Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phỏng vấn VCB ( luận điểm đầu tư HPG và VCB), Phỏng vấn VCB, Phân tích…
Phỏng vấn VCB ( luận điểm đầu tư HPG và VCB)
Tại sao nên mua VCB
Luận điểm đầu tư
Tăng trưởng cho vay phục hồi Q4/2023
1.Động lực cho vay nhờ thúc đẩy đầu tư công và mở rộng chính sách tài khoá trong cuối năm 2023
2.Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng gia tăng vào dịp lễ tết với các ngày lễ lớn ( Giáng sinh, tết dương, tết âm,...)
hệ số NIM được cải thiện
1.LDR được cải thiện do đầu tư công được đẩy mạnh -> Với việc VCB là kênh dẫn vốn quan trọng của chính phủ. VCB có thể tận dụng thời điểm này để mở rộng cho vay hệ sinh thái của các dự án
2.Tiền gửi lãi suất cao đầu năm đang dần đáo hạn( cuối năm 2022 NHNN tăng mức lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát - lãi suất huy động của các ngân hàng tăng mạnh)
Chất lượng tài sản suy giảm
nhưng vẫn tốt nhất trong ngành
VCB ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ nợ xấu khi giá trị nợ xấu tăng 60% so với cùng kỳ ( chủ yếu đến từ KHDN ngành thương mại) do đó tỷ lệ nợ xấu tụt xuống vị trí số 2 sau ACB
Tỷ lệ bao nợ xấu của VCB vẫn tốt nhất trong ngành với 270% vượt trội so với trung bình ngành là 94%. Tuy nhiên NH vẫn kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ này đạt 300% vào cuối năm 2023
Định giá hấp dẫn cho ngân hàng TOP 1
Giá đang giao dịch ở mức P/B 3.0, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 3.3
Bối cảnh hoạt động kinh tế còn khó khăn, em nghĩ rằng chi phí dự phòng sẽ bào mòn lợi nhuận kinh doanh của các NH cho nên em ưa thích các Nh có bộ đệm dự phòng cao hơn
Tiêu điểm về VCB
Cuối Q3/2023, VCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng là 3.8% so với đầu năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 7%
Nhu cầu tín dụng suy yếu trong thời kỳ nên kinh tế vẫn còn đang khó khăn
NIM thu hẹp
2.1. Lãi suất cho vay giảm mạnh
2.2. Tỷ lệ LDR so với cùng kỳ thấp hơn
Tại sao nên mua HPG
Tiêu điểm về HPG
1.Doanh thu Q3/2023 giảm 17% svck, chủ yếu do doanh thu mảng thép giảm 17%, sản lượng không đổi nhưng giá bán trung bình giảm xuống còn 14,6 triệu/ tấn (-6% svck ) và 620 USD (-8% svck) đối với HRC( thép cuộn cán nóng)
Biên LN ròng được cải thiện lên 12.6% (+10%) nhờ giá than cốc giảm đáng kể (-35% svck)
giảm kỳ vọng LN ròng xuống do chi phí giá nguyên vật liệu đầu vào cao.
Luận điểm đầu tư
1.Thị trường BĐS phục hồi giúp gia tăng sản lượng tiêu thụ thép.
1.1. Mặc dù giá thép trong Q3/2023 giảm 3.7% svck nhưng vẫn tăng 12% sv quý trước do thị trường BĐS Việt Nam trên đà phục hồi.
1.2.Cộng thêm lãi suất cho vay có xu hướng giảm và vấn đề pháp lý đang trong xu hướng được tháo gỡ
1.3. Kỳ vọng thị trường BĐS sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2024 từ đó hỗ trợ nhu cầu thép, với sản lượng tiêu thụ kỳ vọng 8% svck trong 2024 và 25% svck năm 2025
Nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc đang hỗ trợ giá thép tăng.
( tháng 11/2023 TQ đã bổ xung thêm 137 tỷ USD nhằm hỗ trợ xây dựng, cùng với một loạt biện pháp trước đó nhằm ổn định BĐS đang gặp khó khăn)
2.1. Kỳ vọng rằng nhu cầu thép của TQ sẽ tăng từ mức thấp năm 2023 do tồn kho thép đã chạm đáy. Thêm nữa, biên LN gộp của nhà sản xuất thép TQ đang ở mức thấp kỷ lục trong 6 năm qua -> Nguồn cung bên TQ đang yếu -> đẩy giá bán trung bình lên vào năm 2024
Chi phí đầu vào ổn định chủ yếu do giá than cốc hạ nhiệt.
