Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Sinh lý học nội tiết - P1 - Coggle Diagram
Sinh lý học nội tiết - P1
Đại cương hệ nội tiết và hormon
Định nghĩa
ĐN tuyến nội tiết
Ko có ống dẫn, chất bài tiết được đưa vào máu tới các cơ quan khác
Các tuyến chính: hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy nội tiết, thượng thận, tuyến sinh dục nam và nữ, rau thai
ĐN hormon: chất hóa học do một nhóm TB tiết vào máu rồi đến các cơ quan gây tác dụng sinh lý
Phân loại hormon (dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng)
Hormon tại chỗ: bài tiết vào máu rồi được đưa đến nơi gần đó để gây tác dụng (secretin, cholecystokinin, histamin,...)
Hormon của các tuyến nội tiết: chất tiết được đưa đến các nơi xa
Các hormon gây tác dụng lên hầu hết các mô
Các hormon chỉ TD đặc hiệu lên một mô hoặc cơ quan
Các hormon của tuyến nội tiết chính của cơ thể
Vùng hạ đồi: các hormon giải phóng và ức chế; ADH và oxytocin dự trữ ở thùy sau tuyến yên
Tuyến giáp: T3, T4, calcitonin
Tuyến cận giáp: PTH
Tụy nội tiết: insulin, glucagon
Vỏ thượng thận: cortisol, aldosteron
Tủy thượng thận: adrenalin, noradrenalin
Tuyến buồng trứng: estrogen, progesteron
Tuyến tinh hoàn: testosteron, inhibin
Rau thai: hCG, estrogen, progesteron, hCS, relaxin
Bản chất hóa học của hormon
Steroid: từ vỏ thượng thận và tuyến sinh dục
Dẫn xuất của aa - tyrosin: từ tủy thượng thận và tuyến giáp
Protein và peptid: còn lại
Receptor tại TB đích
Hầu như là các phân từ có TLPT lớn. Mỗi TB có khoảng 2.000 - 100.000 recp (số lượng thay đổi liên tục)
Recp ở trên bề mặt hoặc ở trong màng TB: tiếp nhận hầu hết hormon protein, peptid, catecholamin
Recp ở trong bào tượng nhận hormon steroid
Recp nhận T3, T4 nằm trong nhân TB
Có tính đặc hiệu với hormon
Cơ chế TD của hormon
Hormon gắn với recp trên màng
Thông qua chất truyền tin thứ 2 là cAMP
Phức hợp hormon - recp hoạt hóa adenycyclase
Tạo cAMP từ ATP
Hoạt hóa chuỗi phản ứng khác theo dây truyền (hoạt hóa các proteinkinase)
Chỉ cần 1 lượng nhỏ hormon cũng đủ gây động lực hoạt hóa mạnh mẽ cho toàn TB
Sau TD cAMP bị bất hoạt thành 5'AMP bởi phosphodiesterase trong bào tương
Các hormon: ACTH, TSH, LH, FSH, ADH, parathormon, glucagon, catecholamin, secretin, hầu hết các hormon vùng hạ đồi
Thông qua chất truyền tin thứ 2 là calici và calmodulin
Phức hợp H-R gây mở kênh calci
Calci đi vào làm hoạt hóa calmodulin khi gắn với 3/4 vị trí gắn của calmodulin
Gây TD tương tự cAMP
Một TD đặc hiệu của calmodulin là hoạt hóa enzym myosinkinase gây co cơ trơn
Thông qua chất truyền tin thứ 2 là các "mảnh" phospholipid
Hormon gắn làm hoạt hóa phospholipase C trên màng
Cắt các phân tử phospholipase thành các phân tử nhỏ và hđ như chất TTT2
Chủ yếu là hormon tại chỗ, đặc biệt hormon gp do pư MD và dị ứng
Tác dụng nhanh nên có thể dùng làm thuốc đầu tay trong cấp cứu BN
Hormon gắn với recp trong tế bào
Phức hợp H-R vận chuyển từ bào tương vào trong nhân tb
Gắn vào vị trí đặc hiệu của ADN
Hoạt hóa sự sao chép tạo ARN
Tăng dịch mã tạo các protein (là enzym, phân tử vận tải hoặc cấu trúc)
TD chậm sau vài chục phút đến vài giờ thậm chí vài ngày nhưng kéo dài
Không dùng làm thuốc đầu tay trong cấp cứu cho BN nhưng có thể dùng làm thuốc phối hợp
T3, T4 TD theo cơ chế này
Cơ chế điều hòa bài tiết hormon
Điều hòa ngược âm tính
Khi hormon tuyến đích giảm sẽ KT tuyến chỉ huy tăng tiết; khi hormon tuyến đích tăng lại ức chế tuyến chỉ huy tiết
Hay gặp, giúp duy trì sự ổn định của nồng độ hormon
Rối loạn khiến rối loạn hoạt động hệ nội tiết
Điều hòa ngược dương tính
Hormon tuyến đích tăng lại kích thích tuyến chỉ huy tăng tiết
Làm tăng sự mất ổn định nồng độ hormon, tuy nhiên quan trọng vì liên quan đến hđ sống còn của cơ thể (chống stress,...)
Chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
Định lượng hormon
PP định lượng MD phóng xạ cạnh tranh - RIA
Dựa trên sự gắn cạnh tranh của hormon tự nhiên và hormon gắn phóng xạ với kháng thể đặc hiệu
Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
PP "bánh kẹp thịt"
Dùng kháng thể đơn dòng kẹp 2 đầu chất thử (hormon), một trong hai KT được đánh dấu phóng xạ
Kỹ thuật thông dụng nhất là định lượng MD gắn enzym - ELISA
Vùng hạ đồi
Các hormon GP và ƯC
Các hormon sẽ được chuyển theo sợi trục xuống tích trữ ở các túi nhỏ trong tận cùng thần kinh nằm ở lồi giữa, sau đó khuếch tán vào mạng mao mạch thứ nhất rồi theo hệ mạch cửa hạ đồi - yên xuống thùy trước tuyến yên
Bản chất hóa học và tác dụng
GP và ƯC GH: GHRH và GHIH
Là polypeptid 44 aa
GHRH KT thùy trước tiết GH, ngược lại GHIH ức chế yên trước giảm bài tiết GH
GP TSH: TRH
Chỉ gồm 3 aa
KT yên trước tiết TSH, ngoài ra còn KT yên trước tiết prolactin
GP ACTH: CRH
Là một peptid có 41 aa
KT yên trước bài tiết ACTH
GP FSH và LH: GnRH
Có 10 aa
Bài tiết theo nhịp, vắng mặt hay đưa GnRH liên tục vào máu thì LH và FSH đều ko được bài tiết
Ức chế prolactin: PIH hay chính là Dopamin (DA) => ức chế tiết prolactin từ tb ưa acid của yên trước
Điều hòa bài tiết
Chủ yếu là điều hòa ngược
Điều hòa ngược vòng dài: tín hiệu từ các tuyến ngoại biên
Điều hòa ngược vòng ngắn do tuyến yên
Điều hòa ngược vòng cực ngắn: do chính nồng độ hormon vùng hạ đồi điều khiển: GnRH, TRH
Các hormon khác: ADH và oxytocin: tổng hợp ở thân TB
Tuyến yên
Đặc điểm cấu tạo và mối liên hệ với vùng hạ đồi
Vị trí và liên quan
Liên quan với vùng hạ đồi thông qua hệ thống cửa hạ đồi - yên và bó sợi thần kinh hạ đồi yên
Hệ thống cửa hạ đồi - yên (Popa-Fielding): từ mạng mao mạch thứ nhất ở lồi giữa đi qua TM cửa tới mao mạch thứ 2 ở yên trước => cấp 90% máu cho yên trước
Bó sợi thần kinh hạ đồi - yên: bắt nguồn từ nhân trên thị và cạnh thất đến tận ở yên sau
Đặc điểm cấu tạo
Thùy trước
Tạo bởi TB chế tiết, mỗi loại tổng hợp một loại hormon
20% TB tiết ACTH
Thùy sau
Chủ yếu là các TB giống các TB TK đệm
Hỗ trợ cho các sợi trục đến khu trú ở yên sau từ hạ đồi
Các hormon thùy trước
Hormon phát triển cơ thể - GH
Bản chất hóa học: phân tử pr chứa 191 aa
Tác dụng
KT mô sụn và xương phát triển (2 cmt)
Tăng lắng đọng pr ở tb sụn và tb xương
Tăng tốc độ sinh sản các tb sụn và xương
Tăng chuyển các tb sụn thành các tb xương
KT tổng hợp protein
Tăng vận chuyển aa qua màng tb
Tăng tạo ARN, tăng dịch mã ARN
Giảm thoái hóa protein
Tăng tạo năng lượng từ lipid
Tăng GP lipid từ mô dự trữ
Tăng tác dụng lên chuyển hóa carbohydrat
Giảm sử dụng glucose cho sự sinh nlg
Tăng dự trữ glycogen ở tb
Giảm vận chuyển glucose vào tb; tăng bài tiết insulin
Điều hòa bài tiết
Vùng hạ đồi: GHRH, RHIH
Somatostatin ức chế tiết GH
Giảm glucose máu, acid béo máu, thiếu pr nặng => tăng bài tiết GH
Stress, chấn thương, luyện tập => tăng tiết GH
Hormon KT tuyến giáp - TSH
