Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SP, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG…
CHƯƠNG 3:
THIẾT KẾ SP, LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT
3.1. Thiết kế Sp
3.1.1. Khái niệm thiết kế SP
Khái niệm
Thiết kế SP là hoạt động bao gồm việc định hình, sáng tạo, đổi mới và tạo ra SP xuất phát từ một nhu cầu cần phải thoải mãn. SP dự kiến có thể là mới hoàn toàn hoặc được cải tiến từ một SP đã có.
TKSP là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động liên kết với nhau: NC xác định nhu cầu thị trường -> hình thành ý tưởng về sp -> nghiên cứu khả thi -> thiết kế sp -> sản xuất thử -> đánh giá kiểm định -> đưa vào sx đại trà
3 yếu tố cần quan tâm trong việc TKCP
Người sử dụng (các yêu cầu cụ thể về tính năng của SP)
Doanh nghiệp (khả năng sản xuất của DN)
Thị trường (SP của đối thủ cạnh tranh, khả năng thương mại hoá SP)
3 tiêu chí cơ bản
Mức độ đáp ứng các yêu cầu của KH:
Câu hỏi đầu tiên cần trả lời: SP có thể đáp ứng nhu cầu của KH đến đâu?
Nếu không tốt hơn hoặc không tạo ưu thế => ko thể sử dụng
Tốc độ phát triển SP:
Cần bao nhiêu thời gian để có thể đưa được ra thị trường? Đưa ra sớm hay muộn so với đối thủ cạnh tranh?
Thời gian này bao gồm: t/g nghiên cứu, thiết kế SP, chế thử SP, rút kinh nghiệm đưa ra sx đại trà, đưa sp tiêu thụ trên thị trường
Khi đưa SP ra thị trường, DN có thể thu lợi nhuận, thu hồi vốn không?
Chi phí cho SP:
Là toàn bộ các hoạt động từ khi nghiên cứu thiết kế, tiến hành SX tới đưa SP vào hệ thống phân phối tới tay NTD.
Phải đảm bảo mức chi phí cho mỗi đơn vị sp là thấp nhất.
3.1.2. Quy trình thiết kế SP
3.1.2. Hình thành ý tưởng
Đồ thị trực giác:
ĐTTG so sánh nhận thức của KH về những SP của DN so với SP của đối thủ cạnh tranh => Cải tiến SP, DV vượt so với đối thủ và thoả mã tốt hơn nhu cầu KH
Chuẩn so sánh:
Là pp so sánh SP/ quy trình SX của DN với SP/ quy trình có chất lượng cao
nhất
trong ngành, cùng loại.
Kỹ thuật ngược:
Là pp tìm kiếm ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh: mua SP của đối thủ, tháo dỡ sp và nghiên cứu, khám phá các chi tiết trong SP => cải tiến SP của mình
3.1.2.3. Thiết kế
Thiết kế chức năng:
Là việc xác định những đặc tính của SP; nhằm đáp ứng những yêu cầu về đặc điểm SP mà bộ phận marketing đưa ra để đáp ứng yêu cầu của KH
Các đặc tính cần xem xét:
Khả năng sử dụng:
dễ sử dụng, dễ học cách sử dụng, thuận tiện khi dùng
Độ tin cậy:
khả năng không thể sai hỏng trong 1 khoảng thời gian; tần suất và mức độ nghiêm trọng khi xảy ra lỗi
Khả năng bảo trì
: khả năng sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng nếu SP bị hư hỏng
Thiết kế kiểu dáng:
Khía cạnh thẩm mỹ; SP được nhìn thấy và cảm nhận ntn trong mắt KH
Tạo các tiêu chuẩn vật lý của SP: hình dáng, màu sắc, kích cỡ, sự lôi cuốn với khách,...
Trong nhiều TH, việc thiết kế chức năng phải được điều chỉnh để đảm bảo SP có tính thẩm mỹ
Thiết kế sản xuất:
Nhằm đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm mới được dễ dàng và đạt hiệu quả về chi phí.
Những thiết kế quá phức tạp + sự thiếu hiểu biết về năng lực của hệ thống sx => ko thể sản xuất các mẫu thiết kế hoặc các yêu cầu về kỹ năng và các nguồn lực khác không có sẵn.
Các PP thiết kế: đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá và thiết kế theo mô đun.
