Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tính tích cực PPDH tích cực : - Coggle Diagram
Tính tích cực
PPDH tích cực :
Tính tích cực
Biểu hiện
Xúc cảm trong học tập : Thể hiện niềm vui, sự ốt sắng khi thựchiện yêu cầu của GV, có hứng thú học tập;
Chú ý: thể hiện ở việc lắng nghe và dõi theo hành động của GV, biết cách thực hiện nhanh chóng, đầy đủ và chính xác;
Tính tự giác: Tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi chép đầy đủ;
Sự nỗ lực của ý chí: thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại vượt khó khi giải quyết nhiệm vụ học tập;
Hành vi, cử chỉ: khẩn trương
Kết quả lĩnh hội: nhanh chóng, đúng, tái hiện được khi cần thiết và vận dụng được vào tình huống mới
Cấp độ
TTC bắt chước, tái hiện: cố sức làm theo hành động mẫu của thầy, của bạn
TTC tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề;
TTC sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo và hữu hiệu
(Đây là mức độ biểu hiện TTC nhận thức cao nhất)
Khái niệm
Tích cực là một trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định
và thúc đẩy sự phát triển (Từ điển tiếng Việt, [17]).
Tính tích cực trong hoạt động nhận thức là một trạng thái hoạt động của HS được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho chính mình (theo [13]). TTC này sẽ biến người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
PPDH tích cực
Khái niệm
Thuật ngữ “PPDH tích cực” được dùng để chỉ những PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Một PPDH được gọi là tích cực nếu nó thỏa mãn đồng
thời 3 yếu tố sau
Người học phải có tâm thế chủ động biến quá trình học thành quá trình tự học;
Nội dung dạy học không chỉ là những tri thức mà còn bao hàm cả phương pháp nhận thức những tri thức đó
Người dạy không chỉ làm tốt chức năng của mình là truyền thụ tri thức mà còn phải là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học của HS;
Bản chất
Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ;
Coi trọng lợi ích, nhu cầu cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ thích ứng với đời sống XH [6].
Dấu hiệu đặc trưng
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò ( Đg chuẩn đoán, ĐG hình thành, ĐG tổng kết)
đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh mà còn đồng thời tạo điều
kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của giáo viên
Thông qua tự đánh giá ọc sinh sẽ học cách đánh giá sự nỗ lực và
tiến bộ của mình để từ đó điều chỉnh và hoàn thiện bản thân
giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh được đánh giá lẫn nhau
dựa trên các tiêu chí mà giáo viên đề ra sẵn
Dạy và học chú trọng sự quan tâm đến hứng thú của HS, nhu cầu và lợi ích XH
Học sinh được tạo cơ hội chủ động lựa chọn vấn
đề
Các NDDH, vấn đề nghiên cứu có thể do học sinh tự đề xuất hoặc lựa chọn trong số các nội dung, vấn đề mà giáo viên giới thiệu, định hướng.
GV cần thiết kế các tình huống dạy học sao cho kích thích, khêu gợi và phát huy được tính tích cực tham gia chủ động, sáng tạo của học sinh
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; “Học trong hoạt động và bằng hoạt động"
Dạy và học tích cực khuyến khích người học tự giác, tự lực khám phá tri thức trên cơ sở những điều đã biết, đã có
Học sinh phải là trung tâm của quá trình dạy học.
Nội dung dạy học cần bám sát các vấn đề thực tiễn, áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn
Dạy học cần chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học
Dạy và học tích cực phải tập trung trọng tâm vào hoạt động học,từ thụ động sang chủ động học tập
Trong dạy học tích cực cần khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống xung quanh.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
GV cần quan tâm đến đặc điểm nhận thức, trình độ, nhịp độ hoàn thành các hoạt động học tập của mỗi HS để từ đó có cơ sở xây dựng các nhiệm vụ hoặc hoạt động học tập cho phù hợp với khả năng của mỗi người học.
Người học cần hình thành thói quen tự
giác trong học tập
Dạy và học coi trọng hướng dẫn, tìm tòi
GV giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khả năng tự học tư duy độc lập, lôgic