Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Thanh toán và tín dụng thương mại quốc tế - Coggle Diagram
Thanh toán và tín dụng thương mại quốc tế
Mở đầu: Tổng quan về thanh toán và tín dụng TMQT
Khái niệm cơ bản
Thanh toán TMQT
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán nghĩa vụ tiền tệ giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước
Quá trình thực hiện các khoản thu và chi đối ngoại giữa các nước để hoàn tất các khoản về XNK hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn, nợ... dưới các hình thức khác nhau
Đặc điểm
Là mắt xích quan trọng trong sợi dây chuyền của quan hệ quốc tế
Có vai trò quan trọng trong giải quyết quyền lợi giữa các quốc gia
Có thể sử dụng như công cụ nhằm mục tiêu chính trị, quân sự
Qua trung gian thanh toán là ngân hàng
Tín dụng TMQT
Là loại hình tín dụng do các hãng, công ty kinh doanh XNK cung cấp lẫn nhau theo các hợp đồng TMQT
Thực chất là hình thức mua bán chịu quốc tế, hay loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa
Đặc điểm
Luôn gắn với mua bán hàng hóa dịch vụ
Sự vận động của tín dụng luôn gắn liền với sự vận động của hàng hóa dịch vụ
Mục tiêu học phần
Hiểu rõ các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế, từ đó có biện pháp thích hợp để đảm bảo hiệu quả cho khâu thanh toán
Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, phương thức thanh toán một cách hiệu quả
Lựa chọn các điều kiện thanh toán thích hợp, đảm bảo cho việc thanh toán thuận tiện và có độ an toàn cao
Biết cách sử dụng các hình thức tín dụng quốc tế, đặc biệt là hình thức tín dụng TMQT trong quá trình buôn bán quốc tế
Chương 1: Tỷ giá hối đoái
I. Tỷ giá hối đoái và chức năng của nó
Ngoại tệ và ngoại hối
Ngoại tệ là tiền tệ của nước ngoài lưu thông trong một nước
Ngoại hối là khái niệm chung để chỉ phương tiện có giá trị được dùng để tiến hành thanh toán giữa các quốc gia gồm:
Ngoại tệ
Vàng, bạc, đá quý... được dùng làm tiền tệ
Phương tiện lưu thông tín dụng (sử dụng trong thanh toán quốc tế) được ghi bằng ngoại tệ: Hối phiếu, kỳ phiếu, séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, thẻ tín dụng, L/C
Phương tiện tín dụng (chứng khoán có giá) được ghi bằng ngoại tệ: Cổ phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công ty, công trái
Vai trò của ngoại tệ trong thành toán quốc tế hiện nay
Khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế ngày càng nhiều dẫn đến lượng tiền sử dụng trong lưu thông ngày càng nhiều. Vàng từng là phương tiện độc tôn song số lượng có hạn nên vàng trở nên không còn phù hợp
Dự trữ vàng làm phương tiện thanh toán không thể sinh lời trong khi dự trữ ngoại tệ có thể sinh lợi
Khi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ rất bất tiện về mặt: chi phí vận chuyển, bảo quản, cân đo...
Sự xuất hiện của các khu vực tiền tệ (GBP, USD, FRF, SUR) sau năm 1930 thúc đẩy việc sử dụng ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái
Thực chất tỷ giá hối đoái là giá của 1 đơn vị tiền tệ nước này đổi bằng 1 đơn vị tiền tệ với nước khác
Hay chính là hệ số chuyển đổi 1 đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác
Cơ sở hình thành
Ngang giá vàng: sử dụng trong chế độ bản vị vàng
So sánh 2 đồng tiền đúc về hàm lượng vàng của đồng tiền đó
Ngang giá sức mua: sử dụng trong chế độ lưu thông tiền giấy
Sức mua 1 mặt hàng nào đó của 2 đồng tiền ở 2 quốc gia
Chức năng
So sánh giá trị giữa các đồng tiền -> so sánh giá cả của các thị trường
Chức năng kích thích
Tỷ giá cao -> khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
Tỷ giá thấp -> khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu
Chức năng phân phối lại
Là tỷ lệ sử dụng để chuyển đổi giữa 2 đồng tiền
Là quan hệ so sánh tỷ lệ 2 giá trị giữa 2 đồng tiền của 2 nước với nhau
II. Phương pháp yết giá
Ký hiệu đồng tiền theo ISO
Nguyên tắc:
Phải viết bằng chữ in hoa
Phải gồm 3 ký tự, 2 ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền
Phương pháp yết giá
Phương pháp yết trực tiếp: Biểu thị giá trị 1 đồng ngoại tệ = 1 số đơn vị nội tệ
VD: ở VN 1USD = 23000VND, 1GBP = 34200VND
Phương pháp yết gián tiếp: Biểu thị giá trị của 1 đồng nội tệ = 1 số đơn vị ngoại tệ
VD: ở VN1VND = 1/23000USD
Yết giá của ngân hàng
USD/SGD=1.6980/95
Đồng tiền yết giá (đồng đứng trước): đồng tiền thể hiện giá trị của nó thông qua 1 đồng tiền khác
Đồng định giá (đồng đứng sau): đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền khác
Đối với ngân hàng: yết cùng lúc cả tỷ giá mua và tỷ giá bán
Đứng trước là tỷ giá ngân hàng mua vào (Bid rate)
Đứng sau là tỷ giá ngân hàng bán ra (Ask rate)
Tỷ giá thường lấy đến chữ số thập phân thứ tư (trừ một số đồng tiền lấy 2 chữ số như JPY, CNY hoặc không lấy chữ số thập phân như VND). 2 chữ số thập phân đầu gọi là "số", 2 chữ số thập phân sau gọi là "điểm"
Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua (bid rate), tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán (ask rate). Để đơn giản, tỷ giá bán chỉ niêm yết phần số và điểm khác với tỷ giá mua
Tỷ giá bán cao hơn tỷ giá mua, chênh lệch tỷ giá là thu nhập của nhà kinh doanh tiền tệ
Chiều giao dịch của khách luôn ngược lại với ngân hàng
Quy ước cách đọc:
Đọc cả tỷ giá mua và bán
Có thể đọc nước có đồng tiền đó để đại diện
Phần điểm nếu chẵn có thể sử dụng phân số
Tỷ giá chéo
Tỷ giá giữa 2 đồng tiền cùng được yết gián tiếp
Tỷ giá giữa 2 đồng tiền cùng được yết trực tiếp
