Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH - Coggle Diagram
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Theo M.Skilbeck
1984
Chương trình được hiểu như là “những kiến thức của học sinh tới một chừng mực mà họ được biểu lộ hoặc được dự kiến trong những mục tiêu và mục đích giáo dục, lập kế hoạch và thiết kế cho việc học tập, việc thực hiện lập kế hoạch và thiết kế trong môi trường nhà trường”
1998
Chương trình nhà trường là những văn bản quan trọng về việc thiết kế, nội dung, tổ chức, và thể hiện chương trình, về mặt sư phạm và việc đánh giá học tập sẽ được thực hiện ở cấp độ nhà trường.
Bezzina
Ông có định nghĩa tương tự song có mở rộng thêm khái niệm “hợp tác” giữa các thành viên trong trường như một đặc trưng quan trọng
Theo Bzzina: “Phát triển chương trình nhà trường là một quá trình trong đó một số hay toàn thể các thành viên trong trường lập kế hoạch, thực thi và/hoặc đánh giá một hay nhiều khía cạnh trong chương trình mà nhà trường đang sử dụng.
tổ chức OECD
Định nghĩa" “Phát triển chương trình nhà trường là một quá trình, trên cơ sở các hoạt động bên trong nhà trường, hoặc trên cơ sở nhu cầu của nhà trường trong việc thực thi chương trinh giáo dục – nhằm tạo ra sự phân quyền, trách nhiệm và sự kiểm soát giữa chính quyền trung ương và địa phương, để nhà trường có được quyền tự chủ hợp pháp về hành chính, nghề nghiệp để có thể tự quản lí quá trình phát triển của trường mình”
Tổ chức OECD xem xét nhà trường trong mối quan hệ rộng hơn với hệ thống các cơ sở giáo dục khác, bao gồm cả Bộ Giáo dục, các sở giáo dục, công đoàn giáo dục, hội cha mẹ HS, cộng đồng dân cư, các chính trị gia, giới truyền thông….
Brady
1992
Lôi cuốn sự tham gia của GV vào các quyết định liên quan đến phát triển và thực thi chương trình.
Có thể liên quan đến một bộ phận GV chứ không phải toàn thể GV.
Đó có thể là một chương trình “lựa chọn và điều chỉnh” chứ không phải là một chương trình mới hoàn toàn.
Đó chỉ bao gồm việc thay đổi vị trí trong trách nhiệm của nhà trường trong các quyết định liên quan đến chương trình chứ không đề cập tới quan hệ khác của nhà trường với các cấp quản lí.
Đây là một quá trình liên tục và năng động lôi cuốn GV, HS, cộng đồng tham gia.
Thoả mãn nhu cầu của nhiều cấu trúc hỗ trợ.
Làm thay đổi vai trò truyền thống của GV.
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng
“phát triển chương trình là quá trình liên tục (xây dựng/thiết kế, thực hiện và đánh giá, điều chỉnh) và phức tạp, với sự tham gia của nhiều bên liên quan”.
“bên liên quan” bao gồm “các cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương và đại phương hay các tổ chức khác có liên quan; các chuyên gia môn học hay lĩnh vực môn học từ các trường đại học, trường phổ thông; các nhà tâm lý; cha mẹ học sinh; giáo viên và trong một số trường hợp là đại diện các doanh nghiệp…”.