Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BIÊN GIỚI LÃNH THỔ TRONG LQT - Coggle Diagram
BIÊN GIỚI LÃNH THỔ TRONG LQT
TỔNG QUAN VỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ
Khái niệm
Theo
cấu tạo tự nhiên
Lãnh thổ: toàn bộ vỏ trái đất, lòng đất và
không gian vùng trời bên trên vỏ trái đất
=> vùng đất, vùng nước,
vùng lòng đất và vùng trời
Theo
tính chất pháp lý
:
Lãnh thổ = Chủ quyền QG
LT vô chủ (res nullius)
LT thuộc sở hữu chung của nhân loại
(res communis)
LT có quy chế đặc biệt.
Xác định Biên giới
Biên giới
: giới hạn phạm vi lãnh thổ quốc gia; cơ sở để thiết lập hoà bình và chủ quyền quốc gia
Xác định
: ranh giới phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia hoặc giữa lãnh thổ quốc gia với các vùng lãnh thổ có quy chế khác
Quy chế pháp lý
LT, BG quốc gia
Chủ quyền
: cơ sở để quốc gia thực hiện quyền năng của mình đối với LT và dân cư
CQQG trong quan hệ với LT
:
Nghĩa vụ
tuân thủ sự toàn vẹn LT của các quốc gia khác
Vụ Tàu Lotus (Pháp/Thổ Nhĩ Kỳ) PCIJ 1927: “LQT định ra hạn chế tiên quyết với QG là QG không thể thực thi quyền năng của mình dưới bất kỳ hình thức nào trên LT của QG khác”
LT quốc tế (res communis)
Là các khu vực thuộc sở hữu chung của nhân loại, được công nhận và điều chỉnh bởi các quy định riêng của LQT
Không một QG nào được phép yêu sách CQ đối với LT quốc tế
LTQT = biển cả, vùng và khoảng không vũ trụ
LT có quy chế đặc biệt
(theo sự thoả thuận giữa các QG)
LT bị từ bỏ và đang trong quá trình chuyển giao quyền lực
LT được chuyển giao CQ hoặc khôi phục CQ trong một số trường hợp do LQT quy định như sau khi có sự chiếm đóng bất hợp pháp sau chiến tranh
VD: Các vùng lãnh thổ đặt dưới sự quản thác của Hội đồng Quản thác LHQ
Lãnh thổ đặt dưới chủ quyền cư trú
QG đóng quân trên lãnh thổ của một QG khác trong thời bình. QG có chủ quyền cư trú có thể có thẩm quyền quản lý, thực thi một số khía cạnh của chủ quyền trong một khoảng thời gian trên cơ sở thoả thuận giữa quốc gia sở hữu lãnh thổ và quốc gia cư trú.
LT vô chủ (res nullius)
THỤ ĐẮC LÃNH THỔ
Là việc một QG xác lập chủ quyền của mình đối với một vùng lãnh thổ mới, mở rộng lãnh thổ hiện có của mình bằng cách thêm một vùng lãnh thổ mới vào bản đồ lãnh thổ quốc gia mình.
Chiếm hữu
Là việc thực thi chủ quyền với những vùng lãnh thổ vô chủ.
Lãnh thổ vô chủ
được sử dụng trong mối quan hệ với chiếm hữu như là một điều kiện pháp lý để thiết lập chủ quyền hợp pháp đối với một vùng lãnh thổ.
Chiếm hữu được hiểu là hành động, hoặc một chuỗi hành động của một quốc gia, được thực hiện với mục đích thiết lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ.
Chiếm hữu thực sự phải là hành động của nhà nước hoặc nhân danh nhà nước thông qua lực lượng quân đội, hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp và hoạt động ký kết ĐƯQT
Ý định của quốc gia trong việc thiết lập chủ quyền lãnh thổ là yếu tố cần thiết để xác định tính hợp pháp của yêu sách chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia.
Phát hiện là việc một quốc gia lần đầu tiên khẳng định sự tồn tại của một vùng lãnh thổ = phát hiện thông qua các nhà thám hiểm, thực hiện nhiệm vụ với danh nghĩa của các nhà nước Châu Âu => chủ quyền sẽ được xác lập cho quốc gia phát hiện ra vùng lãnh thổ mới.