Tỷ giá giữa 2 đồng tiền trong đó 1 đồng được yết trực tiếp, 1 đồng được yết gián tiếp
III. Phân loại tỷ giá
Tỷ giá điện hối
Tỷ giá thư hối
Tỷ giá chính thức
Tỷ giá tự do: Tỷ giá hình thành trên thị trường ngoại hối tự do, do quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường quyết định
Tỷ giá thả nổi: Tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý giá này
Tỷ giá cố định: Tỷ giá được giữa cố định, không biến động quá 1 phạm vi I% nào đó
Tỷ giá séc: tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ (thấp hơn tỷ giá điện hối) được tính bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi có trị giá tờ Séc phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển séc từ nước ngày sang nước khác
Tỷ giá hối phiếu trả ngay: Tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả ngay bằng ngoại tệ, được tính bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh theo số ngày kể từ khi bán HP đến khi HP được trả tiền
Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: bằng tỷ giá điện hối trừ đi số lãi phát sinh từ khi bán hối phiếu đến khi hối phiếu được trả tiền. Thời hạn này gồm thời hạn của hối phiếu + thời hạn chuyển hối phiếu (Lãi suất thường được tính theo lãi suất đồng tiền ghi trên hối phiếu)
Tỷ giá mở cửa/đóng cửa: Tỷ giá của hợp đồng ký kết đầu tiên và cuối cùng trong ngày giao dịch. Tỷ giá đóng cửa có thể là tỷ giá mở cửa của ngày giao dịch tiếp theo
Tỷ giá giao ngay: Tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc
Tỷ giá có kỳ hạn: tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định được ghi trong hợp đồng giao dịch
Tỷ giá mua và tỷ giá bán - Bid and Ask
IV. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái
Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
Chính trị: chiến tranh, xung đột, bất ổn khu vực và quốc gia
Kinh tế: tăng trưởng/suy thoái, GDP...
Xã hội: Tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân cư...
Tự nhiên: Thiên tai, khí hậu...
Chính sách của chính phủ: chính sách tiền tệ, tài chính, quản lý ngoại hối
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
Mức chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia
Trong điều kiện cạnh tranh, mức lạm phát của 2 nước khác nhau -> Giá cả hàng hóa ở 2 nước có sự biến động khác nhau -> ngang giá sức mua của 2 đồng tiền bị phá vỡ, hình thành ngang giá mới -> thay đổi TGHD
Tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát giữa 2 nước. Mức chênh lệch lạm phát càng cao thì mức thay đổi tỷ giá hối đoái càng lớn
EUR=xUSD + xUSD(Ia-Ie)/(1+Ie)
Nếu mức lạm phát ở EU nhỏ thì có thể coi 1+Ie ~ 1
=> Tỷ giá sau lạm phát: EUR=xUSD +xUSD(Ia-Ie)
Quan hệ cung cầu ngoại hối
Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu
Tình hình cán cân thanh toán quốc tế
BOP thặng dư (bội thu): nguồn thu > nguồn chi -> S ngoại hối > D ngoại hối => Tỷ giá giảm
BOP thâm hụt (bội chi): nguồn thu < nguồn chi -> S ngoại hối < D ngoại hối => Tỷ giá tăng
Thu nhập thực tế (mức độ tăng GNP thực tế)
Những nhu cầu ngoại hối bất thường do thiên tai, chiến tranh...
Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Lãi suất ngắn hạn cao (cao hơn nước khác) -> thu hút vốn ngắn hạn chảy vào (nhằm thu phần chênh lệch do lãi suất tạo ra)
=> Cung ngoại hối tăng
Lãi suất cao => Cầu ngoại hối giảm => Cầu ngoại hối giảm
-> TGHD giảm
V. Các biện pháp điều chỉnh TGHD
Chính sách lãi suất chết khấu
Khi S ngoại tệ < D ngoại tệ -> TGHD tăng (nếu cao quá sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước) => nhà nước (qua NHTW) ban hành chính sách
Nâng lãi suất chiết khấu
Tác động:
Tăng lãi suất cho vay
Tăng lãi suất đi vay
Đối với nền kinh tế trong nước:
LS cho vay tăng -> DN hạn chế vay -> Cầu ngoại hối giảm
LS tiền gửi tăng -> Dân cư giảm mua ngoại hối, chuyển sang gửi tiết kiệm -> Giảm cầu ngoại hối
Đối với kinh tế ngoài nước
Thu hút vốn đầu tư -> Ngoại hối vào (cung ngoại hối tăng)
Thu hút vốn tiền gửi (vốn ngắn hạn) -> ngoại hối vào (cung ngoại hối tăng)
=> Tỷ giá hối đoái giảm xuống
Thuận lợi:
Đơn giảm, ít tốn kém
Hạn chế:
Tính khả thi không cao
Do:
LS mang tính cạnh tranh
LS không vô hạn
LS cao => trì trệ sx-kd -> gây hậu quả xấu cho nền kinh tế trong dài hạn
Tác động xấu lên CCTT
Thu nhập của dân cư là có hạn
Chính sách hối đoái
Là biện pháp trực tiếp tác động vào TGHD -> chính sách hoạt động công khai trên thị trường
NHTW trực tiếp mua/bán ngoại hối để điều chỉnh TGHD nhằm kéo TGHD lên/hạ xuống
Để thực hiện c/s hối đoái thì các nước (NHTW) phải có dự trữ ngoại hối đủ lớn
Lập quỹ bình ổn hối đoái
Là hình thức biến tướng của c/s hối đoái
Mục đích: chủ động tạo ra lượng dữ trữ ngoại hối cần thiết để kịp thời ứng phó thông qua c/s hối đoái
Sử dụng quỹ vàng
Phá giá tiền tệ: Là việc đánh tụt sức mua tiên tệ của nước mình so với ngoại tệ hay nâng cao chính thức TGHD của 1 đơn vị ngoại tệ
Tác dụng:
Khuyến khích XK hàng hóa, hạn chế NK hàng hóa
=> cải thiện cán cân TTQT
Khuyến khích NK vốn, kiều hối và hạn chế XK vốn ra bên ngoài
=> cung ngoại hối tăng, cầu ngoại hối giảm
Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài
=> Cung ngoại hối tăng, cầu ngoại hối giảm => quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng
Nâng giá tiền tệ: Nâng cao chính thức giá trị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay hạ thấp TGHD của 1 đơn vị ngoại tệ so với nội tệ
Tác dụng
Nâng giá tiền tệ khuyến khích NK, hạn chế XK, hạn chế NK vốn, khuyến khích XK vốn...
