Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Ngoại thương từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII - Coggle Diagram
Ngoại thương từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII
Bối cảnh
Triều Lê Trung hưng: ngoại thương trở nên sầm uất.Bên cạnh những đối tác truyền thống đã có những đại biểu của chủ nghĩa tư bản phương Tây qua lại buôn bán ở Việt Nam
Thời Lý - Trần: việc trao đổi cũng chỉ quanh quẩn với một số nước láng giềng qua các trung tâm bạc dịch trường ở vùng biên giới hay hải đảo
Từ đầu thế kỷ XVII: cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, chính quyền phong kiến đều thi hành chính sách mở cửa về ngoại thương
Quan hệ buôn bán với các nước
Quan hệ buôn bán với các nước Phương Đông
Trung Quốc
Phần đông những người Hoa tham gia trực tiếp và đông đảo trong lĩnh vực thương mại. Họ là chủ những mối hàng, là người đứng ra thu gom hàng, là người đứng ra phiên dịch, môi giới cho người Việt và lái buôn phương Tây
Trung Quốc là nước láng giềng có quan hệ lâu đời với Việt NamTừ phía Bắc theo đường bộ và đường biển, các lái buôn Trung Quốc đã đến Việt Nam, sự có mặt của họ trên địa bàn của người Việt đã trở nên khá quen thuộc.
Vào thế kỷ XVII, lực lượng Hoa kiều được bổ sung bằng những đợt di cư lớn của các thần dân trung thành với triều Minh không muốn ở lại Tổ quốc với chính quyền triều Thanh.
Thế kỷ XVII, những người Trung Hoa di cư được chúa Nguyễn cho phép cư trú khai khẩn đất hoang vùng Đông Phố - Đồng Nai. Nhiều làng Minh Hương, nhiều phố, chợ của người Hoa đã được hình thành
Nhật Bản
Việc buôn bán của người Nhật với Đàng Trong thật sự phát đạt trong thế kỷ XVII.
Những hàng hóa người Nhật mang đến là đồng, lưu huỳnh, vũ khí, tiền đồng, vải bông, giấy, yên ngựa. Trong các hàng hóa này, đồng là mặt hàng được chính quyền các chúa Nguyễn ưa chuộng nhất và mang lại lãi suất cao nhất cho các thương gia Nhật Bản.
Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã dành nhiều sự ưu đãi cho các thương gia Nhật. Nguyễn Hoàng đã chủ động gửi thư cho chính phủ Tokugawa, trong khoảng từ năm 1601 đến năm 1606, hằng năm hai bên vẫn trao đổi thư từ
Quan hệ buôn bán với các nước Phương Tây
Bồ Đào Nha
Các giáo sĩ và thương nhân Bồ Đào Nha là những người phương Tây đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Người Bồ Đào Nha lúc này không những dựa vào thế lực của Giáo hội cho phép họ được toàn quyền truyền đạo Gia Tô ở phương Đông mà họ còn là đại biểu cho một nền hàng hải khỏe mạnh đang phát triển ở phương Tây
Họ đã đứng ra giúp chúa Nguyễn về vũ khí trong cuộc chiến chống lại họ Trịnh ở Đàng Ngoài.Chúa Nguyễn vì sự giúp đỡ trực tiếp này nên đã rất nể trọng các thương nhân Bồ Đào Nha.
Sau thế kỉ XVII , nước Hà Lan đã áp đảo được ưu thế hàng hải của người Bồ. Nhưng sau đó không thành công trong cuộc mậu dịch với Đàng Trong nên đã bỏ đi . Người Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục ở lại buôn bán
Hà Lan
Mâu thuẫn giữa nợ và thuế : Chúa Nguyễn tiếp đãi tử tế hứa sẽ cho tàu Hà Lan vào buôn bán tự do và miễn thuế; nhưng khi lái buôn Hà Lan đặt vấn đề đòi món nợ về hàng hóa của một con tàu bị đắm thời gian trước, chúa Nguyễn không chịu
Các thương nhân Hà Lan đã tới Đàng Ngoài và được chúa Trịnh cho phép buôn bán tự do. Họ đã thành lập thương điếm tại Phố Hiến và sau đó tại Thăng Long, và đã kiếm được lợi nhuận lớn từ việc buôn bán hàng hóa giữa Đàng Ngoài và Nhật Bản.
Lái buôn Hà Lan đầu tiên đến Đàng Trong thông qua các lái buôn người Nhật. vào năm 1618 gửi thư đề nghị buôn bán và việc mở thương điếm ở Quảng Nam vào năm 1636.
Trong khi ở Đàng Ngoài, việc kinh doanh của các thương nhân Hà Lan đã phát đạt, họ vẫn quan tâm đến thị trường Đàng Trong, nơi mà các thương nhân Bồ Đào Nha đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc buôn bán của họ với Đàng Trong không được thuận lợi do sự nghi ngờ từ phía chúa Nguyễn.
