Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (INTERNATIONAL FINANCE), image, image, image, image -…
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (INTERNATIONAL FINANCE)
I. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1.KHÁI NIỆM
-Theo Investopedia, tài chính quốc tế, đôi khi được gọi là kinh tế vĩ mô quốc tế
+Là nghiên cứu về tương tác tiền tệ giữa hai hoặc nhiều quốc gia
+Tập trung vào các lĩnh vực như đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ giá hối đoái tiền tệ.
-Theo Yuriy Kozak (2015)
+Tài chính quốc tế được định nghĩa là một tập hợp các quan hệ để tạo và sử dụng các quỹ (tài sản)
+Cần thiết cho hoạt động kinh tế đối ngoại của các công ty quốc gia và quốc tế
-Tài chính quốc tế bao gồm
+Tài chính đối ngoại của một quốc gia
+Tài chính quốc tế thuần túy
+Trong đó hoạt động tài chính quốc tế thuần túy được hiểu là hoạt động tài chính của các tổ chức quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ, hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia, hay còn gọi là các công ty quốc tế.
-Tài chính quốc tế là sự di chuyển tiền vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân sự giữa các quốc gia… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quĩ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong các quan hệ quốc tế.
VD:
Giả sử rằng Công ty XYZ ở Canada đã bắt đầu yêu cầu thanh toán cho dịch vụ được cung cấp cho Công ty LMN ở Úc. Tại đây, bạn đã quan sát thấy rằng một giao dịch quốc tế được bắt đầu cho các dịch vụ do Công ty XYZ cung cấp cho Công ty LMN. Các giao dịch như vậy được phân loại theo các giao dịch tài chính quốc tế và nó yêu cầu các luật tài chính quốc tế phải tuân theo đối với các giao dịch đó.
2. BẢN CHẤT
-Thứ nhất,
tài chính quốc tế được hiểu là tất cả các hoạt động tài chính gắn với các chủ thể tham gia vào các quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao.
-Thứ hai,
phạm vi, môi trường hoạt động của tài chính quốc tế diễn ra trên bình diện quốc tế, tức là không bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia mà là các quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia với nhau.
-Thứ ba,
thực chất hay nội hàm cơ bản của hoạt động tài chính quốc tế là sự vận động của các luồng tiền tệ giữa các quốc gia gắn với các quan hệ quốc tế nói trên.
-Thứ tư,
sự vận động của các luồng tiền tệ được thực hiện giữa các quốc gia nên thường được biểu hiện thông qua nhiều đồng tiền khác nhau.
3. VAI TRÒ
-Công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
+Thông qua các hoạt động tài chính quốc tế, các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật, lao động,... được phân phối lại trên phạm vi thế giới.
-Thúc đẩy các nền kinh tế các quốc gia nhanh chóng hội nhập theo xu thế.
+Việc mở rộng các hình thức tín dụng quốc tế
+Đầu tư quốc tế
+Tham gia các thị trường vốn
+Thị trường tiền tệ
+Thị trường hối đoái quốc
+Mở rộng thương mại và dịch vụ quốc tế…
Vừa góp phần phát triển kinh tế trong nước vừa thúc đẩy hoàn thiện chính sách và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các yêu cầu của các tổ chức quốc tế và khu vực.
-Hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính
-Tài chính quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nền kinh tế:
+Tài chính quốc tế là một công cụ quan trọng để tìm ra tỷ giá hối đoái, so sánh tỷ lệ lạm phát, tìm hiểu về việc đầu tư vào chứng khoán nợ quốc tế, xác định tình trạng kinh tế của các quốc gia khác và phán đoán thị trường nước ngoài.
+Một hệ thống tài chính quốc tế duy trì hòa bình giữa các quốc gia. Nếu không có một biện pháp tài chính vững chắc, tất cả các quốc gia sẽ hoạt động vì lợi ích của mình. Tài chính quốc tế giúp giải quyết vấn đề đó.
