Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN - Coggle Diagram
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Các quyền tự do cơ bản của công dân
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt giam, giữ người chỉ vì do nghi ngờ không có căn cứ pháp luật. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong 3 trường hợp sau đây, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định:
Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật và chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh bắt.
Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Đối với người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.
Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
Xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác.
Pháp luật nước ta quy định:
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
Nghiêm cấm những hành vi đánh người, đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám xét chỗ ở của công dân trong 2 trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:
Trường hợp thứ nhất: khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án như: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng…
Trường hợp thứ hai: việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được nhà nước, mọi người tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thọai, điện tín của người khác. Người nào tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Từ đó, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
Quyền tự do ngôn luận
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng các hình thức khác nhau và ở phạm vi khác nhau:
Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
Công dân có thể viết bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
Công dân có quyền được đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự; là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
Trách nhiệm của Nhà nước
Trách nhiệm của công dân
Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám chỗ ở trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.