Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
6 cặp phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng, HỌ VÀ TÊN: PHẠM TÚ LINH…
6 cặp phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng
Nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân
Phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định.
Ví dụ: Sự tác động giữa dòng điện với dây tóc bóng đèn tạo nên ánh sáng
Kết quả
Những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau
Ví dụ: ánh sáng xuất hiện là kết quả của sự tác động giữa dòng điện và giây tóc bóng đèn
Điều kiện là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra. Nếu không có chúng thì nguyên nhân không thể gây nên kết quả
Tính chất
Tính khách quan
Nguyên nhân và kết quả là cái vốn có của bản thân các sự vật, của hiện thực khách quan
Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có nguyên nhân
Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trongnhững điều kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau thì thu được kết quả càng giống nhau
Mối quan hệ biện chứng
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
Nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân quyết định sự ra đời của kết quả, nếu thiếu nó kết quả không xảy ra
Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tớikết quả hoặc chỉ quyết định những mặt, những bộ phận không cơ bản của kếtquả.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên tronglà sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, các yếu tố tạo thành sự vật gây nên sự biến đổi của sự vật
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa sựvật này với sự vật khác tạo nên sự biến đổi của từng sự vật ấy
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với chủ thể hành động.
Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất hiện do sự điều khiển của chủ thể tạo ra
Đây là nguyên nhân được xác định trong mối quan hệ với chủ thể hành động
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển đổi vị trí cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật
Ý nghĩa phương pháp luận
Quá trình đi tìm nguyên nhân cần lưu ý là chỉ có thể tìm trong chính thế giới các hiện tượng chứ không thể ở ngoài nó
Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân một cách khoa học, cụ thể
Muốn nhận thức nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần phân tích những hiện tượng, quá trình có quan hệ với hiện tượng đó và xảy ra trước hiện tượng đó
Phải biết khai thác và vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển
Cái riêng và cái chung
Cái riêng
Phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ nhất định.
Ví dụ: cái bàn học, cái bàn ăn, cái bàn làm việc,...
Cái chung
Phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những yếu tố,những bộ phận, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định
Được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác
Ví dụ: Các loài cá đều có mang, kim loại đều có tính dẫn điện và dẫn nhiệt,...
Có thể phân thành cái phổ
biến và cái đặc thù
Cái phổ biến là cái chung của tất cả các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực mà ta nghiên cứu
Cái đặc thù là cái chung của một sự vật hoặc của nhóm sự vật trong lĩnh vực nói trên
Có thể phân thành cái chung căn bản và cái chung không căn bản
Cái chung căn bản
Là cái chung thuộc về bản chất của sự vật
Chi phối sự vận động và phát triển của sự vật
Cái chung không căn bản
Là những cái chung nằm ngoài bản chất
Có ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sự vận động và phát triển của sự vật
Cái đơn nhất
Phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những yếu tố, những bộ phận, những thuộc tính… chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở những kết cấu vật chất khác
Ví dụ: Một biến dị chỉ xuất hiện ở một cá thể; cá tính của một người
Mối quan hệ biện chứng
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa tới cái chung
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại,cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất
Ý nghĩa phương pháp luận
Để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì không thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung– những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó
Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cũng cần phải biết tận dụng các điều kiện cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo những mục đích nhất định
Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng,xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng cụ thể chứ không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Không được tìm cái chung bên ngoài mỗi cái riêng
Tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên
Phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình do những nguyênnhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định
Trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được
Ví dụ: những hạt giống lúa tốt khi có độ ẩm cần thiết thì tất nhiên sẽ nảy mầm
Ngẫu nhiên
Phạm trù chỉ những hiện tượng, quá trình do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định
Nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, có thể xuất hiện như thế khác
Ví dụ: những hạt giống lúa tốt khi có độ ẩm cần thiết thì tất nhiên sẽ nảy mầm nhưng có thể vì mưa bảo mà cây bị hỏng, không nảy mầm được nữa
Mối quan hệ biện chứng
Tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên
Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên,đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
Có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định.
