Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT - Coggle Diagram
HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
Thực từ - Hư từ
Thực từ:
Có ý nghĩa từ vựng. Ví dụ: mây, chim, ...
Có thể đảm nhiệm vai trò của thành tố chính và cả vai trò của thành tố phụ trong cấu tạo của cụm từ và của câu. Vid dụ: Những cơn mưa ngày càng rơi nặng hạt.
Hư từ
Không thể thực hiện được chức năng định danh
Ví dụ: Nó rất đẹp. từ "rất" bổ sung ý nghĩa mức độ cao cho tính từ "đẹp"
Chỉ bổ sung một số ý nghĩa ngữ pháp nào đó cho thực từ
Số từ
Đặc điểm
Dùng để chỉ số lượng hay thứ tự sự vật
Có khả năng kết hợp với các danh từ làm thành tố phụ chỉ số lượng sự vật (nếu đi trước danh từ), hoặc chỉ thứ tự sự vật (nếu đi sau danh từ).
Số từ cũng có khả năng độc lập thực hiện chức vụ của các thành phần câu, như làm vị ngữ. Nhưng khả năng này rất hạn chế.
Các tiểu loại
Số từ chỉ thứ tự: Dãy số chín; tầng thứ mười; ...
Số từ chỉ số. Ví dụ: năm mươi năm; ba con trâu; ...
Tính từ
Đặc điểm cơ bản
Có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, đặc điểm sự vật, của hoạt động, của trạng thái.
Có khả năng kết hợp với các phụ từ, nhất là phụ từ chỉ mức độ.
Có thể làm vị ngữ trực tiếp, làm định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ, ...
Các tiểu loại
Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù
Tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất
Tính từ chỉ đặc điểm về lượng
Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các thành tố phụ
Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ khác nhau
Tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau
Danh từ
Đặc điểm
Có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật. Ví dụ: Hổ, voi, con người, ngôi chùa, giáo viên, ...
Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số, chỉ lượng ở phía trước và các chỉ từ ở sau để tạo nên một cụm từ mà nó là trung tâm. Ví dụ: Những ngôi nhà đó...
Những từ có thể kết hợp với từ nghi vấn "nào" ở sau để cấu tạo một câu hỏi. Ví dụ: Cái điện thoại nào?
Các tiểu loại
a. Danh từ riêng
Đặc điểm: Chỉ tên riêng của người hoặc sự vật
Ví dụ: Hồ Tây; Quảng trường Ba Đình; ...
b. Danh từ chung
Danh từ tổng hợp hay tổng thể
Chúng chỉ gộp các sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau và hợp thành một loại sự vật
Ví dụ: Thầy cô; anh em; bàn ghế; bát đũa; ...
Danh từ trừu tượng
Chỉ các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần (không thể cảm nhận bằng các giác quan)
Ví dụ: Những luồng ý kiến; Các lập trường khác nhau; ...
Danh từ chỉ đơn vị
Chúng chỉ các đơn vị sự vật. Chúng kết hợp trực tiếp sau số từ, lượng từ, không có một từ nào chen vào giữa.
Ví dụ: Mười con mèo; ...
Danh từ chỉ sự vật đơn thể
Chúng chỉ các sự vật có thể tồn tại thành từng đơn thể. Kết hợp với các từ chỉ số lượng thông qua một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
Ví dụ: một trăm học sinh; năm trăm cái bút; ...
Danh từ chỉ chất liệu
Chỉ các chất, chứ không phải các vật. Khi cần tính, đếm, danh từ chỉ chất liệu có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng thông qua các danh từ chỉ đơn vị tính toán đo lường.
Ví dụ: Hai cân muối; mười héc ta đất; ...
Động từ
Đặc điểm
Động từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: đi, đứng, chạy, nhảy, ...
Ở trong câu, đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu, thành phần phụ cũng như thành phần chính. Riêng chức năng vị ngữ, động từ có thể đảm nhiệm được một cách trực tiếp.
Chức năng tiêu biểu nhất của động từ trong câu là vị ngữ
Các tiểu loại cơ bản
Các động từ thường không dùng độc lập
Động từ chỉ sự biến hoá
Động ừ chỉ diễn tiến của hoạt động
Động từ tình thái
Động từ quan hệ
Động từ độc lập
Nội động từ
Gồm các nhóm nhỏ
Nhóm chỉ tư thế
Nhóm chỉ sự tự di chuyển
Nhóm động từ chỉ quá trình
Nhóm chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí
Nhóm chỉ trạng thái tồn tại
Ngoại động từ
Gồm các nhóm nhỏ
Động từ tác động
Động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian
Động từ chỉ hoạt động phát - nhận
Động từ chỉ hoạt động nối kết các đối tượng
Động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến
Động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng
Động từ chỉ hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng.
Đại từ
Đặc điểm
Có chức năng để xưng hô, để trỏ hoặc để thay thế cho các từ thuộc danh từ, động từ, tính từ, số từ, ...
Có thể làm thành phần chính trong câu. Nhưng không không có chức năng định danh, không liên hệ tới đối tượng cụ thể.
Ví dụ: "bạn" - không dùng để biểu hiện một người nào cụ thể mà chỉ để xác định đối tượng trong giao tiếp
Các tiểu loại
Căn cứ vào mục đích sử dụng
Đại từ xưng hô
Đại từ chỉ định
Căn cứ vào chức năng thay thế
Đại từ thay thế cho động từ
Đại từ thay thế cho số từ
Đại từ thay thế cho danh từ
Phụ từ (phó từ, từ kèm)
Đặc điểm
Về mặt ý nghĩa: Phụ từ không thực hiện được chức năng gọi tên mà chỉ là dấu hiêu cho một loại ý nghĩa nào đó mà thôi.
Không đảm nhiệm vai trò thành tố chính của cụm từ, câu.
Ví dụ: Cơn mưa đã tạnh. Từ "đã" là một phụ từ làm dấu hiệu chỉ thời gian đã qua, làm thành tố phụ cho từ "tạnh" tạo thành cụm vị ngữ trong câu.
Các tiểu loại
Phụ từ đi kèm với danh từ
Phụ từ đi kèm với động từ và tính từ
Quan hệ từ
Đặc điểm
Là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, cụm từ , câu.
Chúng không đảm nhiệm vai trò thành tố chính lẫn thành tố phụ trong cụm từ.
Chúng chỉ thực hiện chức năng liên kết các từ, cụm từ, câu
Ví dụ: Hoa và Lan là học sinh lớp 6
Các tiểu loại
Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập: và, với, rồi, nhưng, song, mà,...
Quan hệ từ phục vụ cho quan hệ chính phụ: của, bằng, rằng, với, vì, tại, bởi, do, ...
Tình thái từ
Đặc điểm
Là từ biểu lộ thái độ, tình cảm của người nói (viết) đối với nội dung câu hoặc người tham gia hoạt động giao tiếp.
Không thể đóng vai trò thành phần cấu tạo trong cụm từ, cau mà chỉ được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm.
Ví dụ: Vâng ạ! Em hiểu rồi ạ. (Thái độ tôn trọng người giao tiếp)
Các tiểu loại
Tiểu từ tình thái
Trợ từ nhấn mạnh
Từ cảm thán