Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT - Coggle Diagram
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT
1. KHÁI NIỆM
Phương pháp
gốc Hi Lạp là Methodos có nghĩa là đường hướng, cách thức nhận thức, là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm đối với việc nghiên cứu các hiện tượng, các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
có ý nghĩa cụ thể tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu và hình thức hoạt động.
Mỗi phương pháp đều có sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, vì ở đó được tổng hợp những tri thức về các hiện tượng và qui luật của hiện thực khách quan , trên cơ sở ấy, con người tìm ra những cách thức học tập, nghiên cứu và cải tạo thế giới khách quan.
Là cách thức đúng đắn để làm công việc nào đó. Nói cách khác, là cách thức đề cập tới hiện thực, cách thức nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thủ pháp
Là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định.
là một khái niệm hẹp hơn “ phương pháp”.
Lưu ý: trong thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy, trong những hoàn cảnh cụ thể, có một số cách thức tiến hành được gọi là phương pháp, một số khác được gọi là thủ pháp.
Phương pháp luận
Là tổng hợp những cách, những phương pháp tìm tòi trong một ngành khoa học nào đó( tức là 1 tập hợp các phương pháp nghiên cứu dùng trong khoa học để tìm ra những kết luận cần thiết thì được gọi là phương pháp luận của khoa học ấy)
Thường mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp.
Là học thuyết về phương pháp khoa học nói chung ( tức là khoa học về phương pháp, về các phương pháp nghiên cứu)
Lưu ý: Sự phân biệt “ phương pháp luận”, “ phương pháp”, “ thủ pháp” là sự phân biệt về cấp độ, về tính khái quát và việc thực hiện cụ thể. Khác biệt nhưng không đối lập. Chúng có liên quan mật thiết và thống nhất trong một hệ thống nhằm giải quyết thỏa đáng những vấn đề đặt ra. Sự phân biệt trên có ý nghĩa quan trọng trong công việc dạy học của mỗi giáo viên.
Phương pháp dạy học
Đó là những cách thức hoạt động của thầy giáo và học sinh để nắm vững từng đơn vị kiến thức, hình thành cho người học những kĩ năng kĩ xảo nhất định
Là những cách truyền đạt tri thức có hiệu quả nhất, bằng con đường ngắn nhất của người này cho người khác.
Rất đa dạng, nhưng có thể trình bày theo một hệ thống nhất định:
Tính hoàn chỉnh của hệ thống phải được quán triệt trong tất cả các mặt của môn học.
Đảm bảo mối tương quan giữa các phương pháp với nhau để chúng cùng dẫn học sinh đến mục đích là tiếp nhận được tài liệu học tập.
Đảm bảo tính nhất quán của các nguyên tắc giáo dục.Các nguyên tắc này dùng làm cơ sở cho mọi phương pháp có trong thành phần của hệ thống đã cho.
Thiết kế: TS. Nguyễn Thị Trà My
2. TIÊU CHÍ VÀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI
Theo nguồn tiếp nhận tri thức của HS
PP diễn giảng,
PP trực quan
PP hoạt động thực tiễn…
Theo các hoạt động tâm lí, tùy thuộc vào khả năng của học sinh được rèn luyện
Nghe nhìn,
Ghi nhớ…
Vận dụng
Sáng tạo
Theo mức độ hoạt động của GV và HS
Thầy đàm thoại
HS hoạt động độc lập
Theo hoạt động tư duy:
Qui nạp
Diễn dịch
So sánh (tương đồng, tương phản)
Phân tích
Tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa…
Theo phương thức hoạt động tiếp nhận các bộ phận thuộc nội dung tri thức:
Giải thích
Chứng minh
Nghiên cứu
Tái hiện
Trình bày vấn đề
Theo mức độ và tính chất tham gia của HS trong quá trình học tập:
Chủ động
Bị động
Hoạt động độc lập
3. MỘT SỐ PP CỤ THỂ
.Phương pháp diễn giảng
Là tên gọi chung cho mọi dạng diễn đạt tương đối tỉ mỉ của giáo viên trong các giờ học
Nhằm giải thích tài liệu mới; giải thích những điều học sinh chưa hiểu; trả lời các câu hỏi của học sinh; bổ sung kiến thức tài liệu; mở rộng kiến thức thuộc một phần nào đó của chương trình.
là phương pháp có thể sử dụng rộng rãi cả khi củng cố hoặc khái quát hóa những kiến thức đã tiếp thu theo từng phần hay nhiều phần
Các bước
Cho HS quan sinh, tìm hiểu các tài liệu ngôn ngữ do giáo viên đưa ra.
GV phân tích và trình bày những đặc điểm chính của hiện tượng ngôn ngữ được nghiên cứu.
HS rút ra những dấu hiệu của khái niệm, qui tắc có ghi trong tài liệu ( phát biểu bằng lời)
GV tóm tắt nội dung các qui tắc và khái niệm, khắc hoại những điểm cơ bản cho HS và chỉ dẫn cách vận dụng các nội dung đó vào nói , viết.
Tiết kiệm được thời gian, GV có thể cung cấp các mẫu lời nói cho HS
Lưu ý
Khi phân tích tài liệu mới cũng như khi khái quát hóa, việc diễn giảng của giáo viên không nên chiếm nhiều thời gian ( chừng 7 đến 10 phút/ 1 tiết học
PP chỉ đem lại kết quả khi giáo viên biết sử dụng lời nói một cách chặt chẽ, có hệ thống
Ngôn ngữ của GV cả về hình thức lẫn nội dung đều phải là chuẩn mực cho HS noi theo và để họ dễ tiếp thu kiến thức
Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các giờ học tiếng
Có sự tham gia tích cực của học sinh vào việc tìm hiểu, xây dựng bài
Được xây dựng trên cơ sở các câu hói và các câu trả lời.
Thu hút được phần lớn học sinh trong lớp cùng tích cực làm việc để tiếp nhận tri thức.
Giáo viên cần nắm vững cách đặt vấn đề và cách nêu câu hỏi
Câu hỏi
Phải được diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
Kích thích được khả năng suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh.
Nội dung câu hỏi vừa sức với ba đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình, yếu kém)
Không nên đặt câu hỏi trả lời theo nhiều cách đều đúng
Không nên gộp nhiều câu hỏi nhỏ trong một câu hỏi lớn.
Hạn chế, dùng những câu hỏi chỉ cần trả lời “ có” hay “ không”
Là phương pháp quan trọng, thể hiện được tính chất bộ môn (thực hành ngôn ngữ) và phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS
GV và HS cần chuẩn bị chu đáo cho giờ dạy
Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Là phương pháp được áp dụng trong tất cả các giờ dạy học tiếng.
Là cách thức tách các hiện tượng ngôn ngữ theo các tiêu chí nhất định để tìm ra nét đặc trưng của các hiện tượng đó
Được thực hiện bằng các biện pháp chính là
**Quan sát các hiện tượng ngôn ngữ
: Mục đích là tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong văn bản, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Thao tác này có thể được tiến hành ngay sau khi tìm hiểu bài mới (một khái niệm, một qui tắc…) Trong trường hợp này, quan sát nhằm định hướng cho việc hình thành khái niệm, qui tắc.
Phân tích các bình diện ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...
Phân tích ngữ liệu mẫu
Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu giáo khoa
SGK, TLGK được giáo viên sử dụng để giải thích các kiến thức lí thuyết và làm các bài tập mẫu. SGK có thể được dùng ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học, dùng để học bài, làm bài ở nhà và khi ôn tập.
Được tiến hành ở những dạng sau
GV đọc nội dung SGK; có thể đọc kĩ từng dòng, từng phần và giải thích rồi đặt những câu hỏi để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức. Ở những phần khó (nhiều khái niệm mới, phức tạp) GV cần đọc và giải thích kĩ để HS lĩnh hội.
Cho học sinh tóm tắt lại nội dung những phần đã đọc và trả lời các câu hỏi nhằm xác định mức độ hiểu tài liệu đã đọc đến đâu.
Cho HS đọc to SGK có sự bổ sung, giải thích kịp thời của giáo viên. Khi này cần hướng dẫn học sinh đọc đúng tinh thần của tài liệu để có cơ sở hiểu đúng nội dung của nó.
trong phương pháp làm việc với SGK, không có một trường hợp nào thay thế được lời nói sinh động của giáo viên. Tài liệu trong SGK càng ít thì sự giải thích của giáo viên càng có vai trò quan trọng.
Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan
Các tài liệu này được dùng nhiều trong các giờ học dành cho việc giải thích khái niệm mới, củng cố và ôn tập
Sự kết hợp giữa ngôn ngữ giáo viên và các tài liệu trực quan là điều kiện quan trọng để học sinh tiếp thu vững chắc và tự giác về các phần lí thuyết và rèn kĩ năng.
Những minh họa, sơ đồ, tranh ảnh…để thay thế cho vật đó sẽ giúp học sinh có khái niệm về vật đó
Có mục đích thông báo những kiến thức mới hoặc giải thích những điều chưa rõ cho học sinh.
Các dạng tài liệu trực quan thông dụng nhất để học tiếng là các sơ đồ, biểu bảng, mô hình, tranh ảnh minh họa
Không nên dùng quá nhiều tài liệu trực quan trong một tiết học vì nó sẽ gây rối và phân tán sự chú ý của học sinh
Phương pháp tham quan, đi thực tế
Có tác dụng rèn luyện khả năng quan sát , phân tích ngôn ngữ trong đời sống và mở rộng vốn từ cho học sinh.
Khi đi thực tế, GV có thể đặt ra cho HS viên những nhiệm vụ
Sử dụng những từ tượng hình, tượng thanh mô tả những hoạt động của đời sống
Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng nhiều tính từ, câu trần thuật.
Quan sát ngôn ngữ của nhân dân địa phương. Nhận xét về cách phát âm, từ vựng. So sánh với chuẩn ngôn ngữ.
Ghi chép và học thuộc những từ mới mà học sinh chưa biết…
Phương pháp giao tiếp
Cơ sở là dựa vào việc xác điịnh chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói (sản phẩm của một cá nhân) được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Dạy học tiếng theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân người học
Chú ý
Tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp
Tạo cho học sinh có nội dung giao tiếp
Tạo cho học sinh có môi trường giao tiếp
Tạo cho học sinh có đủ các phương tiện ngôn ngữ và có được các thao tác cơ bản khi giao tiếp phác thảo đề cương, lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nội dung, trình bày từng khía cạnh của nội dung một cách mạch lạc, khúc chiết, biết tự đánh giá mức độ đạt được cả về nội dung và hình thức giao tiếp.
Có tác dụng phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học tiếng.