Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở sinh vật - Coggle Diagram
Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở sinh vật
Động vật
CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
Con người thu nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần được biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. Sau đó, các chất dinh dưỡng đơn giản này sẽ được hấp thụ vào máu.
Các chất cặn bã còn lại không được cơ thể hấp thụ sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.
NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT
Động vật cần nước để duy trì sự sống. Mỗi loài động vật có nhu cầu sử dụng nước khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, đặc điểm sinh học, môi trường sống,…
Con đường trao đổi nước ở động vật và người gồm các giai đoạn: lấy vào, sử dụng, thải ra.
Con đường trao đổi nước ở động vật và người gồm các giai đoạn: lấy vào, sử dụng, thải ra.
Vì nước luôn có sự đào thải ra ngoài cơ thể nên việc bổ sung nước là rất quan trọng. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1 kg thể trọng mỗi ngày.
SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
Ở động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
Ở động vật đa bào, việc vận chuyển các chất trong cơ thể là do hệ tuần hoàn thực hiện: Các chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hóa và O2 lấy từ phổi được sử dụng để thực hiện quá trình trao đổi chất. Đồng thời, quá trình trao đổi chất tạo ra các sản phẩm thải, những chất này được vận chuyển tới phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
Ở người, các chất được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn:
Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu đỏ thẫm(máu nghèoO2) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi.Tại phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí, máu nhận O2 và thải ra CO2 trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái của tim.
Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu đỏ tươi (máu giàu O2) mang chất dinh dưỡng và O2 từ tâm thất trái tới các tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tại các tế bào, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tâm nhĩ phải của tim.
VẬN DỤNG
Những nguy cơ khi thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
Nếu cơ thể bị thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó, cơ thể sẽ không hoạt động bình thường.
Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng cũng gây ra những hậu quả không tốt.
Để người và động vật sinh trưởng, phát triển tốt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Vệ sinh ăn uống
Một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa: vi khuẩn, nấm trong thức ăn ôi thiu có thể gây ngộ độc thực phẩm; ấu trùng giun sán vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống có thể kí sinh trong ruột gây tắc ống mật, ống ruột và sử dụng một phần chất dinh dưỡng của cơ thể;…
Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như ăn vội vàng, nhai không kĩ, ăn không đúng giờ, khẩu phần ăn không hợp lí,…
Cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và hình thành các thói quen ăn uống đúng cách để bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa có hiệu quả: ăn uống hợp vệ sinh; thiết lập khẩu phần ăn hợp lí; ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí;…
Thực vật
SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ CHẤT KHOÁNG TỪ MÔI TRƯỜNG NGOÀI VÀO RỄ
Cơ quan hấp thụ nước và chất khoáng của cây: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng diễn ra chủ yếu ở các tế bào lông hút ở rễ → Sự phát triển của bộ rễ ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng của cây.
Con đường nước và chất khoáng từ đất đi vào mạch gỗ của cây: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ sẽ được vận chuyển đi qua các tế bào vỏ rễ rồi vào mạch gỗ của cây đi đến các bộ phận khác (dòng đi lên).
SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
Hoạt động đóng, mở khí khổng
Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá.
Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết độ đóng mở của khí khổng:
Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra ngoài nhiều.
Khi tế bào khí khổng thiếu nước sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra ngoài giảm đi.
Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá
Tạo động lực đầu trên của dòng đi lên, đóng vai trò như lực kéo giúp vận chuyển dòng nước và các chất khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác của cây trên mặt đất.
Khí khổng mở rộng trong quá trình thoát hơi nước tạo điều kiện cho khí CO2 đi vào bên trong tế bào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 ra ngoài không khí.
Hơi nước thoát ra ngoài mang theo một lượng nhiệt nhất định giúp hạ nhiệt độ của lá, bảo vệ lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Yếu tố ảnh hưởng
Độ ẩm đất: Cây chỉ hút được các chất khoáng khi chúng được hòa tan trong nước, vì vậy, độ ẩm của đất thích hợp sẽ tăng cường khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng của cây.
Hàm lượng khí O2 trong đất: Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp rễ hoạt động tốt tạo thuận lợi cho quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây. Ví dụ: đất đỏ bazan tơi xốp, thuận lợi cho việc hút nước và chất dinh dưỡng ở cây.
Ánh sáng: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá – động lực đầu trên của quá trình vận chuyển nước và muối khoáng với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng.
Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí liên quan chặt chẽ đến quá trình thoát hơi nước ở lá, độ ẩm không khí càng thấp thì thoát hơi nước càng mạnh.