=> Cầu ngoại hối tăng, cung ngoại hối giảm
Ngăn không cho đồng tiền mất giá xâm nhập thị trường
Mang màu sắc chính trị
Bán phá giá hối đoái (Dumping)
Trường hợp 1 nước có đồng tiền sụt giá đối ngoại cao hơn sụt giá đối nội bán phá giá hàng hóa của mình ra thị trường nước ngoài để thu lợi nhuận ngoại ngạch
Là sự kết hợp giữa phá giá tiền tệ và phá giá hàng hóa trên thị trường nước ngoài
VD: Hàng A bán ở
TQ: 10 CNY (~1,1USD)
VN: 8CNY ~ 16000 VND -> 1,3 USD
Phá giá hàng hóa tại thị trường VN => Tăng khả năng cạnh tranh
Thuận lợi: ý đồ chủ quan, 1 mũi tên trúng 2 đích
Cạnh tranh TM => tiêu thụ được hàng hóa
Thu ngoại tệ về => cân đối, bình ổn TGHD
Hạn chế: Dumping chỉ có thời cơ, rất khó thực hiện
Nước bị dumping phá giá đồng tiền của họ
Nước bị dumping tự phá giá hàng hóa
Nước bị Dumping thực hiện chính sách quản chế ngoại hối, bảo hộ mậu dịch
Muốn Dumping phải có tiềm năng hàng hóa và tiềm năng thị trường
VI. Ảbitrage
Ứng dụng
Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế
I. Hối phiếu
Luật điều chỉnh hối phiếu
Luật thống nhất về hối phiếu (ULB) => Sử dụng ULB 1930
Luật hối phiếu của Anh (BEA-1882)
Luật thương mại thống nhất của Mỹ (UCC 1962)
Văn kiện số A/CN 9/211
Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam 1999
Luật công cụ chuyển nhượng 2005
Hối phiếu là 1 tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiên jdo 1 người ký phát hành cho 1 người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến 1 ngày cụ thể nhất định hoặc đến 1 ngày có thể xác định trong tương lai phải trả 1 số tiền nhất định cho 1 người nào đó hoặc theo mệnh lệnh người này trả cho 1 người khác hoặc trả cho người cầm phiếu
Đối tượng liên quan đến hối phiếu
Người ký phát hối phiếu (drawer)
Người trả tiền hối phiếu (drawee)
Người hưởng lợi hối phiếu (Benificiars)
Người chuyển nhượng hối phiếu
Người được chuyển nhượng hối phiếu
Người cầm hối phiếu
Người chấp nhận hối phiếu
Người bảo lãnh hối phiếu
Đặc điểm của hối phiếu
Tính trừu tượng:
Trên hối phiếu không ghi ND quan hệ tín dụng (nguyên nhân lập phiếu) mà chỉ ghi rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền
Tính bắt buộc trả tiền:
Người trả tiền HP phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên HP mà không được viện bất cứ lý do riêng nào để từ chối trả tiền (trừ hối phiếu trái quy định)
Tính lưu thông:
Hối phiếu có thể chuyển nhượng 1 hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó
Lập hối phiếu
Yêu cầu về hình thức
Hối phiếu phải được lập thành văn bản
Viết tay hoặc điền vào mẫu in sẵn (mực khó phai, không phải mực đỏ)
Ngôn ngữ sử dụng trong hối phiếu phải là một ngôn ngữ thống nhất (Trừ tên riêng và tên địa danh có thể ghi bằng bản ngữ)
Hối phiếu thường được lập thành 2 hay nhiều bản được đánh số thứ tự và có giá trị như nhau
Yêu cầu về nội dung:
Tiêu đề
"HỐI PHIẾU" - "BILL OF EXCHANGE/DRAFT" là tiêu đề của hối phiếu
Phải có tiêu đề mới có giá trị thanh toán
Tiêu đề được viết bằng cỡ chữ to, ở trên cùng và riêng biệt với nội dung của hối phiếu
Ngôn ngữ của tiêu đề phải phù hợp với ngôn ngữ của toàn bộ nội dung hối phiếu
Địa điểm ký phát
Hối phiếu được ký phát ở đâu thì lấy nơi đó làm địa điểm ký phát hối phiếu, đó thường là địa chỉ của người lập phiếu
Nếu hối phiếu không ghi rõ địa điểm ký phát thì có thể coi địa chỉ ghi cạnh tên người ký phát là địa điểm ký phát
Ngày tháng ký phát
Ý nghĩa:
Là mốc để xác định trả tiền của hối phiếu có kỳ hạn
Là mốc để xác định thời hạn tối đa hối phiếu phải xuất trình để thanh toán
Là mốc để xác định năng lực pháp lý của người ký phát khi ký phát hối phiếu