Hiệp ước Tordesilla giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày 07/06/1494 nhằm pháp điển hoá sắc lệnh của Giáo hoàng Alexander VI. Theo đó, tất cả các đảo và đất liền tìm thấy và sẽ tìm thấy ở phía Đông của một đường cách đường nối từ Cực Nam và Cực Bắc thông qua phía Tây đảo Cap Vert 370 liên sẽ thuộc về Bồ Đào Nha, các vùng lãnh thổ ở phía Tây đường này thuộc về Tây Ban Nha.
Chiếm hữu tượng trưng (thế ký XVI) = ngoài việc phát hiện, quốc gia chiếm hữu phải thực thi các hành động tượng trưng để lưu giữ việc phát hiện và thể hiện chủ quyền của mình, thông qua kéo cờ, cắm cột mốc, bia chủ quyền…và công bố với thế giới.
Chiếm hữu theo thời hiệu
Là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ thông qua các hoạt động thực thi chủ quyền trên thực tế liên tục, hoà bình trong một khoảng thời gian hợp lý.
Đối tượng: lãnh thổ thuộc về nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc một vùng lãnh thổ đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Về mặt pháp lý, vùng lãnh thổ đó không còn hoặc chưa có chủ sở hữu hợp pháp.
Nếu một quốc gia sở hữu hoà bình một vùng lãnh thổ qua một khoảng thời gian, không có quốc gia nào phản đối, LQT cho rằng cần công nhận chủ quyền cho quốc gia đó.
Hành động thực thi chủ quyền cần công khai để các quốc gia có thể nhận thức được hành động đó, và cần thiết, có thể đưa ra phản đối.
Chuyển nhượng
Là việc chuyển giao chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác một cách hoà bình, thông thường qua việc ký kết các điều ước quốc tế.
Một vùng lãnh thổ có thể được chuyển nhượng trong:
+) Một khoảng thời gian xác định
+) Chuyển nhượng vĩnh viễn.
Hệ quả: chuyển giao toàn bộ chủ quyền từ một quốc gia này sang một quốc gia khác.
Hình thức chuyển nhượng không tồn tại do lãnh thổ không phải quyền sở hữu của các cá nhân, lãnh đạo các quốc gia không có quyền quyết định chuyển nhượng lãnh thổ.
Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự thay đổi của tự nhiên
Xác lập chủ quyền lãnh thổ với những vùng đất mới được hình thành do những thay đổi tự nhiên của trái đất.
Hai hình thức chính
Việc bồi đắp tự nhiên vào phần lãnh thổ đang tồn tại
Sự biến đổi của đáy biển (thường do động đất, núi lửa) dẫn tới hình thành những hòn đảo mới.
Xâm chiếm
Chiếm hữu lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực.
Trước khi Hội Quốc Liên thành lập 1919, sử dụng vũ lực được thừa nhận là một phương thức hợp pháp để thụ đắc lãnh thổ.
Hiến chương LHQ 1945, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực chính thức trở thành một NTCB của LQT.
XÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI
Thoả thuận nguyên tắc xác định biên giới bằng cách
Hoạch định đường hướng và cụ thể hoá toạ độ của hệ thống biên giới trên bản đồ
Hiện thực hoá và cụ thể hoá toạ độ của hệ thống biên giới trên bản đồ
Hiện thực hoá đường biên giới trên thực tế thông qua các nghiệp vụ kỹ thuật của công tác phân giới, cắm mốc.
Một hệ thống biên giới có thể hoàn tất ở bước hoạch định nhưng vẫn phải chờ tới khi hoàn thành phân giới cắm mốc để phát sinh hiệu lực trên thực tế.
Biên giới là giới hạn trên thực tế cho sự vận hành hệ thống LQT. Xác định lãnh thổ chính là xác định biên giới quốc gia.
a. Hoạch định biên giới
Là quá trình xác định nguyên tắc, đường hướng của hệ thống biên giới quốc gia.
02 phương thức cơ bản
Thoả thuận
VD: Luật Biên giới quốc gia VN quy định biên giới quốc gia được xác định bằng ĐƯQT mà VN ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật VN quy định.
Tài phán
Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền
Lãnh hải của quần đảo của VN được xác định theo UNCLOS 1982 và các điều ước quốc tế giữa VN và các quốc gia hữu quan.
Các nguyên tắc xác định biên giới
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền
Dựa trên sự đồng thuận của các quốc gia hữu quan, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, các bên cùng có lợi.
Hoạch định biên giới phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia có chủ quyền liên quan.
Cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực tác động đến quá trình đàm phán biên giới.
Nếu xảy ra tranh chấp = giải quyết hoà bình các tranh chấp.