3.1. Kỳ vọng giá bán than cốc ổn định trở lại với việc nguồn cung bên Úc duy trì cao do mức đầu tư tham dò khai thác vẫn lớn và ảnh hưởng thời tiết giảm bớt.
3.2. Ảnh hưởng nhu cầu toàn cầu được dự báo giảm nhẹ. Kỳ vọng giá quặng sắt trung bình sẽ tăng 2% svck trong khi giá than cốc giảm 6% vào năm 2024
Nhà máy Dung Quất 2 củng cố triển vọng tăng trưởng dài hạn
4.1. Khu liên hợp Dung Quất 2 dần đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2025 và có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng kép 2025-2027 lên 30% khi bổ sung thêm 6 triệu tấn HRC vào năm 2024
Giải thích từ ngữ
LDR ( LOAN To Deposit) : Tỷ lệ dư tín dụng
LDR đo lường rủi ro thanh khoản và được tính bằng tổng cho vay / tổng huy động
Mức an toàn nên dừng ở 80-90%
Theo thông tư 36 quy định tỷ lệ LDR với NH TMCP là 80%
NIM ( Net Interest Margin ) : Biên lãi ròng
Công thức : Thu nhập lãi thuần / tài sản sinh lãi bình quân
Ý nghĩa: Hiểu đơn giản thì NIM là phần chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và ngân sách ngân hàng phải trả. Hệ số NIM cho biết ngân hàng được hưởng lãi suất giữa hoạt động huy động vốn và đầu tư, tín dụng thanh toán là bao nhiêu
NIM dao động trung bình từ 2-4%
Thông tin về VCB
Thông tin về tổng công ty
Thông tin chung
Tên : Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Viet Nam
Ngày thành lập: 1/4/1963
Ban lãnh đạo: ( CT HĐQT Phạm Quang Dũng : Đồng thời mời được bổ nhiệm làm phó thống đốc NHNN Việt Nam) ( TGĐ Nguyễn Thanh Tùng)
Tiền thân là Sở quản lý ngoại hối trung ương trực thuộc NHNN Việt Nam
Sứ mệnh
Số 1 về quy mô lợi nhuận
Dẫn đầu về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng
Ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro
Dẫn đầu về chất lượng nguồn nhân lực
5.Dẫn đầu về quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp
Phấn đầu phát hành cổ phiếu và niêm yết trên TTCK Quốc tế
Các chỉ số tài chính
Theo năm
Tổng tài sản : 2022-1,8 triệu tỷ
Lợi nhuận trước thuế : 2022-37 368 tỷ đồng ( tăng 36% svck)
Tỷ lệ nợ xấu: 0.68%
Tỷ lệ bao nợ xấu 313%
Q3/2023
Tổng tài sản: 1,731 triệu tỷ
Lợi nhuận trước thuế : 9 000 nghìn tỷ
3.
Dấu ấn tiêu biểu năm 2022
1.Tiên phong miễn giảm lãi phí đồng hành cùng khách hàng
giảm 1% lãi suất cho 175 000 khách hàng với quy mô tín dụng hơn 500 000 tỷ đồng
Quy mô tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành ngân hàng với chất lượng tín dụng được kiểm soát hiệu quả.
Hơn 1 triệu tỷ đồng quy mô dư nợ tín dụng , 457% tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu, 45% tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn
Giữ vững vị thế số 1 về TTQT - TTTM với thị phần gia tăng mạnh mẽ
135 tỷ USD( + 31.8% svck) doanh số TTQT-TTTM , 18,5% thị phần (+ 3.11 điểm %) TTQT-TTTM
Tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại
Hỗ trợ nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam thu nộp ngân sách nhà nước mang lại nguồn cung ngoại tệ lớn cho Việt Nam
Chuyển đổi thành công mô hình bán hàng tổng lực
56.9% tỷ lệ bán chéo thành công của chuyên viên tư vấn tại quầy ( tăng 46,6% trước khi chuyển đổi mô hình)
Ngân hàng số 1 đóng góp về thuế cho ngân sách nhà nước.
