉ đề ra những mục tiêu trước mắt (Quyền lợi kề kinh tế, quyền dân chủ,...)
Lực lượng Lãnh Đạo non kém, tổ chức thiếu bài bản, thiếu linh hoạt
Thất bại của KN Yên Bái đã chấm dứt vai trò của DCTS với phong trào CM nước ta
CMVS
Tích cực
Các phong trào, tổ chức CS được thành lập nhằm truyền bá CN Mác-Lenin vào nước ta
Là những bước thử nghiệm, tập dượt cho những phong trào đấu tranh sau này
Là tiền đề, cơ sở để xúc tiến tới việc thành lập ĐCS Việt Nam (1930)
Xây dựng những đội ngũ cán bộ CS, hệ thống tổ chức CS => Là LL cốt cán trong công cuộc giành ĐLDT
Tiêu cực
Các tổ chức đảng CS thòi kì này còn hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau
Nguy cơ gây chia rẽ phong trào cách mạng trong nước
Những phong trào chính (1918-1925)
Công Nhân
Mục tiêu
Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, giảm giờ làm
Các phong trào chính
Năm 1920, Công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn lập Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu
Năm 1922, công nhân Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày Chủ Nhật có lương
Năm 1925, phong trào đấu tranh của Công Nhân Ba Son đòi quyền lợi chính trị kết hợp kinh tế
=> Đây là phong trào công nhân tiêu biểu nhất, đánh dấu bước tiến mới từ tự phát sang tự giác
Tiểu Tư Sản
Mục tiêu
Đòi các quyền tự do dân chủ, cổ vũ tinh thần yêu nước
Các Phong trào chính
Thành lập các các nhà xuất bản tiến bộ, như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã...;
Ra báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, như: Chuông rè, An Nam trẻ….
Tham gia các phong trào đấu tranh, như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),...
Tư Sản
Mục tiêu
Đòi về các quyền lợi về kinh tế, quyền tự do, dân chủ
Đòi thay đổi một số Chính Sách nhằm tạo đk cho TS Việt Nam sản xuất, kinh doanh
Các phong trào
Phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá" (1919).
Phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923)
Thành lâp Đảng Lập Hiến (1923), dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình
Người Việt yêu nước ở nước ngoài
Chuyển sách báo tiến bộ về nước
Thành lập "Hiệp hội liên hiệp các nước Thuộc địa" (1921) tại Pháp
Thành lập Tâm Tâm Xã (1923) tại TQ
Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
Những phong trào chính (1925-1930)
Tân Việt Cách Mạng Đảng (1928)
Thành phần tham gia
Trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
Chủ trương hoạt động
-Lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái
Thời gian, nơi thành lập
Tháng 7 năm 1928
Huế
Địa bàn hoạt động
Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì
Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927)
Sự ra đời
Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.
Quá trình hoạt động
Đường lối đấu tranh:
Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.
Thời kì sau
Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:
Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.
Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
Phương pháp đấu tranh
Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.
Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.
Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,...
Hoạt động và kết quả
2/1929, tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh => Thực dân Pháp tăng cường rà soát, khủng bố
Trước tình thê nguy hiểm. KN Yên Bái (1930) bùng nổ với khẩu hiệu "Không thành công cũng thành nhân" => KN thất bại
Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (1925)
Quá trình ra đời
-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, liên lạc với tổ chức Tâm Tâm Xã, thành lập Cộng Sản Đoàn (2/1925)
Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Quá trình hoạt động
Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin
Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...
Vai trò
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản năm 1929
Hoàn cảnh
Năm 1929 phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ.
Các tổ chức CS
Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn
Đông Dương Cộng Sản đàng
An Nam Cộng Sản đảng
Ý nghĩa
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau,làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.