Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Cơ sở vật chất di truyền, Bùi Tấn Thị Phương Hà - K18D12.3 - Coggle Diagram
Cơ sở vật chất di truyền
Đột biến nhiễm sắc thể
Khái niệm
Là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST
Đột biến NST ở người xảy ra do tác động của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tác động đến NST
Phân loại
Đột biến số lượng NST
Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào. Gồm đột biến lệch bội (dị bội) và đột biến đa bội.
Do các tác tác nhân vật lý, hoá học, sinh học...hoặc rối loạn quá trình sinh lý hoá sinh trong tế bào
-
Đột biến cấu trúc NST
Sự biến đổi này bao gồm: tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST, thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST đó dẫn đến biến đổi hình dạng và cấu trúc của NST
-
-
Hậu quả
Đột biến cấu trúc NST
Chuyển đoạn NST: chuyển đoạn nhỏ thường ít gây nên ảnh hưởng đến sức sống, còn chuyển đoạn lớn thường sẽ gây chết hoặc suy giảm khả năng sinh sản của cơ thể bị đột biến. Chuyển các gen mong muốn từ cây hoang dại vào cây trồng, côn trùng do đột biến chuyển đoạn phòng chống sâu bệnh gây hại.
Đảo đoạn NST: thường ít gây ảnh hưởng đến sức sống do không làm thay đổi số lượng gen, nhưng vẫn có thể làm tăng hoặc giảm khả năng sinh sản của cơ thể bị đột biến. Sự sai khác giữa các sinh vật cùng loài với nhau góp phần cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Lặp đoạn NST: làm tăng số gen trên NST dẫn đến mất cân bằng hệ gen, làm tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện của tính trạng nào đó. Ngoài ra, làm tăng sản phẩm do gen tạo ra có thể phát hiện ra nhiều ứng dụng trong cuộc sống và công cuộc sản xuất.
Mất đoạn NST: giảm số lượng gen trên NST dẫn đến mất cân bằng hệ gen, thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật. Tuy nhiên, hiện nay người ta còn lợi dụng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ gen xấu trong cây trồng,…
Đột biến số lượng NST
Số lượng NST thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng, phát triển cũng như chức năng của các cơ quan ở trong cơ thể
Đột biến số lượng NST ở thực vật: Làm mất cân bằng gen cũng như làm biến đổi hình thái ở thực vật từ hình dạng, đến kích thước…
Đột biến số lượng NST ở người: Tạo nên một số bệnh nguy hiểm ở người, ví dụ: Đao, Tớc – nơ…
-
Đột biến gen
Phân loại
Đột biến di truyền: Đột biến được di truyền từ cha mẹ và hiện diện trong suốt cuộc đời của một người ở hầu hết mọi tế bào trong cơ thể.
Đột biến mắc phải (hoặc soma): Xảy ra vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của một người và chỉ có ở một số tế bào nhất định chứ không phải ở mọi tế bào trong cơ thể. Các đột biến có được trong tế bào soma không thể truyền cho thế hệ sau.
Đột biến thay thế một cặp nucleotit: Khi thay thế một cặp nucleotit có thể làm thay đổi một axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein
Đột biến mất hay thêm một cặp nucleotit: Khi đột biến làm mất đi hay thêm vào một cặp nucleotit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của protein
Hậu quả
Đột biến gen làm thay đổi trình tự axit amin, gây nhiều đột biến có hại, giảm sức sống của cơ thể
Một số đột biến tạo ra cơ thể có sức sống tốt hơn và có khả năng chống chịu, một số là trung tính
-
Khái niệm
Là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotit trong gen
-