Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 8. Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra, image - Coggle Diagram
Bài 8. Bộ khuếch đại thuật toán và thiết bị đầu ra
bộ khuếch đại và bộ khuếch đại thuật toán
Bộ khuếch đại
là một thiết bị hoặc mạch điện tử được sử dụng để tăng cường tín hiệu điện
được cấu tạo từ các linh kiện điện tử: transitor, điện trở, tụ điện,...
VD: microphone, đầu đĩa CD, đầu phát MP3 hoặc các tín hiệu điện tử khác.
Bộ khuếch đại tín hiệu công suất nhỏ dùng cho bộ thu không dây còn bộ khuếch đại tín hiệu công suất lớn dùng trong thiết bị máy phát, thiết bị âm thanh.
Bộ khuếch đại thuật toán
có hệ số khuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường có đầu ra đơn.
bộ khuếch đại có nhiều ứng dụng nhất
IC đơn giản nhất: 1 chân vào âm, 1 chân vào dương, 1 chân ra và 2 chân nối với nguồn điện
hầu hết hoạt động với nguồn điện áp 1 chiều
1 số tính chất của bộ khuếch đại thuật toán lí tưởng
ứng dụng phổ biến trong nhiều thiết bị điện tử từ dân dụng đến công nghiệp, khoa học
hệ số khuếch đại = vô cùng
cho phép khuếch đại được tín hiệu có công suất rất nhỏ mà ko suy giảm tín hiệu
hoạt động ở mọi tần số
tín hiệu lối vào ngay lập tức đc khuếch đại thành tín hiệu lối ra
ko gây nhiễu trg quá trình khuếch đại
thiết bị đầu ra
relay điện từ
Relay (hay còn gọi là rơ-le) là công tắc điện tử có khả năng bật tắt một dòng có cường độ lớn hơn nhiều so với dòng đang vận hành.
Relay như một đòn bẩy điện, có tác dụng chuyển mạch. Relay được bật vận hành bằng 1 dòng điện có cường độ nhỏ nhưng có khả năng bật giúp các thiết bị khác sử dụng dòng có cường độ lớn hơn nhiều so với dòng hiện hành
Chức năng
thu hẹp khoảng cách về cường độ dòng diện trong mạch
bảo vệ mạch điện, đóng cắt khi xuất hiện tình trạng quá tải áp hoặc dưới dòng
chia tín hiệu đến các thiết bị khác trong sơ đồ mạch điện điều khiển
chuyển mạch sang các tải khác nhau
kiểm soát các hệ thống an toàn sản xuất công nghiệp, tự động hóa, ngắt mạch khi có sự cố
thực hiện các chức năng NOT, OR, AND cho hệ thống điều khiển tuần tự và khóa liên tự động an toàn
Nguyên lí hoạt động
Khi dòng điện công suất nhỏ chạy qua mạch điện thứ nhất sẽ kích hoạt nam châm điện, tạo ra từ trường, tín hiệu. Từ trường này sẽ thu hút 1 tiếp điểm để kích hoạt mạch điện thứ 2, cho phép thiết bị kết nối sử dụng dòng có cường độ lớn hơn rất nhiều.
Khi dòng điện bị ngắt, nam châm ngừng hoạt động, không tạo ra thị trường. Lúc này, tiếp điểm sẽ bị lực kéo của lò xo ban đầu kéo về vị trí cũ, tương ứng với mạch điện thứ 2 bị ngắt.
Diode phát quang (LED)
LED (light - emitting diode) là 1 linh kiện điện tử biến đổi điện năng thành quang năng với hiệu suất cao (tia hồng ngoại, tử ngoại)
phát sáng nếu có dòng điện chạy theo chiều thuận
điện áp khá nhỏ (2V) -> ko thể mắc trực tiếp vào lối ra của bộ KĐTT -> dùng điện trở có giá trị phù hợp mắc nối tiếp
Bộ hiển thị
là 1 linh kiện điện tử hiển thị trực tiếp các giá trị cần đo (vôn kế, ampe kế, nhiệt kế,...)
ứng với mỗi giá trị đo, có 1 giá trị của góc quay tương ứng. đánh dấu góc quay này, ghi lại giá trị tương ứng của đại lượng đó -> vạch chia mới trên thang chia độ
QH giữa đại lượng và góc quay là tuyến tính -> các vạch chia trên thang chỉ thị sẽ đều nhau và ngược lại