Liên quan đến khả năng thanh toán của hối phiếu
Lưu ý:
Viết ngày tháng theo đúng cách viết ngày tháng của ngôn ngữ sử dụng
Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện trừu tượng
Cần phân biệt hối phiếu là một lệnh để đòi tiền chứ không phải yêu cầu trả tiền
Lệnh đòi tiền của hối phiếu phải là vô điều kiện
Hối phiếu là lệnh đòi tiền vô điều kiện trừu tượng
Số tiền của hối phiếu
Số tiền của hối phiếu là một số tiền nhất định, được ghi rõ ràng, chính xác
Số tiền thường được ghi trên hối phiếu bằng số ở góc trên cùng của hối phiếu (trái hoặc phải) và bằng chữ trong văn bản của hối phiếu
Số tiền được ghi có thể vừa bằng số vừa bằng chữ hoặc hoàn toàn bằng số hay hoàn toàn bằng chữ và về nguyên tắc phải thống nhất với nhau
Lưu ý:
Ghi đầy đủ đơn vị tiền tệ hoặc ký hiệu theo tổ chức quốc tế
Ghi theo đúng ngôn ngữ được sử dụng
Chặn chữ bằng "chẵn", "only"; chặn số bằng đuôi thập phân
Thời hạn trả tiền của hối phiếu
Là ngày mà người hưởng lợi hối phiếu có thể nhân jđược số tiền ghi trên hối phiếu
Có 2 loại:
Thời hạn trả tiền ngay (at sight)
Thời hạn trả tiền sau (A fixed period after sight):
Mốc thời gian tính từ ngày chấp nhân j hối phiếu
Mốc thời gian tính từ ngày ký phát hối phiếu
Một mốc cụ thể trong tương lai
Lưu ý:
Việc ghi kỳ hạn trả tiền một cách mơ hồ, tối nghĩa làm cho các bên khó xác định kỳ hạn sẽ làm hối phiếu vô giá trị
Việc ghi kỳ hạn trả tiền không được gắn với điều kiện
Payable at sight: Thanh toán ngay
Payable on presentation: thanh toán khi xuất trình hối phiếu
Payable on demand: thanh toán khi có yêu cầu
At X days after sight of this…: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm ký phát hối phiếu
At X days after acceptance: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm chấp nhận hối phiếu
At X days after BL date of this…: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm ký vận đơn
At X days after shipment date of this…: thanh toán sau X ngày kể từ thời điểm giao hàng
Địa điểm trả tiền
Địa điểm trả tiền thường được ghi rõ trên tờ phối phiếu
Nếu ghi không rõ hoặc không ghi thì lấy địa chỉ ghi cạnh tên người trả tiền
Người hưởng lợi hối phiếu
Họ và tên người hưởng lợi được ghi đầy đủ, rõ ràng ở mặt trước tờ hối phiếu
Người hưởng lợi hối phiếu trong TMQT thường là người XK hoặc ngân hàng mà người XK chỉ định
Có thể ghi nhiều người cùng hưởng lợi số tiền của hối phiếu hoặc 1 trong số đó được hưởng
Người trả tiền hối phiếu
Là người nhận mệnh lệnh thanh toán, thường là người nhập khẩu hoặc ngân hàng do người nhập khẩu chỉ định
Họ và tên phải được ghi ở mặt trước, góc trái, dưới cùng của tờ hối phiếu, sau chữ "gửi..." hoặc "To..."
Sau chữ "Gửi":
UCP 400: Tên và địa chỉ người NK
UCP 500: Tên và địa chỉ của ngân hàng mở L/C
UCP 600: Tên và địa chỉ của ngân hàng trả tiền L/C
Người ký phát hối phiếu
Tên và địa chỉ của người ký phát phải được ghi ở mặt trước, góc phải, dưới cùng của tờ hối phiếu
Chữ ký của người ký phát phải được ký ở góc phải, dưới cùng của tờ hối phiếu chứ không ký ở chỗ khác
Chữ ký phải ký bằng tay
Việc ký phát hối phiếu có thể ủy quyền cho người khác nhưng phải có thủ tục pháp lý về sự ủy quyền ấy
Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu
Chấp nhận hối phiếu
Thể hiện sự cam kết trả tiền của người trả tiền hối phiếu khi hối phiếu đến hạn thanh toán
Việc ký chấp nhân jđược thực hiện bằng chữ và chữ ký của người trả tiền ở mặt trước, góc trái phía dưới của tờ hối phiếu gồm:
Chữ "chấp nhận" hoặc tương tự "xác nhận", "đồng ý"... (accept, acceptance, accepted...)