+Các tổ chức tài chính quốc tế, chẳng hạn như IMF, Ngân hàng Thế giới, v.v., cung cấp vai trò hòa giải viên trong việc quản lý các tranh chấp tài chính quốc tế.
4.NỘI DUNG
-Theo các quan hệ tiền tệ
+Các quan hệ thanh toán quốc tế
+Viện trợ quốc tế không hoàn lại
+Tín dụng quốc tế
+Đầu tư chứng khoán quốc tế
+Đầu tư quốc tế trực tiếp
-Theo các quỹ tiền tệ
+Các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể của từng quốc gia,
+Các quỹ tiền tệ trực thuộc các chủ thể khu vực,
+Các quỹ tiền tệ trực thuộc các tổ chức quốc tế toàn cầu,
+Các quỹ tài chính của các công ty đa quốc gia.
-Theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế:
+Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức phi tài chính,
+Hoạt động tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại,
+Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty kinh doanh bảo hiểm,
+Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty chứng khoán,
+Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức tài chính –tín dụng quốc tế,
+Hoạt động tài chính quốc tế của Nhà nước.
-Từ góc độ kinh tế vĩ mô
+Tỷ giá hối đoái và các vấn đề về các chế độ tỷ giá,
+Cơ chế xác định tỷ giá và các nhân tố quyết định tỷ giá,
+Chính sách tỷ giá của Chính phủ các nước;
+Cán cân thanh toán quốc tế với các vấn đề về lý thuyết, chính sách, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung và vai trò của cán cân thanh toán quốc tế;
+Hệ thống tiền tệ quốc tế và các thị trường tiền tệ quốc gia chủ yếu;
+Nợ nước ngoài.
-Từ góc độ thị trường: Nội dung tài chính quốc tế được nhấn mạnh tới vấn đề quản trị tài chính vi mô, bao gồm:
+Đánh giá và quản trị rủi ro quốc tế
+Các thị trường tài chính cụ thể như:
Thị trường tiền tệ quốc tế,
Thị trường trái phiếu quốc tế,
Thị trường cổ phiếu quốc tế.
II. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. KHÁI NIỆM
-Tỷ Giá Hối Đoái Là
+Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
+Là tỷ lệ trao đổi đồng tiền giữa hai quốc gia.
-Ví dụ,
nếu một công ty Hoa Kỳ muốn mua một số hàng hóa từ một công ty ở Nhật Bản, họ sẽ phải trả tiền bằng đồng yen. Tỷ giá hối đoái sẽ quyết định số tiền đô la Mỹ mà công ty Hoa Kỳ sẽ phải trả để mua số hàng hóa đó.
-Ví dụ,
tỷ giá trung tâm ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố trên website ngày 15/06/20XX là 1 USD = 23.134 VND. Điều này có nghĩa 23.134 VND đổi được 1 USD hay 1 USD có giá là 23.134 VND.
-Để thống nhất và tiện lợi trong các giao dịch ngoại hối, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Standard Organization) quy ước tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng ba ký tự (XXX). Trong đó hai ký tự đầu tiên là tên quốc gia và ký tự cuối là tên gọi của đồng tiền.
Ví dụ:
USD
-Tỷ giá hối đoái được cấu thành bởi hai thành phần chính:
+Đồng tiền yết giá (Commodity currency – kí hiệu: C): là đồng tiền biểu thị giá trị của nó thông qua đồng tiền khác, thường có số lượng đơn vị cố định là 1 hoặc 100 (đối với các đồng tiền có giá trị nhỏ).
+Đồng tiền định giá (Terms currency – kí hiệu: T): là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền khác, có số lượng không ổn định và thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
*Có hai phương pháp thể hiện tỷ giá hối đoái là phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp và phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp.
-Trực tiếp
+Phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá hối đoái bằng cách so sánh giá trị của đồng tiền của một quốc gia với đồng tiền của một quốc gia khác.
