Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Câu 5: các phương thức liên kết của văn bản - Coggle Diagram
Câu 5: các phương thức liên kết của văn bản
Phương thức lặp
-Là biện pháp sử dụng trong câu yếu tố ngôn ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết.
_ Có các kiểu: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, lặp ngữ pháp.
Ví dụ
: “Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.”
Phương thức thế
-Là biện pháp sử dụng trong câu sau từ ngữ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ với từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
-Có các kiểu: thế đại từ, thế bằng từ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ.
Ví dụ
: “ Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm bay xa, lâu tan trong không khí”
Phương thức tỉnh lược
-Là biện pháp lược bỏ trong câu một thành phần đã xuất hiện ở câu trước.
-Có tác dụng liên kết chủ đề và rút ngắn độ dài văn bản.
Ví dụ
: “Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người”
Phương thức nối
-Sử dụng các phương tiện liên kết sau: quan hệ từ; kết ngữ; phụ từ, trợ từ;
-Là biện pháp sử dụng câu sau từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết.
Ví dụ
: “Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài”
Phương thức tuyến tính
-Là biện pháp sử dụng trật tự tuyến tính giữa các câu trong đoạn, các đoạn trong bài để tạo sự liên kết giữa chúng với nhau.
-Dùng để biểu thị các quan hệ: quan hệ thời gian sau trước, quan hệ nhân quả, quan hệ giải thích.
Ví dụ: “Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối. Con đường về tổ nhà Trò quang hẳn.”
Phương thức liên tưởng
-Là biện pháp sử dụng các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng liên quan gần gũi trong câu sau với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng đã xuất hiện trong câu trước để liên kết câu.
-Có các kiểu liên tưởng thường được sử dụng: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng nhân quả.
Ví dụ
: “Ngoài việc cơ quan, Hà say mê vẽ. Tường đầy tranh”
Phương thức đối
Ví dụ
: “ Bên trong dãy phố là vách núi đá dựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoài là biển rộng mênh mông”
-Là biện pháp sử dụng trong câu sau từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng tương phản, trái ngược với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
Phương thức nêu câu hỏi
-Là biện pháp sử dụng câu hỏi để tạo liên kết giữa các câu.
-Đôi khi đặt câu hỏi nhưng sau đó không trả lời( là câu hỏi tu từ).
Ví dụ
: “Hãy nhắc lại câu thơ trong Kiều: “Long lanh đáy nước in trời”. Vì sao tôi nhắc lại câu thơ này? Vì nó gợi cho ta một ý nghĩa rất thú vị”