Chữ ký và tên họ của người chấp nhận
Ghi thời gian ký chấp nhận - tùy theo trường hợp
Thời hạn ký chấp nhận
Thông thường hối phiếu phải được gửi đến người trả tiền để yêu cầu ký chấp nhân jtruowsc ngày hết hạn xuất trình hối phiếu, có 2 trường hợp:
Nếu 2 bên không quy định rõ thì theo ULB 1930 thời hạn chấp nhân là 12 tháng kể từ ngày ký phát
Nếu quy định rõ trong hợp đồng hoặc trong L/C
Điều kiện chấp nhận:
ULB 1930: Việc chấp nhận là chấp nhận vô điều kiện
Việc chấp nhận làm thay đổi bất cứ nội dung nào của hối phiếu thì tương đương như từ chối chấp nhân nếu người hưởng lợi không đồng ý
Ký hậu hối phiếu (Chuyển nhượng hối phiếu)
Ký hậu là một thủ tục để chuyển nhượng hối phiếu từ người hưởng lợi HP sang cho 1 người khác
Ký hậu được thực hiện bằng cách viết và ký vào mặt sau của tờ hối phiếu theo đúng quy định và trao hối hiếu cho người được chuyển nhượng
Ý nghĩa của hành vi ký hậu:
Thừa nhận quyền hưởng lợi hối phiếu được chuyển cho người khác (ký hậu cũng mang tính chất trừu tượng và vô điều kiện)
Xác nhận trách nhiệm của người ký hậu hối phiếu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi kế tiếp
Hình thức ký hậu
Ký hậu để trắng (Blank Endorsement): hình thức ký hậu không chỉ định người hưởng lợi kế tiếp lầ ai, người ký hậu chỉ ký tê nở mặt sau của hối phiếu (hoặc chỉ ghi "trả cho...")
Ký hậu theo lệnh (order/special endorsement): hình thức ký hâu jchir định ra một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu kế tiếp
Ký hậu hạn chế (restrictive): Hình thức ký hậu chỉ định tên người hưởng lợi kế tiếp và chỉ có người đó mới có quyền nhận tiền của hối phiếu
Ký hậu miễn truy đòi (without recourse endorsement): hình thức ký hậu quy định người ký hậu sẽ không phải chịu trách nhiệm về trả tiền cho hối phiếu sau khi ký hậu
Bảo lãnh hối phiếu
Là sự cam kết của người thứ 3 về khả năng thnah toán hối phiêu scho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền
Người bảo lãnh thường là một ngân hàng lớn, có uy tín
Nghiệp vụ bảo lãnh thường được thực hiện ở mặt trước của hối phiếu bằng chữ (good as aval, aval, guaranteed) và chữ ký của người bảo lãnh
Nếu bảo lãnh được thể hiện ở mặt sau của hối phiếu thì thường ghi "Receipt for aval..." để phân biệt với việc ký hậu
Kháng nghị việc không trả tiền HP
Do người hưởng lợi tiến hành khi HOP đến hạn không được trả tiền
Trình tự kháng nghị:
Người hưởng lợi lập đơn kháng nghị trong 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà hối phiếu được thanh toán
Gửi bản sao đơn kháng nghị cho các bên hữu quan và vào số tố tụng của tòa án
Tòa án xem xét điều hành kiện tụng
Điều 45 (ULB 1930): Người cầm giữ HP phải thông báo cho người ký hậu và người ký phát trong vòng 4 ngày làm việc kế tiếp ngày kháng nghị. Mỗi người ký hậu trong vòng 2 ngày làm việc kế tiếp ngày mà ông ta nhân jđược thông báo, phải thông báo lại cho người ký hậu trước về thông tin mà ông ta nhận được
Nếu không có đơn kháng nghị thì những người được chuyển nhượng sẽ được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu nhưng người ký phát và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị
Quy trình lưu thông
HP trả tiền ngay:
(1) Người XK chuyển hàng cho người NK
(2) Người XK ký phát hối phiếu gửi tới người NK thông qua hệ thống ngân hàng
(3) Sau khi kiểm tra HP, người NK tiến hành trả tiền ngay thông qua hệ thống ngân hàng
HP trả tiền sau:
(1) Người XK giao hàng người NK
(2) Người XK ký phát HP X gửi người NK qua hệ thống NH
(3) Người NK kiểm tra và ký chấp nhận rồi gửi lại HP X' người XK qua hệ thống NH
(4) Người XK xuất trình HP X'' đã đến hạn và thông qua hệ thống NH gửi người NK
(5) Người NK tiến hành trả tiền khi HP đến hạn tới tay
Các loại hối phiếu
Theo thời hạn trả tiền hối phiếu:
Hối phiếu trả tiền ngay
HP có kỳ hạn
THeo chứng từ sử dụng kèm:
HP trơn
HP Kèm chứng từ
Tính chất chuyển nhượng:
Hối phiếu đích danh
Hối phiếu theo lệnh
Hối phiếu vô danh
Theo phương thức thanh toán:
HP theo phương thức nhờ thu
HP theo thanh toán tín dụng chứng từ
Theo người ký phát:
HP TM
HP ngân hàng
II. Séc
Luật điều chỉnh
Luật thống nhất về Séc - ULC 1931
Văn kiện số A/CN 9/212
Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam năm 1999
Nghị định 159/2003/NĐ-CP
Thông tư 05/2004/TT-NHNN
Theo luật thống nhất về Séc - ULC 1931 thì séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của 1 người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình 1 số tiền nhất định để trả cho
người có tên trên Séc hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Séc khác hối phiếu ở chỗ nó ko có điều kiện về thời hạn thanh toán
Người liên quan đến Séc
Người phát hành Séc
Ngân hàng thanh toán séc - ngân hàng của người nhập khẩu
Người hưởng lợi Séc
Người chuyển nhượng Séc
Người được chuyển nhượng Séc
Nội dung cơ bản của Séc
Tiêu đề
Ngày tháng và địa điểm phát hành
Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện
Số tiền của Séc: 1 lần chữ 1 lần số, chặn chữ
Ngân hàng trả tiền và số tài khoản trích trả
Tên và địa chỉ người trả tiền
Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản (nếu có)
Chữ ký người phát hành Séc
Điều kiện thành lập Séc
Người phát hành Séc phải có tiền trong tài khoản gửi tại ngân hàng, số tiền ghi trên séc không vượt quá số dư có trên tài khoản mở ngân hàng
Séc phải được lập thành văn bản và phải có đầy đủ những ghi chú bắt buộc theo luật định
Séc dùng để trả tiền ngay và chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn hiệu lực của nó (thường phụ thuộc vào luật của quốc gia, luật ngân hàng...)