3.1.2.2. Nghiên cứu khả thi
Phân tích thị trường:
Đánh giá nhu cầu về SP để trả lời cho câu hỏi có nên đầu tư cho SP hay không
Phân tích kinh tế:
Ước lượng chi phí cho SX, so sánh với doanh thu, lợi nhuận ước tính thu được
Phân tích kỹ thuật:
SP mới có đòi hỏi công nghệ mới? Vốn đầu tư công nghệ? Rủi ro? Đủ năng lực sx, nguồn lực và khả năng quản lý không?
Xác định các tính năng/ đặc điểm cần có cúa sp theo nhu cầu KH
3.1.2.4. Thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết kế SP
Nhằm kiểm tra, đánh giá các tính năng, kiểu dáng của mẫu thiết kế và khả năng đưa mẫu thiết kế vào chế tạo -> thiết sót, bất hợp lý -> thử nghiệm và hiệu chỉnh nhiều lần
3.1.3. Các đặc trưng của SP cần quan tâm trong quá trình thiết kế
Tính năng:
Chức năng cơ bản của SP, DV. SP dùng để làm gì và kqua sdung ntn? Dịch vụ cung cấp cái gì và cung cấp tốt tới mức nào?
Đặc tính:
nét đặc biệt riêng có, thêm vào chức năng cơ bản của SP, DV; giúp phân biệt chúng với những SP tương tự
Độ tin cậy:
Khả năng ko bị trục trặc hay sai hỏng trong 1 thời kỳ nhất định hoặc k/n đảm bao tiêu chuẩn cao của dịch vụ được cung cấp
Theo nghĩa rộng, bao gồm: khả năng bảo trì, độ bền và tính sẵn sàng
Khả năng sử dụng:
dễ sử dụng, dễ học cách sử dụng
Tính thẩm mỹ:
hình thức và dáng vẻ bên ngoài người mua cảm nhận được thông qua các giác quan
3.1.4. Các xu hướng trong thiết kế SP hiện nay
Chú trọng đặc biệt tới nhu cầu của KH
Tập trung rút ngắn thời gian thiết kế
Bảo vệ môi trường
Đơn giản hoá SP
Chú ý tới bối cảnh toàn cầu hoá
3.2. Lựa chọn quá trình SX
3.2.1. Khái niệm
Lựa chọn quá trính sản xuất là lựa chọn cách vận hàng nhằm biến đổi các nguyên vật liệu thành SP đầu ra.
Là cơ sở để DN hoạch định công suất, mua máy móc và thiết bị, bố trí mặt bằng và lập lịch trình sản xuất.
3.2.2. Phân loại quá trình sản xuất
3.2.2.1. Theo số lượng SP và tính chất lặp lại
SX đơn chiếc hay SX theo dự án:
Là loại hình sản xuât gián đoạn và được làm theo yêu cầu của KH.
Số chủng loại SP rất nhiều nhưng số lượng mỗi loại rất nhỏ, thường chỉ một hoặc vài chiếc.
Quá trình sx ko lặp lại, thường chỉ tiến hành 1 lần.
VD: nhà may nhỏ may theo yêu cầu KH, viết 1 cuốn sách, vẽ 1 bức tranh theo cảm hứng, cty xây dựng công trình công cộng như cầu, đường, tượng đài,...
SX theo mẻ/lô:
Là loại hình sx mà các mẫu hay chủng loại sp được sx lặp lại với số lượng nhất định nhưng chưa đủ lớn để hình thành dây chuyền sx.
Phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí, máy công cụ, đồ gỗ nội thất,...
VD: cửa hàng bánh mỳ, mỗi sáng sx 1 mẻ bánh mỳ với vài chủng loại sp.
SX hàng loạt:
Loại hình sx số lượng lớn các sp có đặc điểm giống nhau, sp đã đc tiêu chuẩn hoá và cung cấp cho thị trường rộng lớn.
VD: Nhà máy may sx sp quy mô lớn, sx giấy, xi măng, ô tô, iphone,...
SX liên tục:
Là qtr sx với các công đoạn nối tiếp nhau, liên tục ko thể dừng do tính chất đặc thù nguyên liệu đầu vào và đòi hỏi của quy trình công nghệ.
Đòi hỏi trình độ tự động hoá cao và độ bền bỉ trong sx 24/24
VD: SX chế phẩm hoá học, hoá dầu, bia, rượu,...
3.2.2.2. Theo tính liên tục của quá trình
Sản xuất gián đoạn
Sản xuất liên tục
3.2.2.3. Theo đặc điểm quá trình chế tạo SP
Quá trình phân kỳ
Quá trình hỗn hợp
Quá trình hội tụ
3.2.3. Lựa chọn thiết bị và công nghệ cho quá trình sản xuất
3.2.3.1. Khái niệm về thiết bị và công nghệ
Thiết bị:
Thuật ngữ chỉ nhiều loại dụng cụ và máy móc sử dụng trong qtr sản xuất.
