Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "ÔNG ĐỒ" - Coggle Diagram
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "ÔNG ĐỒ"
Tác giả
Sinh năm: 1913
Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.
Họ tên: Vũ Đình Liên
Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
Thể loại + PTBĐ
PTBĐ
Biểu cảm
Biểu hiện: trong các câu thơ xuất hiện các từ ngữ có biểu đạt cảm xúc của người viết đối với đối tượng được đề cập đến và trong nội dung thường có các câu cảm thán
Tác dụng: Diễn tả cảm xúc, biểu cảm của tác giả và những nhân vật mà ông muốn khắc họa trong bài
Miêu tả
Biểu hiện: Tác giả muốn truyền đạt phải có các tính từ, các động từ và các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt để miêu tả Ông đồ già trên phố
Tác dụng: Để cho người đọc có thể hiểu được, hình dung được nhân vật, sự việc hay thời gian mà tác giả muốn đề cập đến trong bài.
Tự sự
Biểu hiện: Tự sự tức là kể chuyện. Ở đây cả bài thơ giống như 1 câu chuyện kể về Ông đồ với mực giấy đỏ. Câu chuyện có không gian: Bên phố đông người, thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở, nhân vật chinh: Ông đồ, mở đầu, kết thúc: Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.
Tác dụng: Làm cho bài thơ thêm rõ ràng, gợi hình cho người đọc
Thể loại
Biểu hiện: Mỗi câu thơ có 5 tiếng được phối vần, nhịp
Tác dụng: Thể thơ 5 chữ ngắn với cách ngắt nhịp linh hoạt giúp tác giả dễ dàng truyền đạt những suy tư của tác phẩm đến người đọc.
Thể thơ 5 chữ
Cách gieo vần
Vần chân
Biểu hiện: (già - qua, đâu - sầu, đấy - giấy, hay - bay).
Tác dụng: Vần chân thường được gieo vào cuối dòng thơ và có tác dụng đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ.
Vần cách
Biểu hiện: (già - qua, đâu - sầu, đấy - giấy, hay - bay) vần cách là vần ko gieo liên tiếp mà thường cách một dòng thơ.
Tác dụng
Tạo sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, tạo âm điệu trầm bổng réo rắt, thể hiện cảm xúc thiết tha của chủ thể trữ tình.
Cách ngắt nhịp
Ngắt nhịp: 2/3, 3/2
Tác dụng: Giúp liên kết các câu thơ, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu tâm tình, thủ thỉ,... góp phần vào việc thể hiện nội dung bài thơ và làm cho câu thơ dễ đi vào lòng người đọc
Giọng điệu
Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi -> toát lên những tâm tư, tình cảm của tác giả trước sự tàn lụi của những ông đồ từng được đề cao và trân quý.
Biện pháp tu từ
Đối lập
Biểu hiện: Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.
Tác dụng: Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.
Câu hỏi tu từ
Biểu hiện: Người thuê viết nay đâu? / Hồn ở đâu bây giờ?
Tác dụng: Thể hiện nỗi nuối tiếc của một thời kì vàng son, đặt ra như 1 lời tự vấn, sự ngậm ngùi xót xa bởi tất cả những gì thời hoàng kim nay chỉ còn lại màu sắc phai nhạt. Đó còn là nỗi niềm tiếc thương của tác giả với những giá trị dân tộc cổ truyền.
So sánh
Biểu hiện: Như phượng múa rồng bay
Tác dụng: Tăng tính tượng hình hơn, sinh động hơn. Giúp người đọc từ đó cũng có thể hiểu rõ hơn về những nét chữ viết viết của ông đồ
Nhân hóa
Biểu hiện: Giấy đỏ buồn, mực sầu
Tác dụng: Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh để làm nổi bật tâm tư, cảm xúc của mình: giấy đỏ, mực nghiên – vốn là những đồ dùng gắn bó thân thiết với ông đồ, mà nay cũng “buồn”, “sầu” trước sự đổi thay của thời thế.
Tín hiệu nghệ thuật:
Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích.
Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi toát lên những tâm tư, tình cảm của tác giả trước tình cảnh đáng thương, sự tàn lụi của lớp người từng được đề cao và trân trọng như ông đồ.
Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa.
Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh để làm nổi bật tâm tư, cảm xúc của mình: giấy đỏ, mực nghiên – vốn là những đồ dùng gắn bó thân thiết với ông đồ, mà nay cũng “buồn”, “sầu” trước sự đổi thay của thời thế.
Lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng, giàu sức gợi: hình ảnh lá vàng rơi trên giấy gợi ra sự tàn tạ, tiêu điều, buồn tủi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về sự lãng quên, sự kết thúc của một kiếp người tàn.
Nội dung
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
Nội dung 1: Hình ảnh ông đồ xưa.
Nội dung 2: Hình ảnh ông đồ nay.
Nội dung 3: Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.
Thông điệp
Bài thơ ông đồ thể hiện sự tiếc thương mà nhà thơ muốn truyền đến với những ông đồ, tình yêu thương và trân quý tác giả dành cho những ông đồ.
Bằng việc sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh trái ngược của ông đồ ở thời kì vàng son và ông đồ khi thất thế. Thể thơ năm chữ đã giúp nhà thơ bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. “Ông đồ” là sự hoài niệm về những giá trị xưa cũ, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Vũ Đình Liên.
Liên hệ
Cùng giai đoạn: Trúng số độc đắc, Những ngày thơ ấu, Vợ nhặt,...
Cùng thông điệp: Cùng thông điệp: Chữ người tử tù , Đổi thi
Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kỳ khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được "tấm tắc ngợi khen" bao nhiêu thì bây giờ đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết.
Cùng thể loại: Thuyền và biển, mùa hoa doi, Hạnh phúc
Cùng tác giả: Luỹ tre xanh, Nhớ Cao Bá Quát, Thuỷ chung
Nhóm: Minh Khánh, Bảo Ngọc