Đại hội IV (12/1976) nêu nhiệm vụ đối ngoại là: “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng thời tiếp tục kề vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và tất cả các dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ”. Và đưa ra nhận thức chủ quan, phiến diện về chủ nghĩa tư bản, cho rằng chế độ tư bản “đang trong cơn hấp hối”. Đánh giá chủ quan về chủ nghĩa xã hội, cho rằng chủ nghĩa xã hội là vô địch và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang có sức mạnh tổng hợp vượt trội chủ nghĩa đế quốc, đang là nhân tố quyết định sự phát triển của loài người; Đánh giá các quốc gia, các dân tộc chỉ đơn thuần theo tiêu chí chính trị như: cách mạng và phản cách mạng, xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa, tiến bộ và lạc hậu, tốt và xấu, bạn và thù; Nhìn thế giới chỉ như một vũ đài đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc. Đại hội V (2/1982) và cả Đại hội VI (12/1986), tiếp tục xác định “Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Việt Nam”.