Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI, LENIN3, tải xuống (1),…
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
:check: 1.CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
a) Con người là thực thể sinh học - xã hội
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội
Trong hoạt động, con người không chỉ có quan hệ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác
b) Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản suất ra những tư liệu sinh hoạt của mình
"Có thể phân biệt con người với xúc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được
c) Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
C.Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử cho chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại
d) Con người là chủ đề của lịch sử, vừa là sản phẩm vừa là lịch sử
Con người vừa là sản phẩm cúa lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người
Con người tôn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định
Con người tồn tại trong môi trường xã hội
Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều loại môi trường khác đã và đang được phát hiện
đ) Bản chẩt con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
"Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ XH"
:check: 2.HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VÀ VỀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
a) Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao động của con người bị tha hóa
Theo C.Mác, thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ cho con người, để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người
Con người bị tha hóa là con người bị đánh mất mình trong lao động, tức là trong hoạt động đặc trưng, bản chất con người
Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư liệu sản xuất
b) "Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lọt, ách áp bức"
Giải phóng con người được các nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội dung lý luận và trên nhiều phương diện khác nhau
c) Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người
Khi chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu, lao động không còn bị tha hóa, con người được giải phóng, khi đó XH là sự liên hiệp của các cá nhân và XH,con người bắt đầu được phát triển tự do
:check: 3.QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ QUAN HỆ CÁ NHÂN, XÃ HỘI, VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ LÃNH TỤ TRONG LỊCH SỬ
a) Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Con người xét về thực thể sinh học lẫn thực thể XH, vừa mang bản chất loài lẫn tính đặc thù cá thể
Con người là một hệ thống chỉnh thể thống nhất cá thể - loài, mang cả những thuộc tính cá thể, đơn nhất, lẫn những thuộc tính chung, phổ biến của loài
Cá nhân và XH không tắt rời nhau
Sự thống nhất cá nhân và XH còn thể hiện ở một góc độ khác trong quan hệ con người giai cấp và con người nhân loại
Mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng quốc gia, dân tộc xác định
b) Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, XH biến đổi nhờ hoạt động của toàn thể quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm thực hiện mục đích nào đó
Trong mọi cuộc cách mạng XH cũng như ở các giai đoạn biến động XH, quần chúng nhân dân luôn là lực lượng chủ yếu, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi của các cuộc cách mạng và những chuyển biến đời sống XH
Toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần và đời sống tinh thần nói chung đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra
Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân
. Mục đích và lợi ích quần chúng nhân dân và lãnh tụ là thống nhất
. Quần chúng nhân dân và phong trào của họ tạo nên các lãnh tụ, những điệu kiện,tiền đền khách quan để các lãnh tụ xuất hiện và hoàn thành các nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra cho họ
:check: 4.VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
Chủ tịch Hồ Chí Minh, do yêu cầu khách quan của sự phát triển lịch sử XH Việt Nam, tiếp thu văn hóa và các giá trị truyền thống của dân tộc, gia đình, tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong đó có lý luận về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về con người phù hợp với điều kiện lịch sử XH Việt Nam hiện đại
:silhouettes: Sơ đồ tư duy nội dung "Quan Điểm Của Triết Học Mác - Lênin Về Con Người" :silhouettes:
Trịnh Thị Hoài Thương Đ23NL2