Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Diễn biến quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884)., Pháp đánh cửa…
Diễn biến quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884).
Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp- Tây đã kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng (Quảng Nam).
Âm mưu tiến hành kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp từ đó nhằm tiêu diệt sinh lực của triều đình Huế và bóp chết sức kháng chiến của chế độ phong kiến triều Nguyễn
Lý do Pháp chọn Đà Nẵng:
-Vì nơi đây là cảng biển nước sâu nên tàu chiến chúng dễ dàng ra vào.
-Lợi dụng sự ủng hộ của giáo dân vùng này mà bọn gián điệp đội lốt giáo sỉ hoạt động trong đất liền đã báo cáo là khá mạnh.
1-9-1858 chúng ra lệnh cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải sau đó cho quân đổ bộ bán đảo Sơn Trà
Triều đình Huế phái nhiều quân tướng tăng cường phòng thủ. Tướng Nguyễn Tri Phương huy động quân dân đắp lũy chạy dài từ bờ biển vào phía trong để bao vây địch ngoài bãi biển.
Thực hiện vườn không nhà trống đưa dân vào trong để tránh bị giặt bắt đi lính, nộp lương thực hay cung cấp thông tin
Chiến thuật phát huy tác dụng khi nhiều lần Pháp - Tây Ban Nha bị đánh bật và thất bại nặng nề. Bị sa lầy sau 5 tháng chiến tranh khiến chúng hầu như dậm chân tại chổ, lại thêm việc không hợp khí hậu nên binh lính bị ốm đau và chết khá nhiều. Giặc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan
Pháp chuyển hướng tấn công Nam Kỳ
Tướng chỉ huy hải quân Pháp là Giơnuity quyết định chỉ để lại một lực lượng nhỏ phòng thủ, cầm chân quân Nguyễn. Số còn lại tìm theo mùa gió Bắc giăng buồm vào Nam đi đánh chiếm Gia Định.
Ngày 9/2/1859, chúng tiến đến Vũng Tàu.
Ngày 10/2/1859, chúng bắt đầu tấn công các pháo đài Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa mở đường tiến vào Gia Định.
Sáng ngày 16, địch đánh chiếm cả 2 pháo đài bảo vệ thành Gia Định, dàn trận ngay trước mặt thành.
1 more item...
Pháp đánh Bắc Kỳ lần 1
11/10/1873, Đội tàu chiến của Gácnie khởi hành từ Sài Gòn ra tới Hà Nội ngày 5/11
16/11/1873, Gácnie tự tiện tuyên bố mở đường sông Hồng cho chuyên chở hàng hóa, buôn bán và thiết lập chế độ thuế quan mới
Sáng 19/11, Gácnie gửi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương phải giải giáp quân đội, rút hết súng trên thành, khai phóng sông Hồng
Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên (23/11), Phủ Lí (26/11), Hải Dương (3/12), Ninh Bình (5/12) , Nam Định (12/12)
Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi) chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh
Thừa lúc Gacnie đánh xuống Nam Định, cánh quân triều đình Hoàng Tá Viêm đóng ở Sơn Tây phối hợp với cánh quân triều đình ở Trương Quan Đàn ở Bắc Ninh tấn công Hà Nội, đi theo Hoàng Tá Viêm lúc đó còn có đội quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
18/12/1873, nghe tin đó Gácnie vội vã kéo quân từ Nam Định về
1 more item...
Pháp tấn công cửa biển Thuận An
Cuối tháng 7 - 1883 nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.
Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883).
Nội dung của Hiệp ước Hác-măng
Đại Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt.
Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.
1 more item...
Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2
Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.
Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến của Pháp, ngày 3 - 4 - 1882 quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng. Đến trưa, thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử để bảo toàn khí tiết.
Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp; đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng toả đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Ngày 19-5-1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ Đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh.
Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động.
Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch sẽ rút quân (như năm 1873).
Pháp đánh cửa biển Đà Nẵng