+Phương pháp này thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế và các hoạt động đầu tư ngoại hối.
-Gián tiếp
+Phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp là phương pháp thể hiện tỷ giá hối đoái bằng cách so sánh giá trị của một đơn vị tiền tệ với một giỏ đồng tiền, thường là giỏ đồng tiền của các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường ngoại hối như đô la Mỹ, euro, yen Nhật và bảng Anh.
+Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các chỉ số tỷ giá ngoại tệ quốc tế như chỉ số USD.
2. PHÂN LOẠI
-Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
+Tỷ giá mua vào – Bid Rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng thương mại sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá và bán ra đồng tiền định giá.
+Tỷ giá bán ra – Ask/Offer Rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng thương mại sẵn sàng bán ra đồng yết giá và mua vào đồng tiền định giá.
+Trên thực tế, giá mua vào luôn thấp hơn giá bán ra để đảm bảo ngân hàng luôn có lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ.
Ví dụ
: USD/VND = 22.848 – 23.060
Nghĩa là, ngân hàng thương mại sẽ mua USD vào với giá 22.848 VND và
bán USD cho khách hàng với giá 23.060 VND
-Căn cứ vào phương thức thanh toán
+Tỷ giá chuyển khoản – Transfer Rate: là tỷ giá áp dụng cho các
giao dịch mua bán ngoại tệ là khoản tiền gửi tại ngân hàng.
+Tỷ giá tiền mặt – Bank Note Rate: là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.
-Căn cứ vào thời gian thanh toán
+Tỷ giá giao ngay (Spot rate): Tỷ giá giao ngay được thỏa thuận ngày hôm nay (ngày giao dịch) và việc thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo
+Tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate): Tỷ giá kỳ hạn thuộc loại tỷ giá có thời hạn, là tỷ giá được xác định ngày hôm nay (ngày giao dịch) nhưng việc thực hiện phải từ ba ngày trở lên hoặc vào một thời điểm thỏa thuận trong tương lai.
-Căn cứ vào mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số lạm phát
+Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (the nominal exchange rate): tỷ giá mà tại đó người ta có thể trao đổi đơn vị tiền tệ của một quốc gia này lấy đồng tiền của một quốc gia khác.
+Tỷ giá hối đoái thực (The Real Exchange Rate): tỷ giá mà tại đó một người có thể thay đổi hàng hóa và dịch vụ từ một quốc gia này cho hàng hóa và dịch vụ từ một quốc gia khác. Đây là chi phí của một rổ hàng hoá ở một quốc gia so với chi phí của cùng một rổ hàng hoá ở một quốc gia khác.
Tỷ giá hối đoái thực =Giá đô la của hàng nội địa /Giá đô la của hàng ngoại
-Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái
+Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong việc tác động tương đối đến mức giá cả giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài.
+Là công cụ để tính toán và so sánh các giá trị nội tệ và ngoại tệ, là thước đo sức mua dựa trên mức cung cầu của một đất nước.
+Là yếu tố quyết định trực tiếp đến hoạt động về xuất nhập khẩu hàng hóa, cân bằng thị trường cũng như nền thương mại giữa các nước với nhau.
3.PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ TRONG DÀI HẠN 03 QUY LUẬT MỘT GIÁ (The Law of One Price)
Quy luật này được phát biểu như sau: “Trong một thị trường hiệu quả, tất cả các hàng hóa giống nhau phải được bán với cùng 1 giá”.
+Quy luật một giá dựa trên khái niệm chênh lệch giá (arbitrage) - ý tưởng này cho rằng các sản phẩm giống nhau sẽ được bán với cùng một mức giá.
+Quy luật một giá tồn tại bởi vì sự khác biệt giá tài sản ở các địa điểm khác nhau cuối cùng sẽ bị loại bỏ do kinh doanh chênh lệch giá.