Sự khác biệt cơ bản giữa Séc và Hối phiếu trong TMQT
Mục đích phát hành:
HP: đòi tiền
Séc: trả tiền
Người ký phát:
HP: người bán đòi tiền người mua
Séc: người mua cam kết trả tiền người bán
Sự tham gia của ngân hàng
HP: không bắt buộc
Séc: bắt buộc
Tiền ở ngân hàng
HP: không yêu cầu
Séc: yêu cầu cần có đủ tiền trong tk ngân hàng
Số tờ
HP: thường có 2 hay nhiều
Séc: chỉ có 1 bản
Phương tiện thanh toán/phương tiện tín dụng:
HP: mang tính chất phương tiện tín dụng
Séc: giống như trả tiền ngay
Phân loại Séc
Séc đích danh
Séc vô danh
Séc theo lệnh
Séc gạch chéo: có 2 gạch chéo hoặc dọc song song, bắt buộc trả tiền không theo phương thức tiền mặt
Séc gạch chéo đặc biệt: có thêm tên NH được ghi giữa 2 dấu gạch để nhận tiền chuyển
Séc tiền mặt
Séc chuyển khoản: bắt buộc ghi tên 2 tài khoản nhận và chuyển tiền => khác séc gạch chéo là không thể chuyển nhượng
Séc du lịch
Séc xác nhận
III. Kỳ phiếu
Khái niệm
ND cơ bản
Đặc điểm chính
Phân biệt kỳ phiếu với hối phiếu
Chương 3: Điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng TMQT
I. Điều kiện về tiền tệ thanh toán
Điều kiện về tiền tệ thanh toán đề cập đến sử dụng loại tiền nào để thanh toán và tính toán hợp đồng, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị của đồng tiền có sự biến động
Điều kiện đảm bảo hối đoái
Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả:
2 cách:
Căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá mà thay đổi 1 cách tương ứng
Căn cứ vào tình hình biến động của giá cả hàng hóa đó trên thị trường hay của giá thành sản xuất (toàn bộ hoặc 1 phần giá thanh sản xuất) loại hàng hóa đó
Điều kiên đảm bảo hối đoái bằng vàng
Điều kiện đảm bảo căn cứ vao tiền tệ quốc tế
Điều kiện đảm bảo theo "rổ" tiền tệ:
Giá cả hàng hóa và tổng giá trị hợp đồng được tính bằng 1 đồng tiền nhất định và lựa chọn 1 số đông tiền nào đó tương đối ổn định tạo thành 1 "rổ tiền tệ" đẻ đảm bảo cho đồng tiền của hợp đồng
=> Giá cả hàng hóa và tổng giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch tỷ giá giữa "rổ tiên tệ" và đồng tiền của hợp đồng vào lúc thanh toán so với lúc ký kết hợp đồng
=> đảm bảo bằng 2 cách:
Căn cứ vào mức biến động bình quân của tỷ giá hối đoái "cả rổ tiền tệ"
Căn cứ vào mức biến động tỷ giá hối đoái của rổ với đồng tiền của hơp đồng vào lúc thanh toán so với lúc ký
Điều kiện dảm bảo bằng ngoại hối:
Là điều kiện mà người ta lựa chọn 1 đồng tiền tương đối ổn định, xác dịnh mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán
Áp dụng:
Đối với các đồng tiền của các nước có thị trường hối đoái tự do
Hiệu quả phụ thuộc vào việc lựa chọn đồng tiền đề đảm bảo cho đồng tiền của hợp đồng
Cần thống nhất cách lấy tỷ giá lúc thanh toán: loại nào? Ai công bố? Cong bô ở đâu? Thời điểm? Mức tỷ giá?
Phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế
Căn cứ vào phạm vi sử dụng:
Tiền tệ thế giới
Tiền tệ quốc tế
Tiền tệ quốc gia
Căn cứ vào tính chuyển đổi của tiền tệ:
Tiền tệ tự do chuyển đổi: từng phần và toàn phần
Tiền tệ chuyển nhượng
Tiền tệ clearing:
Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ:
Tiền mặt
Tiền tín dụng
Căn cứ mục đích sử dụng trong thanh toán:
Tiền tệ tính toán
Tiền tệ thanh toán
II. Điều kiện về thời gian thanh toán
Trả tiền trước
Là việc trả tiền được thực hiện trong khoảng thời gian từ sau khi ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đông có hiệu lực đến trước khi giao hàng
2 mốc trả tiền trước QT
Ngay sau ký hợp đồng X ngày:
Mục đích: người mua cấp tín dụng cho người bán
Thời gian trả trước: dài
Số tiền trả trước nhiều, có tính lãi
Trả tiền trước ngày giao hàng 1 thời gian ngắn Y ngày
Mục đích: đảm bảo người mua nhận hàng
Thời gian trả trước ngắn
Số tiền tương ứng bù đắp chi phí vận chuyển
Không tính lãi
Trả tiền ngay
Là việc trả tiền được thực hiện trong khoảng thời gian kể từ lúc người bán chuẩn bị xong hàng hóa để bốc lên phương tiện vận tải cho đến khi hàng đến tay người mua
Các cách quy định
Trả tiền ngay khi giao hàng (COD-cash on delivery)
: hoàn thành nghĩa vụ ngay khi giao hàng tại nơi chỉ định => Nơi giao hàng chỉ định: EXW, FCA, FAS, DAF
Trả tiền ngay sau khi nhân được điện báo của thuyền trường là đã bốc xong lên phương tiện (COB-Cash on board)
: trả tiền cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hang trên phương tiện vận tải => Phổ biến nhất là FOB
