Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) - Coggle Diagram
Bài 10:
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
BỐI CẢNH
Tình hình đất nước từng bước ổn định
Bộ máy hành chính nhà nước bộc lộ một số hạn chế
Ở trung ương: các đại thần nắm quyền lực lớn, quan lại lộng quyền, tham nhũng,...
Ở địa phương: xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực
NỘI DUNG CHÍNH
Chính trị, hành chính
Trung ương
Xoá bỏ hầu hết các chức quân đại thần.
Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
Hoàn thiện Lục bộ; đặt Lục tự; Lục khoa; hoàn thiện các cơ quan chuyên môn.
Địa phương
Xoá bỏ 5 đạo; chia cả nước thành 13 thừa tuyên và phủ Trung đô (Thăng Long)
Lệnh cho các thừa tuyên vẽ bản đồ, tập hợp lại thành Hồng Đức bản đồ sách
Quan lại
Tuyển chọn qua khoa cử; kiểm tra năng lực đinh kì
Trọng dụng những người có năng lực và phẩm chất tốt
Luật pháp
Ban hành Quốc Triều Hình luật (1483) với nhiều điểm tiến bộ
Quân sự, quốc phòng
Cải tổ hệ thống quân đội; định lệ thưởng - phạt
Rèn luyện quân sĩ; thi khảo võ nghệ để tuyển chọn tướng sĩ
Kinh tế
Ban hành chính sách quân điền; lộc điền
Quy định lại thuế khoá; khuyến khích việc canh nông
Văn hoá, giáo dục
Đề cao Nho giáo; chú trọng việc biên soạn quốc sử,...
Luật hoá việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,...
Phát triển giáo dục, khoa cử; trọng dụng nhân tài,...
KẾT QUẢ
Xây dựng hệ thống hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân trách nhiệm minh bạch, có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau.
Các HĐ kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hoá, giáo dục đều đạt được tiến bộ hơn so với các thời trước.
Ý NGHĨA
Tăng cuòng tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại; góp phần quan trọng vào ổn định PT kinh tế, văn hoá, xã hội.
Mô hình quân chủ thời Lê sơ trở thành khuôn mẫu của các nhà nước phong kiến ở VN từ thế kỉ XVI đến cuối XVII.