+Chúng ta có thể thấy quy luật một giá hầu như không đúng thực tế. Vì dù có cùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ thì thực tế là luôn được bán với giá rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Tại sao?
III. LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA (PPP – 03 Theory of Purchasing Power Parity)
-Một trong các lý thuyết nổi bật nhất về cách xác định tỷ giá hối đoái là lý thuyết ngang bằng sức mua. Lý thuyết này phát biểu rằng tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền bất kỳ sẽ điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá chung của hai nước.
+Lý thuyết PPP vẫn tôn trọng giả định như quy luật một giá là không tồn tại chi phí giao dịch và thuế quan, thị trường là hoàn hảo, rất nhiều người mua và người bán tham gia vào thị trường cũng nhưng không ai có thể chi phối giá cả, tất cả thông tin đều được biết như nhau và hàng hóa là giống nhau ở cả hai quốc gia.
+Lý thuyết PPP vẫn tôn trọng giả định như quy luật một giá là không tồn tại chi phí giao dịch và thuế quan, thị trường là hoàn hảo, rất nhiều người mua và người bán tham gia vào thị trường cũng nhưng không ai có thể chi phối giá cả, tất cả thông tin đều được biết như nhau và hàng hóa là giống nhau ở cả hai quốc gia.
-Tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:
+Tỷ lệ lạm phát
Lãi suất
Nợ công
Trao đổi thương mại
+Các yếu tố tác động dài hạn
Mức giá chung
Rào cản thương mại
Cầu nhập khẩu và cầu xuất khẩu
Năng xuất lao động
+Các yếu tố tác động ngắn hạn
Trạng thái cân bằng trên thị trường đô la
Sự thay đổi trong cung và cầu đối với đô la
+Tổng hợp các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái ngắn hạn như sau
Lãi suất nội tệ và ngoại tệ: nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất trên thị trường quốc tế, sẽ thu hút lượng vốn nhàn rỗi từ thị trường quốc tế chảy vào trong nước.
+Tác động của yếu tố tâm lý
Khi có các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội như thay đổi
Chính phủ, chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng... sẽ có tác động tới tâm lý người sử dụng và kinh doanh tiền tệ
+Tác động của Chính phủ
Nếu xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu thì cung ngoại tệ tăng nhanh hơn cầu ngoại tệ, giá ngoại tệ sẽ giảm và ngược lại,
Nếu nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu thì cầu ngoại tệ sẽ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ và ngoại tệ tăng giá.
IV. CÁC CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TỶ GIÁ
-Chế độ tỷ giá neo cứng (hard pegs)
+Thông thường áp dụng cho các quốc gia chưa có đồng tiền pháp định riêng, chế độ đô la hóa hay liên minh hội đồng tiền tệ
+Tác dụng của chế độ neo cứng tỷ giá là giúp duy trì được sự ổn định của đồng nội tệ và thị trường tiền tệ trong nước.
-Chế độ tỷ giá neo mềm (soft pegs)
+Thường theo cơ chế đồng tiền của một quốc gia chọn đồng tiền mạnh để cố định, cho phép thay đổi theo một điều kiện nào đó như số lần được can thiệp, biên độ điều chỉnh so với tỷ giá cố định.
+Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventional Fixed Peg), Tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng (Pegged exchange rate within horizontal bands), Tỷ giá cố định trượt - con rắn tiền tệ (Crawling pegs), Tỷ giá cố định trượt có biên độ (Crawling Bands).
+Áp dụng: China, Vietnam, Maroc, Bolivia...
-Chế độ tỷ giá thả nổi (floating arrangements):
+Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước (Managed Floating with No Predetermined Path for the Exchange Rate)
+Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Independently Floating)
+Trong cơ chế thả nổi hoàn toàn, chính sách tiền tệ độc lập với chính sách tỷ giá, và Mỹ là điển hình cho cơ chế thả nổi hoàn toàn.
-Chế độ tỷ giá khác
+Đơn giản là những cơ chế tỷ giá nào không đáp ứng ba loại trên thì xếp vào nhóm này.
