Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI, image, image, image,…
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
Con người là thực thể sinh học- xã hội
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của thế giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
Về phương diện sinh học
Con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội.
Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan.
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội.
Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình
Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được.
Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật, chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con người với các động vật khác.
Quan niệm này được Ph.Ăngghen làm sáng rõ trong tác phẩm Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn.
Tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại.
Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội nhưng đồng thời lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người.
Con người tồn tại và phát triển phải luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định.
Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội.
Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều loại môi trường khác đã và đang được phát hiện.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ
Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội.
HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa
Theo C.Mác thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người.
Con người bị tha hóa là con người bị đánh mất mình trong lao động tức là trong hoạt động đặc trưng, bản chất con người.
Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư liệu sản xuất.
Khi lao động bị tha hóa con người trở nên què quặt, phiến diện, khuyết thiếu trên nhiều phương diện khác nhau.
Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, hiện tượng tha hóa của con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân chia giai cấp.
Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi bóc lột, ách áp bức
Đây là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người.
"Xã hội không thể nào giải phóngcho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt".
Tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác- Lênin hoàn toàn khác với các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và đang tồn tại trong lịch sử.
"Bất kì sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người" là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa.
Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người
Khi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu, lao độn không còn bị tha hóa, con người được giải phóng, khi đó xã hội là sự liên hiệp của các cá nhân, con người bắt đầu được phát triển tự do.
Những tư tưởng về con người trong triết học của chủ nghĩa Mác được đề cập trên đây là những tư tưởng cơ bản, đóng vai trò là " kim chỉ nam" là cơ sở lý luận khoa học, định hướng cho các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa và tư tưởng trong gần hai thế kỷ qua.
Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin là lý luận duy vật biện chứng triệt để mang tính khoa học và cách mạng, góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ QUAN HỆ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI, VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ LÃNH TỤ TRONG LỊCH SỬ
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Con người xét về thực thể sinh học lẫn thực thể xã hội vừa mang bản chất loài lẫn tính đặc thù cá thể.
Con người là một hệ thống chỉnh thể thống nhất cá thể- loài mang cả những thuộc tính cá thể, đơn nhất, lẫn những thuộc tính chung, phổ biến của loài.
Cá nhân và xã hội không tách rời nhau. Xã hội do các cá nhân cụ thể hợp thành, mỗi cá nhân là một phần tử của xã hội sống và hoạt động trong xã hội đó.
Sự thống nhất cá nhân và xã hội còn thể hiện ở một góc độ khác nhau trong quan hệ con người giai cấp và con người nhân loại.
Tính giai cấp và tính nhân loại trong mỗi con người vừa thống nhất vừa khác biệt thậm chí mâu thuẫn nhau.
Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
Vai trò
Yếu tố căn bản và quyết định của lực lượng sản xuất là quần chúng nhân dân lao động.
Trong mọi cuộc cách mạng xã hội cũng như ở các giai đoạn biến động của xã hội, quần chúng nhân dân luôn là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết đingj mọi thắng lợi của cuộc cách mạng và những chuyển biến của đời sống và xã hội.
Toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần và đời sống tinh thần nói chung đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra.
Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân là quan hệ thống nhất, biện chứng
Mục đích và lợi ích của quần chúng nhân dân là lãnh tụ là thống nhất.
Trong mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ, chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, đồng thời đánh giá cao vai trò của lãnh tụ.
Quần chúng nhân dân và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ, những điều kiện, tiền đề khách quan để các lãnh tụ xuất hiện và hoàn thành các nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra cho họ.
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người bao hàm nhiều nội dung khác nhau.
Tư tưởng về giải phóng nhân dân lao động.
Giải phóng giai cấp.
Giải phóng dân tộc.
Tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng
Tư tưởng về phát triển con người toàn diện.
Do bối cảnh lịch sử của quốc gia, dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập, tự do cho quốc gia, dân tộc.
Hồ Chí Minh cũng khẳng định tư tưởng giải phóng dân tộc phải được chính các dân tộc bị áp bức, bóc lột thực hiện.
Theo Hồ Chí Minh độc lập, tự do mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải xây dựng một chế độ xã hội mới.
Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng sự nghiệp cách mạng, thành quả cách mạng đều là của dân, do dân và vì dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí MInh con người, nhân dan lao động không chỉ là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng mà còn là động lực của cách mạng.
Phát triển con người toàn diện là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Để con người phát triển toàn diện thì phải tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, kết hợp giáo dục và tự giáo dục.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người của chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam trong bối cảnh mới của thời đại.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội.
Việc phát huy vai trò con người ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay đã được Đảng ta chú trọng nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, trong các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương, trong các chủ trương, chính sách, quản lý và điều hành sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung.