Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Vẻ đẹp của thơ ca - Coggle Diagram
Vẻ đẹp của thơ ca
Tri thức ngữ văn
Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả.
Hình ảnh thơ là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là những ấn tượng thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.
Thơ trữ tình: là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể hiện trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, thể thơ
Vần thơ: sự cộng hưởng, hoà âm theo quy luật giữa một số âm tiết trong hay cuối dòng thơ. Vần có chức năng liên kết các dòng thơ và góp phần tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu cũng như giọng điệu của bài thơ.
Nhịp điệu: những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên văn bản do tác giả chủ động bố trí. Nhịp điệu chứa đựng sự lặp lại có biến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mĩ về thế giới.
Thi luật: toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong thơ như gieo vần, ngắt nhịp, hoà thanh, đối, phân bổ số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong cả bài thơ,...
Đối cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi với nhau về cái ý và lời. Căn cứ vào sự thuận chiều hay tương phản với ý và lời, có thể chia thành hai loại: đối cân (thuận chiều), đối chọi (tương phản).
Nhạc điệu: cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn gợi ra cảm giác về âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu). Trong thơ, những phương thức cơ bản để tạo nhạc điệu là gieo vần, điệp, phối hợp thanh điệu bằng trắc,...
Thể thơ: sự thống nhất giữa mô hình thi luật và loại hình nội dung của tác phẩm thơ. Các thể thơ được hình thành và duy trì sự ổn định của chúng trong quá trình phát triển của lịch sử văn học.
Thơ: là hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt, tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định. Mô hình này làm nổi bật mối quan hệ giữa âm điệu và ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Với hình thức ngôn từ như thế, thơ có khả năng diễn tả được những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới. :
-
Giá trị nội dung: Văn bản đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư
Giá trị nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, tài tình cùng cách bình luận giàu cảm xúc, tác giả đã làm nổi bật một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ.
-
-
Giá trị nội dung: Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu với núi rừng, sông nước Quỳ Châu, đồng thời cũng là tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li của đất nước.
-
Giá trị nghệ thuật: tứ thơ trầm lắng u uất, lời thơ buồn, bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ ước lệ.
-
Giá trị nội dung: Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật, cách gợi tả độc đáo, lời ít ý nhiều, tác gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với bản thân và cuộc đời.
Tác giả: Mát-chư-ô Ba-sô, Chi-ô, Cô-ba-y-a Si Ít-sa
Giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ hàm súc, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, sáng tạo.
-
Giá trị nội dung: thể hiện vẻ đẹp mùa xuân đẹp đẽ, tươi mới và niềm vui của con người khi xuân đến, tình yêu đời, khao khát giao hoà với cuộc sống, nỗi nhớ làng quê
-
Giá trị nghệ thuật: sử dụng thành công các biện pháp tu từ, ngôn ngữ da diết, giàu sức sống
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Thân bài
Sự phát triển của hình tượng chính (qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ,...)
Nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại (của chính nhà thơ hoặc của những tác giả khác)
Mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt điều gì, thông qua hình tượng nào, với cái nhìn và thái độ ra sao...)
Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,....) và nêu các vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.