Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương tiện GTSP - Coggle Diagram
Phương tiện GTSP
Phương tiện phi ngôn ngữ
Đặc điểm
Luôn tồn tại, không phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ
Có giá trị thông tin và cảm xúc cao: Hai người tuy khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ nhưng khi giáo tiếp, họ vẫn có thể hiểu nhau qua hành vi, cử chỉ.
Mang tính quan hệ: Hành vi, cử chỉ của đôi bên khi giao tiếp thường thể hiện tính chất mối quan hệ.
Thông điệp có thể mang tính đa nghĩa -> Dễ gây hiểu lầm, nhất là khi 2 người không gần gũi về ngôn ngữ/văn hóa.
Mang tính xã hội, lịch sử, văn hóa
Các loại
Nét mặt: Thông qua nét mặt của đối tượng giao tiếp, ta có thể đoán được tâm lí của họ. Trên khuôn mặt thì ngôn ngữ biểu cảm sinh động nhất, có giá trị nhất là đôi mắt và khuôn miệng, tức là ánh mắt và nụ cười trong giao tiếp.
Cử chỉ, tác động, điệu bộ: thường thống nhất với các biểu hiện của nét mặt, ánh mắt. Cùng với điệu bộ, cử chỉ thì dáng đi, cách đứng cũng là một phương tiện biểu hiện tính cách của con người. Thông qua đó ta có thể nhận ra trạng thái tâm lí của họ.
Giọng nói
Giọng nói cho ta biết đối tượng giao tiếp: tự tin hay không tự tin, có khả năng hay không,...
Thể hiện đặc điểm chủ thể giao tiếp. Mỗi người có giọng nói đặc thù riêng.
Trang phục: góp phần thể hiện tính cách, vị thể của một người nên cũng được coi là phương tiện phi ngôn ngữ quan trọng. Qua trang phục, hiểu tính chất cuộc gặp gỡ.
Khái niệm: Là những hành vi, cử chỉ, điệu bộ, động tác, nét măt,...giúp GV, HS, các lực lượng giáo dục tiếp xúc với nhau để trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau trong quá trình giao tiếp.
Phương tiện công nghệ
Hình thức: sổ liên lạc điện tử, nhắn tin trên điện thoại,...
Mặt trái
Dễ bị đối tượng lừa đảo lợi dụng vì MXH là “con dao 2 lưỡi” nếu không biết sử dụng đúng cách,...
Việc đánh giá cảm xúc của chủ thể giao tiếp thiếu tính chính xác
Vai trò: là phương tiện giao tiếp quan trọng hiện nay, mang lại cho con người rất nhiều lợi ích, đặc biệt về chia sẻ thông tin.
Khái niệm và KLSP.
Khái niệm: Khái niệm: những yếu tố trung gian (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ,...) giúp giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau trong quá trình giao tiếp
KLSP
Giao tiếp là 1 phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống nên con người cần biết cách tận dụng ưu thế này.
Cần vận dụng linh hoạt nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là người GV trong thời đại mới, không ngừng học tập và thay đổi.
Tận dụng mọi lợi thế của từng phương tiện để hỗ trợ hiệu quả nhất việc dạy học.
Hướng dẫn để giúp HS nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp, đan xen trong quá trình dạy học phát triển học sinh kĩ năng giao tiếp thông minh và phù hợp.
Phương tiện ngôn ngữ
Ngôn ngữ bên ngoài
Khái niệm: Là lời nói và chữ viết giúp GV, HS, các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, tác động qua lại với nhau trong quá trình giao tiếp.
Phân loại
Ngôn ngữ nói
Là ngôn ngữ hướng vào người khác để thực hiện 1 mục đích cụ thể, được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. _> cổ xưa nhất
Gồm 2 loại: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
Yêu cầu
Nhịp nói vừa phải, hợp lí. Ngữ điệu lời nói phù hợp, tránh tạo sự nhàm chán.
Bố cục nội dung chặt chẽ, logic. Dùng từ chuẩn mực, phù hợp với hoàn cảnh.
Nói rõ ràng, mạch lạc để các nội dung biểu đạt được đối tượng tiếp nhận chính xác, đầy đủ.
Thể hiện thái độ trân trọng người nghe. Cần có sự hỗ trợ linh hoạt của phương tiện phi ngôn ngữ.
Ngôn ngữ viết
Khái niệm: là ngôn ngữ hướng vào người khác để thực hiện mục đích cụ thể, được biểu hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác.
Gồm 2 loại: Ngôn ngữ viết đối thoại và Ngôn ngữ viết độc thoại.
Trong dạy học
Ngôn ngữ viết bảng/slide: mục tiêu giúp HS hiểu, ghi bài,...nên GV cần trình bày chuẩn quy tắc, rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ viết vào bài vở kiểm tra của HS: ý nghĩa khích lệ, động viên, đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Yêu cầu
Diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, súc tích, mạch lạc, dễ hiểu rõ ý và nghĩa nội dung cần truyền tải.
Trình bày phải đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính nghệ thuật.
Chữ viết cần dễ đọc, đúng chính tả, ngữ pháp văn bản.
Ngôn ngữ bên trong: là dạng đặc biệt của ngôn ngữ, hướng vào bản thân chủ thể, giúp chủ thể tự điều khiển, điều chỉnh mình. Bản thân ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện giao tiếp nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến ngôn ngữ bên ngoài với tư cách là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất. Do đó, ngôn ngữ bên trong vẫn gián tiếp phục vụ cho quá trình GT.