Bản chất của thiết bị là kỹ thuật, dựa vào một hay nhiều loại công nghệ.
VD: Máy tính (thiết bị) sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i7 (công nghệ)
Công nghệ:
Hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức, những quy trình được sử dụng để chuyển hoá các nguồn lực thành sp, dv.
Bao gồm 4 thành phần cơ bản:
Phương tiện hữu hình: Máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ và những yếu tố vật chất hữu hình khác để biến đổi nguồn lực thành sp và dv.
Con người: Người vận hành, quản lý, kiểm soát các phương tiện sx
Phương thức tổ chức: Cách tổ chức, kết hợp nguồn lực con người và thiết bị để đạt được hiệu quả sử dụng
Thông tin: Bao gồm các thông tin về tính năng kỹ thuật của các phương tiện sx, các bước công nghệ, quy trình vận hành, lịch bảo dưỡng, những kỹ năng vận hàng cần thiết, các chuẩn mực về kqua, nhu cầu nguyên vật liệu,...
=> 4 thành phần này có qhe tương hỗ lẫn nhau và phải cùng tồn tại (T95)
3.2.3.2. Các yêu cầu khi mua thiết bị và công nghệ
Tính phù hợp
Chi phí
Nhân lực sử dụng
Yêu cầu về nguyên liệu
Tính thích ứng
Sự sẵn có của phụ tùng thay thế và các hỗ trợ kỹ thuật
Tác động tới môi trường
3.2.4. Sử dụng phương pháp điểm hoà vốn trong lựa chọn quá trình sản xuất
3.3. Hoạch định công suất
3.3.1. Khái niệm công suất
Phân loại
Công suất thiết kế:
Là công suất tối đa mà DN có thể thực hiện được theo công bố của nhà cung cấp với các dkien vận hành như thiết kế.
Các dkien đó là: máy móc/ thiết bị hoạt động bình thường, nguồn điện ổn định; nguyên nhiên liệu được đảm bảo đầy đủ.
=> Giới hạn tối đa về năng lực sx của DN; thực tế khó đạt được.
Công suất hiệu quả:
Là tổng đầu ra tối đa mà DN kỳ vọng đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, kho bãi, quản lý,...
Biểu hiện bằng mức độ sử dụng công suất thiết kế (%)
=> Thực tế đây là công suất mong muốn của DN
Công suất thực tế:
Là tổng đầu ra mà DN thực hiện được trong thực tế. Do có những trục trặc, bất thường không kiểm soát được, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
=> Chỉ tiêu sử dụng phổ biến trong báo cáo, hạch toán, đánh giá
=> 3 mức công suất trên được sử dụng để xác định: mức độ hiệu quả và mức độ sử dụng của công suất => xem xét trình độ quản trị công suất của DN.
Khái niệm
Công suất
là khả năng sản xuất tối đa của một đối tượng sx trên một đvi thời gian (giờ, ngày, tháng, năm).
Đối tượng sx có thể là con người, máy móc, thiết bị, dây chuyền, phân xưởng, nhà máy hay toàn bộ hệ thống sx của DN.
Đơn vị đo lường công suất đa dạng: khối lượng, số lượng sp đầu ra, số KH phục vụ, giá trị sp/dv bán được,...
Là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất.
3.3.2. Khái niệm và nội dung hoạch định công suất
Hoạch định công suất
là qtrinh xây dựng các p/a công suất khác nhau, cân nhắc và lựa chọn p/a tối ưu dựa trên dự báo nhu cầu sp và năng lực hệ thống sx của DN.
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất
Nhu cầu SP và đặc điểm của spDV
Đặc điểm và tính chất công nghệ sử dụng
Trình độ tay nghề và tổ chức lực lượng lao động
Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kết cấu hạ tầng trong DN
Ngoài ra, DN cần cân nhắc các lợi ích kinh tế theo quy mô và đường cong kinh nghiệm
3.3.4. Quy trình hoạch định công suất
B1: Dự báo nhu cầu công suất
B2: Đánh giá công suất hiện tại của DN
B3: So sánh nhu cầu công suất với khả năng hiện tại của DN
B4:Xây dựng các phương án công suất
B5: Đánh giá các p/a và lựa chọn p/a tối ưu