Tóm tắt:
Trong năm 2022 VCB đã chủ động triển khai các chương trình miễn giảm lãi phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ngay từ đầu năm , VCB đã miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên kênh giao dịch VCB Digibank, giúp hàng chục triệu khách hàng tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng phí dịch vụ mỗi năm. Ngoài ra VCB đã triển khai chương trình giảm lãi cho vay tới 1%.năm trong 2 tháng cuối năm cho hơn 175000 khách hàng với tổng quy mô dư nợ đến 500 000 tỷ đồng ( chiếm 50% dư nợ hiện hữu). VCB cũng đẩy mạnh các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng với tổng số tiền cam kết tài trợ~ 490 tỷ đồng trong năm 2022. Kết thúc năm 2022 VCB tiếp tục là doanh nghiệp niêm yết có số vốn hoá lớn nhất TTCK Việt Nam, nằm trong danh sách 100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất toàn câu(~16.5 tỷ USD)
Thông tin về chi nhánh Hà Thành
Thông tin chung
Ngày thành lập : 4/2014
Ban lãnh đạo :
Giám đốc chi nhánh - Anh Nguyễn Hữu Bằng
Phó giám đốc chi nhánh - Anh Phạm Quang Thanh và anh Nguyễn Quý Đức
Thành tựu hoạt động:
1 trong 20 chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu biểu 2016
1 trong 21 chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu biểu 2017
1 trong 20 chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ tiêu biểu 2019
Mạng lưới
Trụ sở chi nhánh: Số 344 bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng
PGD:
Trần Khát Chân
Xã đàn
Cây ATM : 3
Trụ sở, Trần Khát Chân, Xã Đàn
Phỏng vấn VCB
Các yếu tố cần thể hiện rõ khi đi phỏng vấn
Hiểu rõ về Doanh nghiệp
Thái độ tích cực
Có kế hoạch cụ thể
Muốn tạo dựng sự nghiệp ở Công ty
Luôn luôn học hỏi
Top 23 câu hỏi thường gặp
Điểm yếu của bạn là gì?
Thực sự thì em là người hay quên khi lịch trình công việc quá nhiều nên trong bàn làm việc em luôn có một cuốn sổ tay ghi lại lịch trình làm việc trong ngày và công việc phát sinh trong thời gian gần. Cũng nhờ đó mà em đã cải thiện rất nhiều và cũng có thêm một thói quen tốt đối với em. Kết thúc ngày làm việc em sẽ kiểm tra lại xem mình đã hoàn thành được bao nhiêu % công việc và cố gắng cải thiện tốc độ và khả năng xử lý công việc của mình ạ.
Điểm mạnh của bản thân là gì?
Để em có thể giới thiệu rõ nhất về bản thân mình thì em có thể dùng 3 từ ngắn gọn để miêu tả, đó là : Hoà đồng - Nhiệt tình và Trách Nhiệm. Từ cách ứng xử với người thân hay người xa lạ em luôn được mọi người đánh giá là vui vẻ, hoà đồng đặc biệt là nhiệt tình và dễ cảm thông với người khác, do vậy nên em có khá nhiều bạn bè ban đầu là khách hàng của mình. Và bên cạnh đó, đối với em từ công việc đến cuộc sống em luôn có trách nhiệm và biết chịu trách nhiệm với tất cả những gì mình làm.
Tại sao em chọn ngân hàng này
Kính thưa các anh chị, em biết VCB từ khi em còn nhỏ vì VCB luôn là NH top 1 trong lòng những người thân của em. Thêm nữa, thời điểm em còn làm ở vị trí chuyên viên quản trị gia sản thì em hay phải đọc báo cáo về ngành ngân hàng vì đây cũng là ngành mà các khách hàng của em quan tâm nhất và cái tên VCB luôn được đặt ở top đầu trong khuyến nghị đầu tư nếu nhắc đến NH.
VCB luôn là NH đứng top đầu về mặt lợi nhuận, tổng tài sản và dư nợ nhưng điều mà em hứng thú nhất chính là 8 năm liền VCB được bình chọn top 10 nơi làm việc tốt nhất VN, 8 năm liền là top đầu NH TMCP uy tín nhất. Được làm việc trong một NH đứng đầu về quy mô lợi nhuận và uy tín nhất thì còn gì hơn được nữa ạ.