Sau những khó khăn và mâu thuẫn các thương nhân Hà Lan thương điếm Phố Hiến của người Hà Lan tồn tại đến năm 1700 thì đóng cửa. Người Hà Lan chính thức rời khỏi Việt Nam
Vương Quốc Anh
Các thương nhân Anh đã phát triển thị trường Đàng Ngoài . Họ đã được Chúa Trịnh cho đặt thương điểm ở Phố Hiến sau đó là Kẻ Chợ
Các lái buôn Anh và Hà Lan kình địch về mọi mặt ở thị trường Đàng Ngoài. Công ty Đông Ấn của Hà Lan đã gặt hái được nhiều thành công hơn Công ty Đông Ấn của Anh.
Công ty Đông Ấn của Anh bắt đầu chú ý đến Việt Nam từ thế kỷ XVII với việc mang theo Quốc thư của Hoàng gia và một số tặng vật cho chùa Nguyễn. nhưng sau khi một số thương nhân Anh bị quân lính Đàng Trong tàn sát, họ đã rút khỏi thị trường này.
Tơ lụa là mặt hàng chính mà các lái người Anh tìm mua, ngoài ra họ còn mua tơ sống, xạ hương và đặc biệt là các loại đồ sơn mài theo kiểu cách mà họ đặt sẵn Do những khó khăn trong công việc buôn bán người Anh đã phải đóng cửa thương điếm ở Đàng Ngoài vào năm 1697
Mâu thuẫn của Chúa Nguyễn và Công ty Đông Ấn Anh ngày càng leo thang sau việc chiếm đoạt Đảo Côn Lôn chúa Nguyễn phải phối hợp với người Mã Lai để đánh đuôi quân anh và thu lại hàng hóa kho hàng
Tư bản Anh đang mở rộng thị trường, phát triển thế lực ở Ấn Độ nhưng đã bộc lộ âm mưu xâm lược Việt Nam. .
Pháp
Những khó khăn: Đàng Trong và Đàng Ngoài đều đang thi hành chính sách cấm đạo
Áp lực từ sự cạnh tranh của các lái buôn Anh và các quốc gia khác đã tạo ra áp lực đáng kể đối với các thương nhân Pháp.
Ở Đàng Ngoài: Pháp gửi tàu thuyền buôn và giao quà cho chúa Trịnh để thu hút sự ủng hộ, thiết lập thương điểm và mở cửa buôn bán
Ở Đàng Trong: Pháp đã nhòm ngó Côn Đảo vì nơi này nằm trên con đường hàng hải quốc tế, tàu bè qua lại tiện lợi. dễ dàng buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á . Nhưng quân chưa kịp thực hiện thì quân Anh đã nhanh chân hơn
Các thương nhân Pháp chính thức có mặt ở Việt Nam, họ đã được các giáo sĩ trong Hội truyền giáo hải ngoại cung cấp rất nhiều thông tin về thị trường và hoạt động buôn bán ở đây à giáo sĩ cũng đóng vai trò trong giảng đạo và điều tra hoạt động buôn bán thông qua việc đóng vai thương nhân
Sang thế kỷ XVIII, tình hình ngoại thương của Việt Nam với các nước phương Tây sa sút dần. Lúc này, người Pháp vẫn kiên trì đặt quan hệ buôn bán và nhanh chóng tính đến việc điều tra tình hình cho cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Việc buôn bán của Công ty Đông Ấn Pháp với Đàng Trong và Đàng Ngoài đã chấm dứt. Nhưng các giáo sĩ là những người thúc đẩy và tiếp tay cho chính phủ Pháp tiến hành những hoạt động xâm lược trên đất Việt Nam
Ảnh hưởng của ngoại thương dối với sự phát triển của kinh tế thế kỉ XVII-XVIII
Cuối thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ XVIII, lượng thuyền buôn phương Tây đến Việt Nam thưa thớt dần
Thế kỷ XVII-XVIII, ngoại thương Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc :
Việc mở rộng quan hệ ngoại thương đã kích thích một số ngành kinh tế trong nước phát triển
Sản vật tự nhiên trong nước được xuất khẩu nhiều và có giá trị cao hơn
-Việc mua bán trao đổi của người nước ngoài cũng đẩy nhanh sự lưu thông hàng hóa trong nước, thúc đẩy hoạt động và tăng thêm vốn liếng, kinh nghiệm cho các thương nhân người Việt
Nguyên nhân chủ quan :
Những hạn chế trong chính sách và cách thức tiến hành ngoại thương của cả Đàng Trong và Đàng Ngoài
Sự độc quyền trong mua - bán của các tầng lớp quý tộc
Về khách quan, tại các nước phương Tây, sang thế kỷ XVII, tình hình chính trị không ổn định