+Các quốc gia thường chuyển đổi hoặc kết hợp các cơ chế chính sách khác nhau nên hình thành các chế độ quản lý tỷ giá phong phú hơn.
-Liên minh tiền tệ (Moneytary Union):
+Được hiểu là sự hình thành một hệ thống tiền tệ chung
+Bao gồm cả việc thành lập một ngân hàng, một đồng tiền chung và cùng thực thi một chính sách tiền tệ - tín dụng và chính sách ngoại hối chung.
-Đô la hóa/ Euro hóa (Dollarization/Euroization):
+Là hình thức một loại ngoại tệ đóng vai trò như đồng tiền pháp định.
+Đô la hóa nói chung là một biện pháp sử dụng ngoại tệ làm căn cứ để điều hành tất cả các loại dịch vụ tiền tệ trong nền kinh tế nội địa.
+Chính sách tiền tệ được neo vào đồng tiền của một quốc gia cố định.
-Hội đồng tiền tệ (Currency board)
+Là cơ chế tiền tệ dựa trên cơ sở pháp lý gắn đồng tiền trong nước với một ngoại tệ cụ thể theo tỷ giá cố định kèm những ràng buộc cho cơ quan phát hành.
+Ràng buộc này ám chỉ việc phát hành nội tệ chỉ với những ngoại hối được đảm bảo bằng tài sản nước ngoài.
-Chế độ tỷ giá cố định thông thường (Conventional Fixed Peg)
+Là chế độ mà quốc gia sẽ neo đồng tiền cố định với một ngoại tệ hoặc một rổ ngoại tệ của các đối tác kinh doanh thương mại chính hoặc nền kinh tế lớn
-Tỷ giá cố định với biên độ dao động rộng (Pegged exchange rate within horizontal bands)
+Là chế độ mà giá trị của đồng tiền duy trì trong phạm vi 1% theo tỷ giá trung tâm, hay biên lớn nhất và nhỏ nhất cho phép hơn 2%.
+Cơ chế này được áp dụng tại các nước Eurozone khi so đồng Euro với đồng tiền của quốc gia thành viên (hệ thống ERM II).
-Tỷ giá cố định trượt - con rắn tiền tệ (Crawling pegs)
+Là phương pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái từ từ khi những biến động của thị trường hối đoái có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái cố định của đồng tiền trong nước không phản ánh đúng những thay đổi trên thị trường.
-Tỷ giá cố định trượt có biên độ (Crawling Bands)
+Là chế độ tỷ giá phải được duy trì thấp hơn biên độ 2% ổn định trong 6 tháng hoặc dài hơn, nhưng không được thả nổi.
-Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước (Managed Floating with No Predetermined Path for the Exchange Rate)
+Cơ quan quản lý tiền tệ tác động đến tỷ giá hối đoái mà không có một lộ trình hoặc mục tiêu tỷ giá hối đoái cụ thể.
-Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Independently Floating):
+Tỷ giá hối đoái được xác định trên thị trường mà không có sự can thiệp của cơ quan quản lý.
-Phương pháp can thiệp trực tiếp
+Dùng đồng nội tệ để mua hoặc bán đồng ngoại tệ nhằm gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
+Để can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không gây ra lạm phát hoặc ảnh hưởng đến các mục tiêu của chính phủ, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng phương thức can thiệp vô hiệu hóa.
+Can thiệp vô hiệu hóa được ngân hàng trung ương tiến hành bằng cách thực hiện đồng thời song song hai giao dịch (1) trên thị trường ngoại hối và (2) trên thị trường mở.
-Phương pháp can thiệp gián tiếp
+Ngân hàng trung ương có thể can thiệp gián tiếp vào tỷ giá thông qua chính sách hoặc hàng rào thương mại
+Với can thiệp thông qua chính sách của cơ quan quản lý, NHTW có thể tác động đến giá trị đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ.