Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Câu 10,11: Phân biệt các loại đại từ - Coggle Diagram
Câu 10,11: Phân biệt các loại đại từ
Có chức năng thay thế
*Giống nhau: Đều là đại từ, được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ , động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ,... trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
Đại từ nhân xưng
Được dùng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác khi giao tiếp. Đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi là ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe và ngôi thứ 3 là người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói tới.
Ví dụ: Tôi, tớ, ta, cô ấy, anh ấy, nó, họ,... để tránh việc nhắc đi nhắc lại tên một sự vật nào đó.
Đại từ dùng để hỏi
Dùng để hỏi về người, vật, nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…
Ví dụ: Ai, cái gì, bao nhiêu, ở đâu, khi nào, cái nào,...?
Đại từ thay thế
Dùng để thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp. Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:
Đại từ thay thế cho danh từ.
Đại từ thay thế động từ, tính từ.
Đại từ thay thế cho số từ.
Ví dụ: chúng tôi, chúng mày, thế, vậy, như thế, như vậy, bao nhiêu,...
Mục đích sử dụng
*Giống nhau:
Khi thay thế cho từ thuộc từ loại nào, đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản của từ loại ấy.
Đại từ xưng hô
Chia làm hai phạm trù chính là ngôi (ba ngôi) và số (hai số)
ví dụ:
VD: ngôi 1: tôi- số ít, chúng tôi- số nhiều
Ngôi 2:mày-số ít, chúng mày-số nhiều
Ngôi 3:nó-số ít, chúng nó-số nhiều
Nhiều danh từ chỉ quan hệ thân thuộc được dùng như đại từ xưng hô
VD: ông, bà, anh, chị, em, cô, bác
Trong việc dùng đại từ nhất là đại từ xưng hô người Việt Nam chú trọng tới thái độ, tình cảm, mối quan hệ với người được nói tới.
Đại từ chỉ định
Là các từ: ấy, này, nọ, đó, đây, này, nãy, nấy, bây, bấy,…
yêu nước.
Các đại từ này thường được dùng làm thành tố phụ kết thúc cụm danh từ nhưng cũng có thể dùng độc lập. Chúng chỉ định sự vật trong không gian hoặc thời gian.
VD: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Đại từ nghi vấn dùng để hỏi
Dùng để hỏi về người và sự vật (ai, cái gì), về nơi chốn (đâu), về thời gian (bao giờ), về đặc điểm, tính chất (sao,nào), về số lượng (bao nhiêu),…
VD: Cốc! Cốc! Cốc!
Ai
gọi đó?
Đại từ nghi vấn dùng để phiếm chỉ
Dùng theo nghĩa phiếm chỉ: Chúng không nhằm tới mục đích hỏi, mà chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian, đặc điểm tính chất và số lượng,… nhưng không ám chỉ một đối tượng nào cụ thể
Dù
ai
đi ngược về xuôi nhớ / Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.