Bản chất hóa học: glycoprotein
Tác dụng
Cấu trúc tuyến giáp
Tăng slg, kích thước tb tuyến giáp
Tăng biến đổi các tb nang giáp từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết)
Tăng PT hệ thống mao mạch tuyến giáp
Chức năng tuyến giáp
Tăng hoạt động bơm iod
Tăng gắn iod vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp
Tăng phân giải thyroglobulin để gp hormon tuyến giáp => giảm chất keo trong lòng nang giáp
Điều hòa bài tiết: điều khiển từ trên xuống bởi TRH, từ dưới lên bởi hormon tuyến giáp
Hormon vỏ tuyến thượng thận - ACTH
Bản chất hóa học là một polypeptid gồm 39 aa
Tác dụng
Cấu trúc vỏ thượng thận
Làm tăng sinh tb, đb là tb lớp lưới và tb lớp bó (tiết cortisol và adrogen) => tuyến nở to
Chức năng vỏ thượng thận: KT tổng hợp hormon do hoạt hóa proteinkinase A
TD lên não: tăng quá trình học tập và trí nhớ, tăng sợ hãi
TD lên tb sắc tố: kt tăng sinh melanin
Điều hòa bài tiết
Don nồng độ CRH của hạ đồi qđ
Điều hòa ngược của cortisol
Điều hòa theo nhịp sinh học: cao nhất lúc 6-8h, thấp nhất 23h; tăng cao khi stress
Hormon kích thích tuyến sinh dục - FSH & LH
Bản chất hóa học: lypoprotein: FSH (236 aa), LH (215 aa)
Tác dụng
Tác dụng lên tinh hoàn
FSH
KT ống sinh tinh phát triển
KT TB Sertoli thành ống sinh tinh PT tham gia bài xuất tinh trùng
LH
KT TB kẽ Leydig PT và tiết ra testosteron
Tác dụng lên buồng trứng
FSH
KT nang noãn PT, đb là lớp TB hạt để tạo thành lớp áo của nang noãn
LH
Phối hợp với FSH làm PT nang noãn tới chín
Phối hợp FSH gây phóng noãn
KT TB hạt và lớp vỏ còn lại PT thành hoàng thể
KT lớp TB hạt của nang noãn và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron
Hai hormon chỉ bắt đầu được tiết khi đạt 9 - 10 tuổi. Ở nữ sẽ có sự dao động trong kỳ kinh nguyệt
Điều hòa
Tác dụng của GnRH
Tác dụng điều hòa ngược âm tính của estrogen và progesteron, testosteron
Hormon kích thích bài tiết sữa - PRL
Bản chất hóa học: là protein có 198 aa
Tác dụng
KT bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron
Tăng cao khi mang thai, tăng dần từ tuần thứ 5 của thai kỳ
Trong khi mang thai người mẹ không tiết hoặc tiết ít sữa vì estrogen và progesteron có chức năng ức chế sự tiết sữa. Sau sinh nồng độ 2 chất này giảm nên PRL kt tiết sữa
Điều hòa
Bình thường nam (110 - 510 mU/l) cao hơn nữ (80 - 600)
Tăng cao khi có thai. Nếu sau sinh ko cho con bú PRL sẽ giảm xuống bth, và ngược lại
Điều hòa bởi vùng hạ đồi: hormon ức chế tiết PRL là PIH
TRH kt tiết PRL
Khi bị KT trực tiếp vào núm vú
DA từ nhân cung vùng hạ đồi ức chế tiết, nhưng khi cho con bú DA lại kt tiết
Các hormon của thùy sau tuyến yên
Hormon ADH hay Vasopressin
Bản chất hóa học là peptid có 9 aa
Tác dụng
Làm giảm bài tiết nước tiểu với tối thiểu 2 ng
Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp nhờ tăng tính thấm của nước
Liều cao gây co mạch các tiểu đm => tăng HA => có tên vasopressin
Điều hòa
Bằng ASTT
Máu đặc => KT nhân trên thị tiết ADH => Xg tuyến yên rồi vào máu