Cái ngẫu nhiên có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên và ngược
lại
Khi xem xét trong mối quan hệ này thì sự vật, hiện tượng là cái ngẫu nhiên
Trong mối quan hệ khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái tất nhiên
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, không thể dựa vào cái ngẫu nhiên
Trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, đòi hỏi người ta phải có các phương án dự phòng nhằm chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra
Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích,so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên
Cần chú ý tạo những điều kiện cần thiết hoặc đển găn trở, hoặc để sự chuyển hoá đó diễn ra tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn
Nội dung và hình thức
Nội dung
Tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật
Ví dụ: nội dung của quá trình sản xuất là các yếu tố vật chất như con người, công cụ, đối tượng lao động, các phương tiện, các thao tác kỹ thuật của con người
Hình thức
Phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong
Hình thức bên ngoài là tất cả những gì biểu hiện ra mà con người có thể nhìn thấy trực tiếp
Hình thức bên trong
Hình thức bên trong là hình thức của các bộ phận, của các quá trình ở bên trong sự vật mà con người không thể nhìn thấy bằng trực giác
Hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu bên trong của nội dung
Mối quan hệ biện chứng
Mọi sự vật, hiện tượng đều phải có nội dung dù phong phú hay đơn giản
Mọi sự vật, hiện tượng đều phải có ý hình thức dù hợp lý hay chưa hợp lý
Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất
Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung
Không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thứcxác định
Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức
Nội dung có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi
Hình thức có khuynh hướng chủ đạo là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức mang tính phức tạp
Cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức
Cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau
Sự tác động của hình thức đến nội dung theo hai hướng
Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển
Nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải chú ý đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong giai đoạn khác nhau
Để nhận thức và cải tạo sự vật,trước hết phải căn cứ vào nội dung
không được tách rời hình thức khỏi nội dung
Không được tuyệt đối hoá một trong hai mặt đó
Cần chống chủ nghĩa hình thức
Trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đốichiếu giữa nội dung và hình thức, làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển
Bản chất và hiện tượng
Bản chất
Tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó
Ví dụ: bản chất của nước là sự kết hợp hoá học giữa hidro và oxy
Hiện tượng
Sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra bên ngoài (sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất)
Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài
Mối quan hệ biện chứng
Sự thống nhất
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định
Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng
không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện ra bản chất
Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau
Bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì hiện tượng ấy
Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ những hiện tượng khác nhau
Bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi
Bản chất biến mất thì hiện tượng cũng biến mất
Sự mâu thuẫn
Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái cá biệ
Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy
Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm; còn hiện tượng không ổn định, nó luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức không được chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật
Muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế
Cần phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình thì mới hiểu rõ được bản chất của sự vật, và từ bản chất ít sâusắc mới tiến tới nhận thức bản chất sâu sắc hơn
Trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật chứ không được dựa vào hiện tượng.
Khả năng và hiện thực
Khả năng
Phạm trù khả năng chỉ những cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có,sẽ tới khi có điều kiện tương ứng
Ví dụ: trong hạt thóc có khả năng nảy mầm thành cây mạ khi có điều kiện thích hợp
Sự hình thành các khả năng không hoàn toàn như nhau
Có cái hình thành một cách tất nhiên
Khả năng tất nhiên: được gây nên bởi các tương tác tất nhiên của hiện thực
Khả năng gần: là khả năng đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biếnthành hiện thực
Khả năng xa: là khả năng còn phải trải qua nhiều giai đoạnphát triển quá độ nữa mới đủ điều kiện để biến thành hiện thực
Có cái lại hình thành một cách ngẫu nhiên
Khả năng ngẫu nhiên: được gây nên bởi các tương tác ngẫu nhiên củahiện thực
Ngoài các dạng chính có thể phân thành khả năng tốt và khả năng xấu,khả năng thuận nghịch và khả năng bất thuận nghịch...
Hiện thực
Phạm trù hiện thực chỉ cái hiện có, hiện đang tồn tại thực sự
Hiện thực bao gồm cả những sự vật, vật chất, hiện tượng đang tồn tại khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại chủ quan trong ý thức
Ví dụ: Anh A đang sở hữu một chiếc xe ô tô.
Mối quan hệ biện chứng
Tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau và luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật
Có tính phức tạp, cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hoạt động
HỌ VÀ TÊN: PHẠM TÚ LINH
MSV:11236424
BÀI TẬP KỸ NĂNG
LỚP: TÀI CHÍNH TT 65C