Hồi còn là sinh viên em có công việc cần vào VCB để tìm lại mật khẩu mà chuyển tiền cho mẹ. Vì là không biết quy trình nên em hơi bỡ ngỡ nhưng được các chị GDV nhiệt tình giúp đỡ nên em và mẹ hoàn thành thủ tục rất nhanh ạ.
Tại sao bạn lại nghỉ việc?
Các thông tin cần nhớ
Ban lãnh đạo, Slogan
Dư nợ, Huy động, Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
Các giải thưởng
Phân tích ngành ngân hàng
Đánh giá sơ bộ tác động của luật tổ chức tín dụng ( sửa đổi)
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 ngày 18/01/2024. Quốc hội đã thông qua luật các tổ chức tín dụng sửa đổi
Việc thông qua luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra hướng dẫn về mặt pháp lý kịp thời cho hệ thống các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh nghị quyết 42/2017/QH -14 thí điểm về xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực ngày 31/12/2023
Luật các TCTD kỳ vọng mang đến sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững cho hệ thống các NHTM
Các nội dung chính
Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần và giới hạn cấp tín dụng đối với cổ đông lớn và các bên liên quan
Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn
Giảm giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan so với quy định của luật TCTD 2010
Luật bổ sung quy định công bố thông tin đối với các cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ
Quy định lại về quyền thu giữ và chuyển nhượng tài sản đảm bảo
Một trong những nội dung được thảo luận trong dự thảo luật các TCTD( sửa đổi ) là quyền thu giữ tài sản đảm bảo và quyền chuyển nhượng tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu được cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp các TCTD đẩy nhanh quá trình thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo, từ đó đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu
Một trong những nguyên nhân đươc cho là điều 7 - Quyền thu giữ tài sản đảm bảo, đã quy định TCTD có quyền thu giữ tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu của bên bảo đảm, tránh được tình trạng người đi vay tiền không phối hợp bàn giao TSĐB.
TUY NHIÊN, trong luật được thông qua lần này đã không đề cập gì đến quyền thu giữ tài sản đảm bảo
Bổ sung quy định về can thiệp sớm các TCTD cần hỗ trợ và xử lý rủi ro tiền mặt
Câu chuyên rút tiền hàng loạt tại SCB trong năm 2022 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro rút tiền hàng loạt ( Bank run) gây ra nguy cơ rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống.
Trong luật các TCTD lần này đã bổ sung thêm quy định về can thiệp sớm các TCTD cần hỗ trợ và quy định về xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt. Động thái này sẽ hỗ trợ ổn định tâm lý thị trường và người gửi tiền trước những lo ngại về rủi ro thanh khoản hệ thống trong tương lai
Đánh giá tác động
Giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông lớn và các bên liên quan( Hiệu lực từ ngày 1/7/2024)
Tác động
Hạn chế tình trạng sở hữu chéo và giảm thiểu rủi ro có thể gây tác động đến hoạt động của TCTD
Nội dung
Cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của 1 TCTD ( bao gồm cả sở hữu gián tiếp)
Một tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một TCTD( bao gồm cả sở hữu gián tiếp)
Cổ đông và người có liên quan không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của 1 TCTD. Cổ đông lớn của 1 TCTD và người có liên quan của một TCTD không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một TCTD khác
Quy định mới về công bố thông tin
Nội dung
Cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ phải công bố thông tin về bản thân, tỷ lệ sở hữu cổ phần, thông tin về người có liên quan và tỷ lệ sở hữu của người có liên quan
Tác động
Giúp tăng cường tính minh bạch trong việc sở hữu cổ phần của TCTD
Giới hạn cấp tín dụng với các bên liên quan ( từ ngày 1/7/2024)
Nội dung