Hoạch định biên giới theo đường biên giới tự nhiên
Việc xác định biên giới theo các đặc tính tự nhiên của địa hình lãnh thổ
Núi, sông, hồ + các quy định tương ứng của LQT
Nếu sông cho phép tàu thuyền qua lại, đường phân thuỷ của tuyến đường thuỷ chính trên sông được coi là đường biên giới dọc sông.
Đường phân thuỷ = đường phân nước = đường chia nguồn nước cho hai lưu vực nằm kề nhau.
Có 2 loại đường phân nước
Đường phân nước mặt
Xác định trên mặt đất nối liền các điểm cao nhất của địa hình, chia mặt đất thành 2 hướng sườn dốc, từ đó nước mưa rơi xuống sẽ chảy về hai phía đối nhau của đường phân nước tới hai lưu vực khác nhau.
Đường phân nước ngầm
Đường giới hạn trong lòng đất, theo đó nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau.
Nếu biên giới dựa trên núi, đường sống núi có thể được sử dụng làm đường biên giới.
Nguyên tắc hoạch định biên giới nhân tạo
Dựa trên các sản phẩm, ý tưởng của con người để xác định hướng đi của đường biên giới.
Đường biên giới có thể lấy theo kinh tuyến, vĩ tuyến, các đoạn thẳng nối các điểm theo toạ độ xác định, hoặc đường vòng cung với tâm là các điểm có toạ độ và bán kính nhất định.
Nguyên tắc đường biên giới do lịch sử để lại
uti possidetis
.
Luật La Mã cổ đại: áp dụng khi có lệnh của pháp quan cấm việc thay đổi chủ sở hữu với bất động sản hai cá nhân.
Uti possidetis ita possideatis
= duy trì nguyên trạng, cho dù nguyên trạng đó được thiết lập bằng vũ lực.
Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong bối cảnh thuộc địa ở Châu Phi và Châu Á => các QG mới giành độc lập kế thừa đường biên giới do các nước thực dân xác lập trong giai đoạn thuộc địa.
Việt Nam đã hoàn thành quá trình hoạch định biên giới với 03 quốc gia láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc thông qua đàm phán trực tiếp trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và kế thừa đường biên giới do lịch sử để lại từ thời Pháp.
b. Phân giới cắm mốc
Là quá trình chuyển hoá đường biên giới trên bản đồ thành đường biên giới trên thực địa.
Cần phải thông qua đàm phán và thực địa hoá đường biên giới trên cơ sở đường biên giới xác định tại bản đồ và các tài liệu hoạch định biên giới + điều chỉnh, khắc phục những điểm chưa phù hợp của đường biên giới trong giai đoạn hoạch định và tái khẳng định sự đồng thuận của các quốc gia hữu quan.
Mốc giới là cơ sở để thiết lập hệ thống biên giới trên thực địa.
Việc phân giới cắm mốc được giao cho một uỷ ban liên hợp gồm đại diện các quốc gia hữu quan: chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao luật pháp, địa chấn, bản đồ, xây dựng, quy hoạch, quản lý địa phương…
Cột mốc: vật liệu có tính bền vững cao, trên đó có lưu thông tin về vị trí, số thứ tự mốc giới và biểu tượng chủ quyền quốc gia. Mốc giới trên bộ không quá 1000m và giữa hai mốc giới trên nước không quá 500m.
Uỷ ban liên hợp có trách nhiệm lập hồ sơ cột mốc, ghi rõ chủng loại cột mốc, các thông số kỹ thuật của cột mốc về chất liệu, toạ độ, số ký hiệu kèm theo bản đồ khu vực mốc giới và sơ đồ dựng cột mốc.
Sau khi hoàn tất phân giới cắm mốc trên thực địa, Uỷ ban liên hợp có trách nhiệm soạn thảo Nghị định thư về phân giới cắm mốc, kèm bản đồ phân giới cắm mốc, danh mục, bảng thống kê toạ độ các cột mốc, hình ảnh lưu giữ về hệ thống cột mốc và mô tả về hệ thống biên giới sau phân giới cắm mốc => Phê chuẩn và có giá trị pháp lý cuối cùng.
c. Quản lý biên giới
Trách nhiệm của các quốc gia hữu quan: hợp tác
Quá trình kiểm tra, duy tu, sửa chữa, tôn tạo các mốc giới.
Tạo điều kiện cho sự di chuyển người, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư.
Việt Nam ký kết các điều ước quốc tế về biên giới với các nước láng giềng
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền việt Nam – Trung Quốc 2009.
Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc 2016.
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào 2016.