Trả tiền ngay khi nhận được bộ chứng từ (D/P - Documentary against payment)
: Sau khi hoàn thành giao hàng thì người bán lập bộ chứng từ hàng hóa và chuyển đến người mua, người mua phải trả tiề ngay sau khi nhận được bộ chứng từ
Bộ chứng từ hàng hóa
:
Hóa đơn thương mại
Vận tải đơn
Chứng từ bảo hiểm
Giấy chứng nhận phẩm chất
Giấy giám định/kiểm nghiệm
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy kê khai đóng gói
Xác nhận thông báo bằng điện đã giao hàng
Lệnh thanh toán: thường là hối phiếu
Trả tiền ngay sau khi nhận được bọ chứng từ hàng hóa vài ngày (D/P X ngày):
Thường áp dụng cho việc thanh toán các mặt hàng phức tạp về quy cách phẩm chất, chủng loại, đơn giá
Người XK thường yêu cầu người NK phải có sự đảm bảo trả tiền dưới hình thức chấp nhận HP, đảm bảo của NH
NH trao chứng từ hàng hóa cho người mua (trừ B/L) để người mua kiểm tra trong vòng 5-7 ngành. Khi người mua trả tiền thì ngân hàng ký hậu B/L cho người mua hưởng
Trả tiền ngay khi nhận được hàng hóa - COR:
Người mua trả tiền ngay cho người bán ngay sau khi nhận được hàng hóa
Nhận hàng có thể:
Tại nước người bán
Nhận hàng tại địa điểm ở nước người mua (sau khi đã được giám định xong)
Nhận hàng trên phương tiện vận tải người mua điều đến
Trả tiền sau
Thực hiện sau khi nhận hàng và 1 thời gian nhất định
Đặc điểm:
Thực chất là người bán cấp tín dụng cho người mua
Thời gian trả sau tùy thuộc thỏa thuận nhưng đây vẫn là hình thức tín dụng ngắn hạn
Số tiền lớn nhưng thường nhỏ hơn tổng gtri hợp đồng
Có lãi
Trả tiền kết hợp
III. Điều kiện về địa điểm thanh toán
IV. Điều kiện về phương tiện thanh toán
Quy định cách thức thanh toán tiền hàng trong TMQT giữa ngươi XK và người NK
Chương 6: Tín dụng TMQT
Tín dụng quốc tế
Tín dụng
Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng 1 lượng giá trị, dưới hình thái hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn
Đặc điểm
Có sự chuyển giao quyền sử dụng 1 lượng giá trị từ người này sang người khác
Sự chuyển giao mang tính tạm thời
Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu thì phải kèm thao 1 lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức (lãi)
Bản chất
Mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay sẽ quyết định bản chất của tín dụng
Trong QH tín dụng thì người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong 1 khoảng tgian nhất định. Người đi vay không có quyền sở hữu số vốn đó nên phải hoàn trả lại theo đúng thời gian
Chức năng (Đọc gtr):
Tập trung và phân phối lại vốn tiên tệ
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Vai trò (Đọc gtr):
Góp phần thúc đẩy lực lượng sx phát triển
Tín dụng quốc tê: Là quan hệ sử dụng vốn và cho vay lẫn nhau giữa các chủ thể nước này với các chủ thể nước khác theo nguyên tắc
hoàn trả, có kỳ hạn và được đền bù
Đặc điểm:
Quyền sở hữu quốc tế không thay đổi
Thay đổi quyền sử dụng vốn
Nguyên tắc hoàn trả vốn lãi
Sự cần thiết của tín dụng quốc tế (đọc gtr)
Nguyên tắc của tín dụng quốc tế
Phải được quản lý tập trung thống nhất để đảm bảo tôn trọng độc lập về chính trị cũng như bảo vệ quyền lợi về kinh té
Phải trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo đúng cam kết thực hiện nghĩa vụ với nước ngoài
Đảm bảo bằng các hình thức:
Đảm bảo bằng hiệp định vay và trả nợ nước ngoài của chính phủ (hay cơ quan được chính phủ ủy quyền)
Đảm bảo bằng bảo lãnh của ngân hàng
Đảm bảo băng tín chấp
Các hình thức tín dụng quốc tế
Căn cứ vào đối tượng của tín dụng:
Tín dụng hàng hóa (tín dụng thương mại)
Tín dụng tiền tệ (tín dụng ngân hàng)
Căn cứ vào chủ thể của tín dụng:
Tín dụng nhà nước (tín dụng của chính phủ)
Tín dụng của doanh nghiệp
Tín dụng tư nhân và tổ chức phi chính phủ
Tín dụng của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế
Căn cứ vào mục đích sử dụng:
TÍn dụng sản xuất kinh doanh
Tín dụng phi sản xuất kinh doanh
Thời hạn tín dụng:
Tín dụng không có thời hạn ấn định trước
Tín dụng thời hạn rất ngắn (cho vay nóng)
Tín dụng ngắn hạn (<1 năm)
Tín dụng trung hạn
Tín dụng dai hạn
khả năng bao tín dụng của chủ nợ:
Tín dụng Factoring: nhận ứng trước và trao quyền đòi nợ cho công ty tài chính bên ngoài
Tín dụng Forfaiting: giống trên nhưng mà không có quyền đòi hoàn lại (đòi nợ không thnafh công thì mất)
Căn cứ vào điều kiện ràng buộc:
Có điều kiện ràng buộc
Không có điều kiện ràng buộc
Căn cứ vào điều kiện đảm bảo:
Có điều kiện đảm bảo
