Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 16. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT NGUYỄN THẾ MẠNH 11D8, Đặc…
BÀI 16. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
NGUYỄN THẾ MẠNH 11D8
I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bắt đầu trong các mô phân sinh, diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định và có thể diễn ra trong suốt vòng đời của cây.
Cơ sở: quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào.
Gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
II. Mô phân sinh
là nhóm các tế bào chưa phân hoá, có khả năng phân chia liên tục để tạo các tế bào mới. Tế bào của mô phân sinh có thành cellulose mỏng, xếp sít nhau.
Ở thực vật, có ba loại mô phân sinh.
Vai trò: hoạt động của mô phân sinh là cơ sở sinh trưởng của thực vật.
III. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp*
Sinh trưởng sơ cấp
là sự sinh trưởng khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh hoặc mô phân sinh lóng
nơi diễn ra: Đỉnh thân, đỉnh rễ, lóng (cây Một lá mầm)
mô phân sinh tham gia: Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm)
kết quả: Tăng chiều dài của thân và rễ
có ở thực vật: Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm
Sinh trưởng thứ cấp
là sự sinh trưởng được khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh bên
nơi diễn ra: Phần thân và rễ phía dưới đỉnh sinh trưởng
mô phân sinh tham gia: Mô phân sinh bên
kết quả: Mạch gỗ thứ cấp, mạch rây thứ cấp, vỏ. Làm tăng đường kính thân và rễ
có ở thực vật: Cây Hai lá mầm
IV. Phát triển ở thực vật có hoa
Phát triển ở thực vật có hoa là toàn bộ biến đổi diễn ra trong vòng đời của cây, gồm:
sinh trưởng
phân hoá
phát sinh hình thái
Sự phát triển của thực vật diễn ra qua các pha phát triển dựa vào các dấu hiệu hình thái, cấu tạo và chức năng các cơ quan.
Dựa vào sự phát triển cá thể, có thể chia thực vật thành các nhóm: thực vật một năm, thực vật hai năm và thực vật lâu năm
Phát triển ở thực vật có hoa là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong vòng đời của cây, gồm:
Pha phát triển phôi: từ khi hợp tử hình thành → hạt bắt đầu nảy mầm.
Pha non trẻ: từ khi hạt nảy mầm → xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản.
Pha trưởng thành: từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản → thụ tinh.
Pha sinh sản: từ khi thụ tinh → hình thành hạt.
Pha già: Từ khi hình thành hạt, quả → chết.
V. Hormone thực vật
Khái niệm và vai trò hormone thực vật
Hormone thực vật là các chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật
Hormone thực vật được tổng hợp tại một nơi và điều tiết hoạt động của tế bào, mô, cơ quan ở nơi khác.
Hormone thực vật có vai trò chủ đạo trong điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển và phản ứng thích nghi của thực vật đối với môi trường:
Điều tiết sự phân chia, kéo dài và phân hóa tế bào → điều tiết sự sinh trưởng của mô phân sinh, sự phát triển của phôi, sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng của thân, phát triển của hoa.
Điều tiết phản ứng với tác nhân kích thích vô sinh và hữu sinh của môi trường.
Điều tiết sự biểu hiện gene và hoạt tính enzyme, tác động đến hoạt tính màng tế bào → điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, các quá trình sinh trưởng, phát triển và đáp ứng với môi trường ở thực vật.
Các loại hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng ở thực vật
Hormone thực vật được chia thành hai nhóm dựa vào hoạt tính sinh học:
hormone kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellin, cytokinine)
hormone ức chế sinh trưởng (abscisic acid, ethylene)
Sự tương quan của các hormone thực vật
Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật được điều tiết bởi tác động tổng hợp của các hormone.
Tương quan giữa các hormone điều tiết sự xuất hiện, hướng, tốc độ sinh trưởng và phát triển của mỗi cơ quan trong cơ thể thực vật.
Một số ứng dụng hormone thực vật trong thực tiễn
sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghệ sinh học giúp con người kiểm soát
sự phát triển thực vật.
Đặc điểm các loại mô phân sinh
Mô phân sinh đỉnh
nằm ở chồi ngọn, chồi bên, đỉnh rễ
làm tăng chiều dài thân và rễ
có cả ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
Mô phân sinh bên
nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ
làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ
chỉ có ở cây 2 lá mầm
Mô phân sinh lóng
nằm ở vị trí các mắt của thân
làm tăng quá trình sinh trưởng chiều dài của lóng
chỉ có ở cây 1 lá mầm