Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các mặt bệnh phổ biến tại khoa - Coggle Diagram
Các mặt bệnh phổ biến tại khoa
Nhiễm trùng tiểu
Triệu chứng
Rối loạn đi tiểu: tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu gấp, tiểu dầm.
Bất thường tính chất nước tiểu (màu/mùi): tiểu đục, tiểu mủ, tiểu máu, tiểu nặng mùi.
Triệu chứng toàn thân
Kích thích, quấy khóc.
Nôn ói, tiêu chảy
Biếng ăn, bỏ bú
Đau bụng, đau hông lưng ở trẻ lớn
Sốt cao: nhiệt độ >38,5 độ C
Điều trị
Điều trị hỗ trợ
Hạ sốt
Bù nước và điện giải
Dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ
Theo dõi đáp ứng điều trị và tái khám định kỳ
Kháng sinh
NTT dưới:
+KS đường uống 5-7 ngày
+Sulfamethoxazole và Trimethoprim, Amoxicillin, Ampicillin, Nitrofurantoin.
NTT trên:
+KS đường tĩnh mạch 10-14 ngày
+Cefotaxim, Ceftriaxone phối hợp với nhóm Aminoglycosid.
Yếu tố nguy cơ
Bất thường đường niệu (trào ngược bàng quang – niệu quản, hẹp bao quy đầu, dính mép môi lớn…)
Bé gái > bé trai (niệu đạo ngắn hơn)
Thói quen nhịn tiểu, vệ sinh không đúng cách.
Suy giảm miễn dịch.
Biến chứng
Cấp:
+Tại thận: áp xe thận, áp xe quanh thận, hoại tử nhú thận.
+Toàn thân: nhiễm trùng huyết, suy thận cấp.
Mạn: Sẹo thận,tăng huyết áp, suy thận mạn.
Nguyên nhân
Một số khác: Klebsiella, Proteus, Enterobacter…
Vi khuẩn (đa số là E. coli)
Phòng ngừa
Vệ sinh vùng sinh dục đúng cách.
Uống đủ nước, không nhịn tiểu.
Điều trị triệt để các dị dạng đường tiết niệu nếu có.
Hướng dẫn phụ huynh nhận biết sớm triệu chứng tái phát.
Phân loại
Theo vị trí
NTT trên (Viêm đài bể thận): NT nhu mô thận và gây triệu chứng toàn thân và tại chỗ (Viêm thận – bể thận).
NTT dưới (Viêm bàng quang): NT giới hạn ở đường tiểu dưới có triệu chứng rối loạn đi tiểu là chủ yếu (Viêm bàng quang, viêm niệu đạo).
Theo diễn tiến
Cấp tính: thời gian mắc bệnh ngắn (< 1 tháng)
Tái phát
≥ 2 đợt NTT trên
1 đợt NTT trên ± ≥ 1 đợt NTT dưới
≥ 3 đợt NTT dưới
Mạn tính Thời gian mắc bệnh dài (> 1 tháng) hoặc tái phát nhiều lần trong 6 tháng.
Định nghĩa
Gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ
Nhiễm trùng tiểu (NTT) là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu do vi trùng.
Suy thận mạn
Yếu tố nguy cơ
Bệnh lí huyết áp và tim mạch
Thiếu nước mạn tính, thiếu Na, Kali, loạn dưỡng xương
Nhễm trùng
Yếu tố di truyền, thận của trẻ có mẹ dùng thuốc độc thận trong thai kì.
Yếu tố khác như: bệnh cầu thận có nguy cơ tiến triển suy thận, bệnh ống thận mô kẽ,…
Phòng ngừa
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ
Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kì
Khám thai định kì để phát hiện sớm dị tật bẩm sinh cũng như suy thận ở trẻ
Không tự ý mua thuốc bừa bãi cho trẻ
Nguyên nhân
Các dị dạng thận tiết niệu (thận đa nang, van niệu đạo sau, bàng quang thần kinh…)
Bệnh cầu thận (viêm thận lupus, hội chứng thận hư ..)
Điều trị
Điều trị bệnh lí về xương do suy thận.
Điều trị toan chuyển hoá.
Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
Điều trị cao huyết áp.
Dinh dưỡng: đảm bảo đủ năng lượng
Điều trị thiếu máu
Ghép thận, lọc máu.
Định nghĩa
Là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận từ từ và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm-> ứ đọng nước, các chất độc độc hại trong cơ thể -> những biến chứng nguy hiểm-> ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.
Biến chứng
Thiếu máu, chức năng lọc máu kém, hàm lượng kali trong máu tăng cao có khả năng dẫn tới tử vong.
Tình trạng xương bị yếu hơn bình thường, dễ dẫn tới gãy xương.
Dễ mắc phải những bệnh lý tim mạch như viêm màng tim, suy tim…
Hệ miễn dịch bị suy giảm nên trẻ rất dễ mắc những bệnh lý khác
Chân tay sưng phù do cơ thể giữ nước
Tử vong
Triệu chứng
Chân tay bủn rủn
Hơi thở yếu, có mùi
Tiểu tiện bất thường hoặc tiểu quá nhiều
Chán ăn, ăn không ngon
Phù nề
Lupus ban đỏ hệ thống
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố môi trường
Nhiễm trùng: Một số vi-rút (như EBV – Epstein-Barr virus) có thể kích hoạt hệ miễn dịch và khởi phát bệnh.
Tia cực tím (tia UV)
Thuốc và hóa chất
Yếu tố giới tính: nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam
Thay đổi nội tiết
Yếu tố di truyền:Trẻ em có người thân ruột thịt (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc lupus hoặc các bệnh tự miễn khác có nguy cơ cao hơn
Triệu chứng
Phát ban do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài một tuần hoặc lâu hơn.Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt có thể có ban dạng đĩa trên da
Đau, sưng, nóng, đỏ khớp, có hoặc không kèm theo tràn dịch
Chán ăn, mệt mỏi kéo dài
Rụng tóc, khô miệng, khô tóc
Sốt
Nguyên nhân
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Phản ứng thuốc
Virus Epstein-Barr
Hormone tuổi dậy thì
Di truyền
Điều trị
Thuốc ức chế miễn dịch:làm giảm hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch
Thuốc giảm đau: như ibuprofen hoặc naproxen có thể được sử dụng để giảm đau do sưng khớp
Hydroxychloroquine (Plaquenil): thuốc chống sốt rét
Thuốc bổ sung canxi và vitamin D
Corticosteroid: kiểm soát tình trạng viêm
Định nghĩa
Là một bệnh tự miễn nghiêm trọng xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công nhầm vào cơ thể, gây viêm ở nhiều cơ quan, bao gồm phát ban da, sưng khớp kèm đau, các vấn đề về thận, viêm phổi và rối loạn hệ thần kinh
Biến chứng
Nhiễm trùng: viêm phổi, viêm mô tế bào
Hội chứng kích hoạt đại thực bào (hiếm gặp)
Đục thủy tinh thể, hoại tử xương, loãng xương (do điều trị steroid kéo dài)
Phòng ngừa
Tiêm các vắc xin cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng — vốn có thể kích hoạt lupus hoặc làm nặng bệnh
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường
Tránh dùng một số loại thuốc có thể gây lupus đỏ hệ thống: hydralazin, Procanamid, D- penicillamin, minocyclin
Ngủ đủ giấc và luyện tập thể dục phù hợp với lứa tuổi
Tránh nắng: nón rộng vành, đeo khẩu trang, mặc quần dài
Tránh căng thẳng tâm lý quá mức