Không có điều kiện
Căn cứ vào loại tiền vay:
Tín dụng bằng nội tệ
Tín dụng bằng ngoại tệ
Căn cứ vào cách thức vay và trả nợ:
Tín dụng cấp 1 lần và hoàn trả 1 lần
Tín dụng cấp và hoàn trả dần đều
Tín dụng cấp và hoàn trả lũy tíến
Tín dụng cấp và hoàn trả giảm dần
Tín dụng TMQT
Là loại tín dụng mà các hãng, các công ty kinh doanh XNK cung cấp lẫn nhau theo các hợp đồng TMQT
Thực chất là hình thức mua bán chịu quốc tế hay loại tín dụng cấp bằng hàng hóa
Đặc điểm:
Trong tín dụng TMQT, việc vay mượn luôn gắn liền với mua bán 1 loại hàng hóa dịch vụ nào đó
Sự vận động của tín dụng luôn gắn liền với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ
Tín dụng TMQT
Tín dụng XK: là tín dụng do người XK cấp cho người NK để đẩy mạnh việc XK hàng hóa và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Người XK chuyển hàng hóa cho người NK, đồng thời cấp tín dụng bằng cách cho trả tiền sau 1 tgian nhất định kể từ khi giao hàng xong
Hình thức tín dụng XK:
Cấp tín dụng bằng mở tài khoản (ghi sổ)
Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu (sử dụng hối phiếu có kỳ hạn)
Cấp tín dụng bằng cách cho phép người NK ký phát kỳ phiếu
Tín dụng NK: Loại tín dụng mà người NK cấp cho người XK để nhập khẩu hàng hóa 1 cách thuận lợi
Người NK ở nước ngoài cấp tín dụng cho người bán ở trong nước để dễ dang luân chuyển hàng hóa
Việc ứng trước tiền có tính chất khác nhau:
Ứng trước cho vay => mang tính chất tín dụng
Ứng trước đặt cọc => không mang
TÍn dụng ngân hàng cấp cho người XK
Huy động các khoản nợ phát sinh:
chiết khấu hối phiếu
Ko = Kn
(1-P
n/360)
Ko: tiền chiết khấu
Kn Tiền trên HP
P: lãi suất của hối phiêu
n: số ngày còn lại của hối phiếu (khi đến thời hạn thu tiền)
Ứng trước bằng ngoại tệ
Chuyển nợ (factoring)
PL: cho vay trọn gói trên cơ sở thế chấp L/C
OD (overdraft): cho vay thấu chi
Tín dụng NH cấp cho người NK
Mở L/C
Chấp nhận/xác nhận hối phiếu
Cho vay thấu chi
Tài trợ nhập khẩu:
Khoản vay NK trơn (CIL - Clean Import loan)
Khoản vay dựa trên hàng nhập khẩu (LAI - Loan Against Import)
Khoản vay dựng trên hàng nhập khẩu (LAI)
Khoản vay dựa trên hàng nhập khẩu có biên nhận tín thác (LAI/TR)
Các loại hình khác:
Fixed loan
Revolving credit
Shipping Guarantee
Tác dụng
Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa quốc tế, kích thích sản xuất phát triển
Tham gia vào điều tiết nhu cầu thừa, thiếu vốn giữa các nhà sản xuất kinh doanh ở các nước khác nhau
Góp phần tiết kiệm tiền mặt thông qua quá trình lưu thông các hối phiếu, kỳ phiếu trong thời gian nó có hiệu lực ha thông qua hình thức mở tài khoản
Hạn chế:
Hạn chế về quy mô tín dụng
Hạn chế về thời hạn cho vay
Hạn chế về phương hướng
Chỉ có thể được hình thành trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau giữa 2 chủ thể mua và bán giữa 2 nước
Một số vấn đề liên quan đến tín dụng TMQT
Thời hạn tín dụng
Thời hạn tín dụng chung: thời hạn được tính từ lúc bắt đầu cấp tín dụng cho đến khi hoàn trả xong khoản tín dụng đó
3 thời kỳ:
Thời kỳ cấp tín dụng
Thời kỳ ưu đãi
Thời kỳ hoàn trả
Thời hạn tín dụng trung bình:
Là khoảng thời gian trung bình mà toàn bộ số tiền vay được sử dụng
Thời hạn tín dụng trung bình được tính bằng tổng thời hạn tín dụng trung bình của từng thời kỳ: cấp tín dụng, ưu đãi, hoàn trả
Thời hạn tín dụng trung bình từng thời kỳ bằng tổng dư nợ bình quân của từng thời kỳ chia cho tổng số tiền vay
=> Là cơ sở để tính số lãi phải thu phải trả
Lãi suất tín dụng
Lợi tức tín dụng: là số tiền lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay sau khi đã sử dụng tiền vay
Lãi suất tín dụng: là tỷ lệ phần trăm giẵ tổng số lợi tức so với tổng số vốn vay trong 1 tgian nhất định
Yếu tố ảnh hưởng (gtrinh)
Các loại lãi suất tín dụng
Theo thời gian:
Lãi suất không kỳ hạn
Lãi suất có kỳ hạn
Theo khía cạnh sử dụng vốn:
Lãi suất đi vay (lãi suất tiền gửi)
Lãi suất cho vay
Theo khía cạnh tính lãi suất:
Lãi suất đơn
Lãi suât kép
Cách tính lãi suất đơn:
F = P*(1+Ni)
F: số tiền phải trả
P: số tiền vay
i: lãi suất
N: thời hạn vay
Cách tính lãi suất ghép:
F = P(1+i)^n
Phí suất tín dụng
Là tỷ lệ phần trăm (tính theo năm) của quan hệ so sánh giữa tổng số chi phí vay và tổng số iền vay thực tê được sử dụng (trong thời hạn tín dụng trung bình)
Phí suất D = Tổng chi phí thực tế bỏ ra cho khoản tín dụng/(Tổng tiền vay thực tế được sử dụng x thời hạn tín dụng TB)