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng (a) va người có liên quan( b) được quy định theo lộ trình như sau:
2024-2025:(a)14% vốn tự có, (b)23% vốn tự có
2026: (a) 13% , (b) 21%
2027: (a) 12 % (b) 19%
2028: (a) 11%, (b) 17%
2029 trở đi : (a) 10% (b) 15%
Tác động
Việc giảm tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan giúp đa dạng hoá danh mục tín dụng giảm thiểu rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và rủi ro quá hạn cho TCTD. Những ngân hàng đang có tỷ lệ cho vay nhóm khách hàng có liên quan vượt tỷ lệ quy định sẽ gặp áp lực cơ cấu lại khoản vay cho tệp khách hàng này, đồng thời dư nợ tín dụng có thể bị sụt giảm do nhóm khách hàng này phải tìm nguồn vốn khác để tất toán bớt khoản vay hiện hữu nhằm đáp ứng tỷ lệ theo quy định mới
Quyền thu giữ và chuyển nhượng tài sản đảm bảo ( Cho đến ngày 15/3/2024)
Nội dung
Tài sản đảm bảo là bất động sản đã thu giữ hoặc đang được chuyển nhượng theo quy định của nghị quyết số 42/2017/QH14 mà chưa được xử lý xong sẽ được tiếp tục áp dụng quy định tại nghị quyết 42/2017/QH14 cho đến trước ngày 15/03/2024
Không đề cập đến quy định về quyền "thu giữ tài sản đảm bảo '" như trong nghị quyết 42/2017
Tác động
Việc cho phép các TCTD tiếp tục áp dụng quy định về quyền chuyển nhượng tại nghị quyết 42/2017 đối với những tài sản chưa được xử lý xong sẽ hỗ trợ một phần cho việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu.Tuy nhiên, việc bỏ đi quy định " thu giữ tài sản đảm bảo" gây ra những lo ngại về việc chậm trễ trong quá trình thu hồi tài sản đảm bảo nếu bên bảo đảm không hợp tác. việc này nếu có những quy định rõ ràng hơn của cơ quan chức năng về " thu giữ tài sản đảm bảo" thì sẽ hỗ trợ TCTD trong việc thu hồi nợ xấu một cách hiệu quả hơn.
Chuyển nhượng tài sản là bất động sản (1/1/2025)
Nội dung
TCTD được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án BĐS là tài sản đảm bảo. Dự án bất động sản phải đáp ứng các điều kiện tại luật kinh doanh BĐS:
i, Được cơ quan chức năng chấp thuận đầu tư;
ii, Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên thi hành án;
iii, Dự án còn đang trong thời hạn thực hiện;
iv, Đối với việc chuyển nhượng một phần dự án phải đảm bảo phần chuyển nhượng là độc lập với các phần khác.
Tác động
So với nghị quyết 422017/QH-14 thì bổ sung thêm điều iii) và iv) , quy định rõ ràng hơn về xử lý 1 phần dự án BĐS giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý TSĐB thu hồi nợ xấu
Biện pháp hỗ trợ TCTD được can thiệp sớm và xử lý khi TCTD bị rút tiền hàng loạt
Nội dung
Can thiệp sớm các TCTD trong các trường hợp:
i) Số lỗ luỹ kế lớn hơn 15% vốn điều lệ;
ii) Xếp hạng dưới trung bình theo quy định;
iii) Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả hoặc tỷ lệ an toàn vốn;
iv) Bị rút tiền hàng loạt.
Biện pháp được đưa ra bao gồm:
a) Tăng vốn điều lệ, tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao;
b) Cắt giảm các loại chi phí hoạt động, quản lý, lương thưởng; Không chia cổ tức
c) Khi TCTD bị rút tiền hàng loạt: TCTD có thể bán giấy tờ có giá cho NHNN trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0% giao dịch ngoại tệ với NHNN, vay đặc biệt từ NHNN, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, và tổ chức tín dụng khác để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Không chia cổ tức tiền mặt, tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động cấp tín dụng
Tác động
Việc tăng vốn điều lệ ở mục a) sẽ khó khăn hơn cho TCTD lúc này đang trong tình trạng kinh doanh yếu kém, khó huy động vốn, nhưng là giải pháp cần thiết trong dài hạn. Vì vậy, việc bổ sung những biện pháp ở mục b) và c) là thích hợp và có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng thực tế
Ngoài ra, việc NHNN hỗ trợ trong trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống. Việc bổ sung quy định này ( luật các TCTD trước đây không có) đã là một biện pháp trấn an tâm lý người gửi tiền trước những lo ngại về rủi ro hệ thống có thể xảy ra trong tương lai