Bằng thể tích máu
Khi giảm từ 15 - 25% sẽ kt tăng tiết ADH
Oxytocin
Bản chất hóa học là peptid có 9 aa chỉ khác với ADH ở phân tử aa thứ 8 (thay arg bằng leu)
Tác dụng
Lên tử cung: gây co mạnh
Bài xuất sữa: co các TB BM cơ nằm thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa => ép vào tuyến sữa gây đẩy sữa ra ống (khác với bài tiết sữa của PRL)
Điều hòa
KT cơ học trực tiếp vào núm vú: tín hiệu đến kt nhân trên thị và nhân cạnh thất
KT tâm lý hoặc KT hệ GC: qua liên hệ của hệ limbic với hạ đồi, tuy nhiêu nếu KT quá mạnh hoặc kéo dài lại ức chế bài tiết
Rối loạn hoạt động của tuyến yên
Suy giảm tuyến yên toàn bộ
Bệnh lùn tuyến yên
Thiếu hormon tuyến yên trong thời kỳ niên thiếu: cơ thể cân đối nhưng giảm pt rõ rệt
BN ko có dậy thì, chức năng sinh dục ko bth
1/3 TH chỉ giảm GH nên chức năng sinh dục vẫn pt
Bệnh suy tuyến yên ở người lớn
Nguyên nhân phổ biến
U sọ hầu
U tế bào không bắt màu ở tuyến yên (chromophobe tumor)
Tắc mạch tuyến yên
Biểu hiện
Suy tuyến giáp
Giảm tiết hormon CH đường
BN lờ đờ, chậm chạp, tăng cân, mất chức năng sinh dục
Giảm các hormon hướng dinh dục
Bệnh khổng lồ
BH: pt nhanh quá mức của tất cả các mô trong cơ thể; thường bị tăng đường máu
Nguyên nhân do tăn cường tb tiết GH hoặc u tế bài ưa acid
Bệnh to đầu ngón
U tb ưa acid ở tuổi trưởng thành
BH: hình ảnh đầu to, hàm nhô ra, trán nhô ra, mũi to, môi dày, lưỡi to và dày, bàn tay to, bản chân to,...
Bệnh đái tháo nhạt
Tổn thương hạ đồi hoặc yên sau gây giảm tiết ADH
Chất điện giải trong nước tiểu thấp
Tuyến giáp
Nhu cầu và phân bố iod trong tuyến giáp
Khoảng 1 mg/tuần
Lượng hormon dự trữ đủ dùng tỏng 2, 3 tháng
Sinh tổng hợp T3, T4 diễn ra tại tb của nang giáp. Gồm 4 giai đoạn
GĐ 1: bắt iod
Vận chuyển tích cực nhờ bơm iod ở màng đáy TB nang giáp
GĐ 2: oxy hóa ion iodua thành dạng oxy hóa của iod nguyên tử
Xảy ra tại đỉnh của TB nang giáp nhờ enzym peroxidase
GĐ 3: Gắn iod nguyên tử ở dạng oxy hóa vào tyrosin để tạo thành hormon dưới dạng gắn với thyroglobulin
QT xảy ra nhanh dưới tác dụng của enzym iodinase tạo thành tiền chất là monoiodtyrosin (MIT) và diiodtyrosin (DIT). MIT và DIT sẽ trùng hợp với nhau tạo T3, T4. Sau đó cả 4 chất gắn với thyroglobulin đi vào dự trữ trong lòng nang
GĐ 4: GP hormon vào máu
Các phức hợp gắn thyroglobulin quay lại TB nang rồi được phân giải để gp T3, T4
Nồng độ trong máu: 93% ở dạng T4, 7% ở dạng T3 (trong nang tuyến giáp). Sau đó T4 chuyển thành T3, và T3 là dạng hoạt động chính (trong máu)
Tác dụng
Tác dụng lên sự phát triển cơ thể
Làm tăng tốc độ phát triển
Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não trong thời kỳ bào thai và vài năm đầu sau sinh
Không đủ trong thai kỳ não của trẻ sẽ nhỏ hơn bình thường
Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
Khi nồng độ quá cao ty thể sẽ phình to => mất cân bằng giữa oxy hóa và phosphoryl hóa => năng lượng thải ra dưới dạng nhiệt là chủ yếu
Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: hoạt hóa bơm ATPase Na+/K+
Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrat
Tăng: thoái hóa glucogen, tạo đường mới, hấp thu glucose ở ruột, tiết isnsulin => tăng nhẹ đường máu
Tác dụng chuyển hóa lipid
Tăng thoái hóa lipid ở mô dự trữ => tăng acid béo tự do trong máu
Tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô
Giảm lượng Chl, phospholipid, triglycerid ở huyết tương do làm tăng tốc độ bài xuất qua mật
Tăng biểu hiện receptor gắn với LP tỷ trọng thấp
Tác dụng lên chuyển hóa protein
: vừa làm tăng tổng hợp khi phát triển, vừa làm tăng thoái hóa khi tiết quá nhiều
Tác dụng lên chuyển hóa vitamin
: nhu cầu vit tăng khi tăng nồng độ hormon vì vit là tp của enzym
Tác động lên hệ thống tim mạch
Tác dụng lên mạch máu: tăng CH làm tăng sản phẩm chuyển hóa gây giãn mạch
Tác dụng lên nhịp tim: làm tăng nhịp tim
Tác dụng lên huyết áp: HA TB ko đổi nhưng có thể HATT tăng, HATTr giảm
Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ
Trên TKTW
Tăng PT thần kinh => nhược năng gây chậm chạp trong suy nghĩ, ngủ nhiều
Ưu năng gây căng thẳng và khuynh hướng rối loạn tâm thần
Trên chức năng cơ
Làm tăng phản ứng nhưng tiết quá nhiều sẽ gây yếu cơ vì tăng thoái hóa protein
Ưu năng gây biểu hiện run cơ nhanh nhẹ với tần số 10-15 l/p
Tác dụng lên cơ quan sinh dục
: cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục
Điều hòa bài tiết
Do TSH của tuyến yên
Tăng bài tiết khi lạnh hoặc stress
Cơ chế tự điều hòa
Iod vô cơ cao trong tuyến giáp ức chế bài tiết T3, T4
Iod hữu cơ cao gây giảm thu nhận iod => giảm tổng hợp T3, T4
Rối loạn hoạt động tuyến giáp
Ưu năng tuyến giáp
BH: bướu cổ, lồi mắt, tay run, nhịp tim nhanh, hồi hộp lo lắng, khó ngủ, độ tập trung I131 cao, sút cân, TSI,...
Các biểu hiện đều do tăng T3, T4 gây ra trừ lồi mắt
NN lồi mắt do sự phù nề ở mô sau hốc mắt, giảm sản cơ ngoài ổ mắt
Nguyên nhân chủ yếu của cường giáp và mắt lồi là do tự miễn
Nhược năng tuyến giáp
BH: chậm chập, ngủ nhiều, giảm chuyển hóa cơ sở,...
Tăng nguy cơ xơ vữa do thiếu T3, T4 làm tăng nồng độ Chl,...đb BN thể myxedema (thiếu hầu như toàn bộ chức năng tuyến giáp)
Nguyên nhân chủ yếu là do tự miễn
Bệnh đần độn bẩm sinh
Do suy giáp nặng trong thời kỳ bào thai, sơ sinh và trẻ em
Sự phát triển xương bị ức chế mạnh hơn so với mô mềm => mất cân đối về hình thể
Bướu cổ do thiếu iod
Phòng ngừa bằng cho uống, ăn muối iod, tiềm dầu iod
Hormon calcitonin
Nguồn gốc: TB cạnh nang - TB C bài tiết
Bản chất hóa học; polypeptid có 32 aa
Tác dụng
TD nhanh là giảm hoạt động của các TB hủy xương => Cân bằng theo hướng lắng động muối calci ở xương
Giảm ion calci huyết tương nhưng yếu do
Đã KT mạnh cận giáp tiết parathormon
Ở người trưởng thành tốc độ đổi mới xương rất chậm
TD thứ phát và kéo dài hơn là giảm hình thành các tb hủy xương mới
Điều hòa tái hấp thu ion calci ở ống thận và ruột, tuy nhiên yếu và ngược lại với parathormon