Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Cốt truyện trong văn học thiếu nhi - Coggle Diagram
Cốt truyện trong văn học thiếu nhi
Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện là gì?
Là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện
Bao gồm các giai đoạn phát triển chính một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định nhất là đối với các sáng tác thuộc các loại hình tự sự và kịch.
Đặc điểm của cốt truyện
Gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ: Vừa là phương tiện bộc lộ tính cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội.
Có thể chia làm hai loại
Đơn tuyến (như trong truyện cổ dân gian hay một số truyện ngắn)
Đa tuyến trong Dế Mèn phiêu lưu kí
Không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Với tác phẩm trữ tình thì thường không tồn tại cốt truyện.
Cơ sở chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung đột xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách.
Các thành phần chính của cốt truyện
Phát triển
Là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra. Là phần dài nhất của cốt truyện gồm toàn bộ các sự kiện từ sau thắt nút đến sự kiện trước đỉnh điểm
Ví dụ: Trong truyện Người đi săn và con vượn, đó là các sự kiện vượn mẹ trúng tên, hướng ánh nhìn căm giận về phía người đi săn, tay vẫn không rời con.
Cao trào (còn gọi là đỉnh điểm)
Là sự kiện thử thách cao nhất, tột cùng đối với nhân vật dẫn đến bước ngoặt lớn trong sự phát triển của cốt truyện và đưa đến chấm dứt sự phát triển
Là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn, nhưng từ đây câu chuyện đi theo hướng được giải quyết
Ví dụ: . Cao trào của truyện Người đi săn và con vượn là sự kiện đầy cảm động: Vượn mẹ, trước khi chết, đã nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Thắt nút:
Là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ, một xung đột tất yếu sẽ tiếp tục xảy ra, phát triển.
Ví dụ: Ở Người đi săn và con vượn, thắt nút chính là sự kiện người đi săn xách nỏ vào rừng, phát hiện một con vượn mẹ lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá và ông đã nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Mở nút (còn gọi là kết thúc)
Là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào. Là sự xóa bỏ xung đột, nhưng không phải bao giờ cũng xóa bỏ mâu thuẫn.
Ví dụ: Trong truyện người đi săn tất cả các quá trình từ nỗi xúc động, ăn năn chân thành của người thợ săn, đến việc ông bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về và từ đó không bao giờ đi săn nữa; việc để chị Ngàn thổ lộ lí do khiến mình thực hiện một điều ước không giống ai, đến sự cảm phục của “tôi” trước tấm lòng của chị để rồi thích thú nghĩ về điều ước mình sẽ thực hiện trong đêm rằm tháng giêng năm sau được xem là phần mở nút.
Mở đầu
Là khai đoạn, có nhiệm vụ giới thiệu bối cảnh câu chuyện diễn ra (hoàn cảnh xã hội, thời gian, địa điểm, nhân vật,...)
Ví dụ: Trong truyện Người đi săn và con vượn (Lép Tôn -Xtôi), đó là đoạn giới thiệu về bác thợ săn thiện xạ, “nếu con thú rừng không may gặp bác thì hôm ấy coi như ngày tận số”.
Những biểu hiện của cốt truyện trong văn học thiếu nhi
Cốt truyện là một quan niệm về hiện thực. Cốt truyện không phải là yếu tố duy nhất mang quan niệm, nhưng rõ ràng nó có nội dung quan niệm của nó.
Ví dụ: Truyện ngắn "Điều không tính trước"(Nguyễn Nhật Ánh)
Cốt truyện hàm chứa một hệ thống thế giới quan, một quan niệm về cuộc đời, tức thể hiện một tính quan niệm nhất định.
Cốt truyện nghệ thuật là hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được lựa chọn, sắp xếp.
Sự kiện là cơ sở của mọi cốt truyện nghệ thuật. Cốt truyện (tự nhiên) là tên gọi chỉ tổng thể các sự kiện liên quan nhau được thông báo trong tác phẩm.
Điểm mở đầu và kết thúc của cốt truyện nghệ thuật rõ ràng là không phải lúc nào cũng trùng khít với điểm mở đầu và kết thúc của cốt truyện tự nhiên.
Đối lập với cốt truyện là cốt truyện nghệ thuật (siuzhet), vẫn là các sự kiện ấy, nhưng ở trong sự trình bày, trong trật tự mà chúng được thông báo trong tác phẩm, trong mối liên hệ mà chúng được cung cấp trong thông báo về chúng trong tác phẩm.
Một số kiểu cốt truyện trong các tác phẩm văn học thiếu nhi tiêu biểu
Cốt truyện của “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi)
Cốt truyện được triển khai song song cùng với cuộc hành trình lưu lạc của nhân vật trung tâm:
Cảnh vật và con người mang đậm bản sắc của vùng Tây Nam Bộ
. Sắc thái văn hoá độc đáo cùng với những sự kiện có tính chất phiêu lưu, mạo hiểm nối tiếp nhau diễn ra là những nhân tố chính góp phần mang lại sức hấp dẫn thực sự của câu chuyện.
Tác giả luôn đặt nhân vật vào những hoàn cảnh gay go, phức tạp như cảnh kinh hoàng khi lạc bố mẹ; sợ hãi, xót xa khi rời đoàn thuyền vận tải; gan dạ và thông minh để đương đầu với bọn Việt gian; sung sướng bất ngờ khi được vợ chồng ông Hai bắt rắn cưu mang v.v...
Kết thúc mở ở cuối truyện đã phần nào phá vỡ cách xây dựng cốt truyện theo lối truyền thống của Đất rừng phương Nam
Cốt truyện của tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” (Phùng Quán)
Cốt truyện mang nhiều tính tự truyện
Nhân vật trong truyện là hiện thân của tác giả, bạn bè thuở ấu thơ và đồng đội thân thương của ông...
Tính chất "sự thật việc thật" này đã góp phần mang lại sức hấp dẫn, đồng cảm mạnh mẽ ở người đọc
Cốt truyện của tác phẩm được hình thành trên cơ sở những mẩu chuyện có thật về gương chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi Đội Thiếu niên trinh sát Mặt trận Huế
Kí ức mạnh mẽ về bản thân và đồng đội trong những tháng ngày gian khổ nhưng anh hùng đó đã thôi thúc nhà văn viết nên một Tuổi thơ dữ dội thật đặc sắc, hấp dẫn.
Thành công của Phùng Quán là đã xây dựng được những nhân vật làm linh hồn của cốt truyện, có sức sống lâu bền trong tâm trí bạn đọc như Mừng, Lượm, Quỳnh, Vịnh...
Cốt truyện đa tuyến, nhiều bình diện :
Theo từng chiến tuyến: Địch - ta
Có theo từng thể triển khai tuyến nhân vật: Trẻ em - người lớn, dân thường - quân giải phóng
Theo thời gian: vùng địch hậu; vùng giải phóng, quá khứ và hiện tại đan xen
Cốt truyện mang đậm tính sử thi
Nhận vật chính diện suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng
Cốt truyện đan gài nhiều yếu tố gay cấn, đặc biệt khi nói về những công việc nặng nhọc, vất vả, đầy mưu trí và hành động chiến đấu, hi sinh anh dũng
Sự phối hợp tài tình giữa hai tuyến cốt truyện
Cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lí
Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ ; khắc hoạ toàn diện, sâu sắc chân dung nhân vật và diện mạo chân thực của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại.