Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Từ (tình thái từ, danh từ, động từ, tính từ, Đại từ, số từ, phó từ, thán…
Từ
tình thái từ
Từ dùng để thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ:
à, ư, hả, hử, nhỉ, chăng, chứ,... (nghi vấn)
đi, nào, với (cầu khiến)
thay, sao... (cảm thán)
ạ, nhé, cơ mà... (sắc thái tình cảm)
danh từ
khái niệm
Danh từ là một phần ngữ pháp cơ bản trong ngôn ngữ, được sử dụng để chỉ người, địa điểm, sự vật, hoặc khái niệm...
phân loại
danh từ chung : danh từ để chỉ tên gọi chung của sự vật, hiện tượng. VD:cá, dừa, ...
danh từ riêng là tên riêng của một sự vật như tên người, tên địa danh. VD: Minh, An, ...
động từ
khái niệm
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người và sự vật. Động từ thường giữ vai trò là vị ngữ trong câu.
phân loại
chỉ hoạt động:Chỉ hành động chủ động. VD: chạy, nhảy, ...
chỉ trạng thái: Chỉ hành động bị động. VD: ngủ, vui, buồn, ...
tính từ
khái niệm
Tính từ chỉ màu sắc: tím, hồng, vàng, xanh, đỏ,...
Tính từ chỉ hình dáng: tròn, vuông, béo, gầy, cao, thấp,...
Tính từ chỉ tính cách: hiền, dữ, ngoan, hư, chăm chỉ, siêng năng, thật thà,...
khái niệm
Tính từ là những từ được dùng để miêu tả đạc điểm hoặc tính chất của sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,... Tính từ thường miêu tả các đặc điểm bên ngoài như ngoại hình, kích thước, hình dáng, màu sắc,... hoặc miêu tả các đặc tính bên trong như tính cách,...
Đại từ
phân loại
Đại từ nhân xưng được dùng để thay thế danh từ, động từ, cụm danh từ,... chỉ người hoặc vật khi không muốn trùng lặp, nhắc lại. Nó được chia thành 3 ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. VD: tớ, câu,...
Đại từ nghi vấn được dùng để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả của sự việc, hành động. Đại từ nghi vấn chia làm 2 loại là đại từ để hỏi người và vật (ai, gì, sao, đâu,...) và đại từ để hỏi số lượng (bao nhiêu, bấy nhiêu,...)
Đại từ thay thế dùng để thay thế các sự vật, hiện tượng được nhắc đến trước đó mà không muốn nhắc lại trong câu sau. Chẳng hạn như ấy, thế, kia, nọ, này,...
khái niệm
Đại từ là từ để trỏ người, sự vật, hiện tượng cụ thể, có hoặc không có hạn định. Đại từ được dùng để thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ,... trong câu.
số từ
phân loại
Số từ chỉ số lượng: Loại số từ này thường đứng trước danh từ: Một, hai, ba,...
Số từ chỉ thứ tự: Loại số từ này thường đứng sau danh từ: Nhất, nhì, ba,...
khái niệm
Số từ là từ dùng để chỉ số lượng, thứ tự của sự vật, sự việc.
phó từ
phân loại
Các phó từ biểu hiện cách thức như chậm chạp, nhanh chóng, khéo léo, tỉ mỉ, chu đáo, tận tình, nghiêm túc, và cẩn thận.
Phó từ diễn đạt mức độ như rất, cực kỳ, lắm, tương đối, hơi, và khá.
Các phó từ liên quan đến trạng thái như đang, đã, còn, đều, vẫn, mới, sắp, và sẽ.
Nhóm phó từ chỉ ý nghĩa như thật vậy, có lẽ vậy, chắc chắn, và cũng vậy.
Các phó từ chỉ tần suất như thường, luôn, đôi khi, hiếm khi, và chẳng bao giờ.
Nhóm phó từ chỉ thời gian như lúc, khi, đêm, khuya, sáng, trưa, chiều, tối, hôm trước, hôm nay, hôm qua, và ngày mai.
khái niệm
Đây là loại từ dùng để thể hiện tần suất thời gian, cách thức, mức độ trạng thái. Hoặc ý nghĩa của các động, tính và trạng từ khác có trong câu đó.
thán từ
khái niệm
Trợ từ là từ loại phổ biến thường gặp, trong cuộc sống thường ngày đôi khi chúng ta đang sử dụng trợ từ mà không hay biết mình đang sử dụng chúng. Trợ từ có thể phân loại thành hai nhóm chính: trợ từ để nhấn mạnh và trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng.
phân loại
Trợ từ để nhấn mạnh: đúng với tên gọi, trợ từ này có vai trò nhằm nhấn mạnh cho một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó trong câu. Thường là các từ như: "những, cái, thì, mà, là ...."
Trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc, hiện tượng: trợ từ này có vai trò đánh giá, xác định về sự vật, sự việc, hiện tượng cái mà được người nói, người viết đang muốn nhắc đến. Thường là các từ như "chính, chính là, đích là..."
quan hệ từ
phân loại
Quan hệ liệt kê: Tôi và bạn ấy học chung một lớp.
Quan hệ nhân - quả: Sáng nay tôi dậy muộn do hôm qua thức khuya.
Quan hệ sở hữu: Chiếc xe này của bạn đẹp quá!
Quan hệ so sánh: Cô ấy xinh như hoa hậu!
Quan hệ tương phản: Hôm nay trời nắng nhưng không nóng nực.
Quan hệ định vị: Quyển vở ở trong cặp.
lượng từ
Từ dùng để chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Ví dụ: Tất cả, mọi, những, mấy, vài, dăm, từng, các, mỗi..
chỉ từ
Từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. Ví dụ: này, kia, ấy, nọ
trợ từ
là những từ thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó được nói đến trong câu.Ví dụ: Một số trợ từ phổ biến chúng ta thường gặp trong văn phong giao tiếp hoặc văn viết hàng ngày: "những, chính, đích, ngay, thì, là, chỉ...."
khái niệm
Quan hệ từ là từ nối các từ trong câu, các câu trong đoạn với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau. Công dụng chính của quan hệ từ là kết nối các thành phần trong câu, trong đoạn văn với nhau.