Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI, QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI, TÀI…
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI
3. DỊCH TỄ HỌC
Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước chịu gánh nặng về bệnh lao trên thế giới.
Thường gặp ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin và Đông Âu
Chủ yếu ở người lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú. Tỉ lệ mắc của nam > nữ
Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị cao hơn nông thôn và miền núi
1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm mạnh, do trực khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis) gây nên
Lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất trong các thể bệnh lao (chiếm khoảng 80%)
2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA LAO PHỔI
Lao tiềm ẩn
Khi cơ thể phát hiện vi khuẩn lao xâm nhập, hệ thống miễn dịch được kích hoạt để chống lại. Do đó thời gian đầu sẽ không có triệu chứng thậm chí là suốt đời
Không có khả năng lây truyền bệnh
80-90% NB chỉ ở tình trạng nhiễm lao tiềm ẩn
Người khỏe mạnh mang vi khuẩn lao ở trạng thái bất hoạt
Lao hoạt động
10-20% NB tiến triển đến tình trạng lao hoạt động
XN máu hoặc XN qua da kết quả âm tính hoặc dương tính, X-quang phổi phát hiện tổn thương tại phổi do lao
Triệu chứng
Triệu chứng toàn thân
Sốt ( thường sốt nhẹ về chiều hoặc đêm 37,5 - 38)
Mệt mỏi toàn thân
Chán ăn, sụt cân vô cớ
Da xanh, thiếu máu
Triệu chứng tại chỗ
Khó thở, tức ngực
Ho khạc kéo dài > 3 tuần
Ho có đàm hoặc đàm lẫn máu
Lao nguyên phát
Là giai đoạn đầu khi cơ thể bệnh nhân mới tiếp xúc với vi khuẩn lao
Cơ thể chưa có tăng cảm và miễn dịch đối với lao
6. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
Đường hô hấp: Khi người mắc bệnh ho, khạc đờm, hắt hơi, nói chuyện…người đối diện hít phải sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.
Đường tiêu hoá: khi ăn phải nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn
Đường tiếp xúc trực tiếp: qua vết cắt, trầy xước
Đường truyền từ mẹ sang con qua đường tĩnh mạch rốn
4. YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY LAO PHỔI
Suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư...
Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá
Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây
Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư
Bị các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn
Phụ nữ trong thời kì thai nghén, người già
5. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Sự lây nhiễm xảy ra khi người khỏe mạnh hít phải những hạt vi khuẩn lơ lửng trong không khí
Trực khuẩn lao có trong các hạt không khí nhỏ li ti đường kính 1-5 micron khi NB lao phổi, lao thanh quản ho, hắt hơi
8. ĐIỀU TRỊ
Điều trị nội khoa là chủ yếu
Rifampicin (R)
Isoniazid (H)
Pyrazinamid (Z)
Streptomicin (S)
Ethambuton (E)
7. CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao
Chụp X-quang phổi
Phản ứng da với Tuberculin
Xét nghiệm máu
Nuôi cấy đàm tìm khuẩn lao (xác định mức độ kháng thuốc)
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI
2. CHẨN ĐOÁN CHĂM SÓC
Sốt, người mệt, chán ăn do nhiễm khuẩn, nhiễm độc
Khó thở do hẹp diện tích thở
Đau ngực, ho đờm hoặc máu do viêm nhu phổi chuyền hoá
Khả năng người bệnh không tuân thủ điều trị vì thời gian điều trị quá dài
Xuất hiện tác dụng phụ của thuốc lao trong quá trình điều trị
1.NHẬN ĐỊNH
HỎI
Bệnh khởi phát từ khi nào?
Tiền sử cá nhân: rượu bia, thuốc lá, dị ứng, có nghiện ma túy không, có mắc các bệnh về phổi không, có tiếp xúc với người bệnh lao không
Dấu hiệu nhận biết, tình trạng hiện tại
Tiền sử gia đình: gia đình có ai mắc lao không?
KHÁM
NHÌN: có thể nhìn thấy lồng ngực bị lép (bên tổn thương) do khoang liên sườn bị hẹp lại
SỜ
GÕ: vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương
NGHE: có tiếng ran nổ, ran ẩm kèm theo ran rít, ran ngáy... có thể có tiếng thổi hang
6. PHÒNG NGỪA
Giải quyết nguồn lây
Tiêm phòng lao bằng BCG vacxin
Kiểm soát vệ sinh môi trường
Điều trị dự phòng bằng INH
3. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
MỤC TIÊU
Người bệnh không còn hội chứng nhiễm khuẩn – nhiễm độc
Người bệnh cải thiện tình trạng đau ngực, ho ra đờm, khó thở
Người bệnh hiểu rõ về bệnh lao, tuân thủ và hoàn thành tốt quá trình điều trị
Người bệnh không xuất hiện tác dụng phụ của thuốc lao trong suốt quá trình điều trị
Người bệnh dùng thuốc đủ thời gian, kết quả xét nghiệm đàm âm tính
CAN THIỆP
Sốt: thực hiện thuốc hạ sốt, lau mát
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi: bổ sung khoáng chất (kẽm, sắt, thực phẩm chứa nhiều kali), bổ sung chất xơ, tăng cường vitamin (A,E,C,K,B)
Đau ngực: tư thế thích hợp, xoa bóp, thực hiện thuốc giảm đau
Khó thở: tư thế nửa ngồi, phòng bệnh thông thoáng, cho thở oxy nếu cần
Ho, khạc đàm nhiều: thực hiện thuốc giảm ho, ngậm chanh muối
Chán ăn: dùng thuốc hỗ trợ, giúp người bệnh ăn theo sở thích, ăn nhiều bữa, thức ăn giàu đạm
5. GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Hướng dẫn người bệnh khạc đàm, vỗ rung lồng ngực
Hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang khi ho, khi hắt hơi, nói chuyện với người khác
Hướng dẫn người bệnh thực hiện vệ sinh ho khạc, huỷ bỏ đờm an toàn phòng lây nhiễm cộng đồng
Giải thích dấu hiệu, khuyến khích tập ho, tập thở, xem xét các dấu hiệu dị ứng
Hướng dẫn dùng thuốc sau khi xuất viện, không được khạc nhổ bữa bãi để tránh sự lây lan
4. BIẾN CHỨNG
Tràn dịch, tràn khí màng phổi
Xơ phổi
Ho nhiều ra máu
Bội nhiễm, sốc nhiễm trùng
Sỏi phế quản, giãn phế quản
Lao nhiều bộ phận trong cơ thể
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://storage-vnportal.vnpt.vn/nbh-ubnd/sitefolders/cdyte/giao-trinh-noi-bo/2.pdf
https://medlatec.vn/tin-tuc/nhan-biet-va-du-phong-lao-so-nhiem-s94-n5096
Trần Văn Sáng, Lê Ngọc Hưng. (2014).
Bệnh học lao
. Việt Nam: Nhà xuất bản Y học Hà Nội