Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Lý thuyết đạo đức của Kolhberg - Coggle Diagram
Lý thuyết đạo đức của Kolhberg
Nội dung
Phát triển lý thuyết của mình dựa trên quan điểm của Piage về đạo đức.
Nghiên cứu nhận thức đạo đức dựa trên tình huống đạo đức (tình huống tiến thoái lưỡng nan của Heinz) và cách con người suy nghĩ về đúng – sai trong tình huống đạo đức.
Bao gồm 3 cấp bậc với 6 quy tắc
Tiền quy ước
Quy tắc cứng nhắc, tránh phạt
Quy tắc thay đổi theo nhu cầu
cá nhân, nhằm thưởng
Quy ước
Quy tắc để bảo vệ lợi ích
người thân
Quy tắc để bảo vệ lợi ích xã
hội
Hậu quy
ước
Đề cao nhân quyền
Tự đề ra chuẩn mực đạo đức
của riêng mình
Ứng dụng của thuyết trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Cách 1: sử dụng hình mẫu đạo đức (như Martin Luther King, Bác Hồ) để truyền bá các lập luận đạo đức bậc cao.
Cách 2: cho học sinh thảo luận về tình huống đạo đức với người ở 1 bậc cao hơn mình.
Chẳng hạn như: Khuyến khích tư duy đạo đức. Tạo môi trường học tập khuyến khích hành vi đạo đức. Khen thưởng hành vi đạo đức,...
Cấp bậc 1: Tiền quy ước
Giai đoạn này tuân thủ luật lệ và định hướng trừng phạt. Quan niệm luật lệ là cố định và chuẩn chỉnh. Hành động đúng đắn là hành động đáp ứng nhu cầu của bản thân tốt nhất. Có thể nhân nhượng nếu đáp ứng mối bận tâm của bản thân.
Độ tuổi: Phổ biến ở trẻ nhỏ, cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Ví dụ: Trẻ em ngoan ngoãn vì sợ bị cha mẹ phạt. Người lớn tuân thủ luật pháp để tránh bị tù.
Cấp bậc 2: Quy ước
Giai đoạn: Định hướng tương tác liên nhân, con người bắt đầu quan tâm đến việc duy trì trật tự xã hội và tuân thủ luật lệ.
Đặc điểm: Tập trung đáp ứng kỳ vọng và quy tắc của xã hội. Nhấn mạnh tuân thủ, hành xử tử tế và cân nhắc ảnh hưởng của quyết định lên mối quan hệ để duy trì trật tự xã hội.
Độ tuổi: Thường xuất hiện ở thanh thiếu niên. Cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Ví dụ Học sinh ngoan ngoãn học tập để làm hài lòng cha mẹ và thầy cô. Người lớn tuân thủ luật pháp để duy trì trật tự xã hội
Cấp bậc 3: Hậu quy ước
Đặc điểm: Hình thành giá trị, ý kiến và niềm tin về người khác dựa trên khế ước xã hội và quyền cá nhân. Hành động theo nguyên tắc công bằng nội tại, bất chấp luật lệ bên ngoài.
Độ tuổi: Thường xuất hiện ở người trưởng thành. Ví dụ: Một người tham gia vào phong trào phản đối luật pháp bất công. Một người ủng hộ quyền tự do cá nhân, ngay cả khi nó đi ngược lại với chuẩn mực xã hội.
Giai đoạn hậu quy ước là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển đạo đức, trong đó con người hành động theo nguyên tắc đạo đức nội tại và sẵn sàng chống lại luật lệ bất công.
Một số phê bình về thuyết
Suy luận đạo đức có thể không dẫn đến hành vi đạo đức.
Học thuyết của Kohlberg dựa trên triết học Tây phương, tập trung vào cá nhân. Các nền văn hóa tập thể, như Á Đông, có thể có quan điểm khác về đạo đức.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Kohlberg có thể khó hiểu và trừu tượng với trẻ em.
Kohlberg chỉ nghiên cứu nam giới, dẫn đến học thuyết thiên vị nam giới.
Kohlberg tập trung vào công lý và bỏ qua các nguyên lý đạo đức khác như sự quan tâm, chăm sóc.