Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN VỀ CON NGƯỜI - Coggle Diagram
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN VỀ CON NGƯỜI
I/ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI:
1/ Con người là thực thể sinh học - xã hội:
Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể lịch sử, sáng tạo nên tất cả các văn minh và văn hóa.
a) Về phương diện sinh học:
Phục tùng
các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học.
Một
bộ phận đặc thù
, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng
có thể biến đổi
giới tự nhiên và chính bản thân mình.
Con người là một
thực thể sinh vật
, sản phẩm của giới tự nhiên, là
một động vật xã hội.
b) Về mặt thể xác:
Con người
sống bằng sản phẩm tự nhiên
, bằng
hoạt động thực tiễn:
con người trở thành một bộ phận của giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên.
c) Về phương diện xã hội:
Con người là một
thực thể xã hội
có các hoạt động xã hội.
Quan trọng nhất của con người là
lao động sản xuất.
Nhờ lao động sản xuất
mà con người có thể trở thành thực thể xã hội, chủ thể xã hội, phát triển cả phương diện sinh học và xã hội.
Gắn với các quan hệ xã hội.
2/ Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt:
Dựa trên
nền tảng của sản xuất vật chất:
lao động tạo ra tư liệu sản xuất, con người, xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển.
3/ Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:
Con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình,làm cho họ trở thành con người như đang tồn tại.
4/ Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử:
Con người
“Sáng tạo ra lịch sử”
dựa vào những điều kiện cụ thể: tiếp tục trên các tiền đề, điều kiện cũ, tiến hành cái mới để cải biến điều kiện cũ.
5/ Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội:
Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Tổng hòa các quan hệ xã hội
tạo nên
bản chất con người
, mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời.
Các quan hệ xã hội thay đổi ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
II/ HIỆN TƯỢNG THA HÓA CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI:
1/ Thực chất của hiện tượng tha hóa là lao động của con người bị tha hóa:
Là một hiện tượng lịch sử
đặc thù
, chỉ diễn ra trong xã hội có
phân chia giai cấp
.
Nguyên nhân
là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
Con người bị tha hóa
là con người bị đánh mất mình trong lao động, tức trong hoạt động đặc trưng, bản chất của con người
Khắc phục:
xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, khắc phục trên các phương diện khác của đời sống xã hội.
2/ "Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức:
Giải phóng con người
là
đấu tranh giai cấp
.
Giải phóng là để đi đến
giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc
và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại.
3/ "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người":
Chỉ có thể đạt được khi con người
thoát khỏi sự tha hóa
,
thoát khỏi sự nô dịch
do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất bị thủ tiêu triệt để.
III/ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC LÊ NIN VỀ QUAN HỆ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI, VAI TRÒ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VÀ LÃNH TỤ TRONG LỊCH SỬ:
1/ Quan hệ giữa cá nhân và xã hội:
Cá nhân và xã hội có
mối quan hệ biện chứng
với nhau.
Xã hội
do các
cá nhân
cụ thể hợp thành,
mỗi cá nhân
là một
phần tử
của xã hội sống và hoạt động trong xã hội đó.
Cá nhân không thể tách rời xã hội
và không có cá nhân thì cũng không có xã hội.
Quan hệ cá nhân - xã hội là tất yếu, là tiền đề
Xã hội tạo điều kiện cho cá nhân phát triển; cá nhân tiếp nhận những giá trị về vật chất, tinh thần từ môi trường xã hội để phát triển.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân, tránh đề cao quá mức.
Nhận thức không đúng sự phát triển là sự kết hợp hoạt động của các cá nhân,thì đều sai lầm và có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường cho cả xã hội lẫn cá nhân.
2/ Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ:
* Quan điểm phi mácxít:
Cho rằng lịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt; cá nhân buộc phải tuân thủ ý chí tối cao.
Chủ nghĩa duy tâm:
lịch sử xã hội là do vua chúa, vĩ nhân, người đặc biệt có tài cao, sức lớn điều khiển; quần chúng nhân dân là những đám đông ô hợp, chịu sự điều khiển.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác:
phủ nhận vai trò của Thần linh, Thượng đế; khẳng định sự biến đổi của xã hội là do 1 nhân tố nào đó.
* Quan điểm của triết học Mác – Lênin:
Xã hội biến đổi nhờ hoạt động của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo.
* Quần chúng nhân dân:
Chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động trong một không gian và thời gian xác định.
Vai trò:
Yếu tố căn bản, quyết định của lực lượng sản xuất là
quần chúng nhân dân lao động.
Là lực lượng
chủ yếu
, cơ bản và quyết định mọi thắng lợi của các cuộc cách mạng và những chuyển biến của đời sống xã hội.
Toàn bộ các giá trị văn hóa, tinh thần và đời sống tinh thần đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra.
* Cá nhân:
Là con người cụ thể đang hoạt động trong một xã hội xác định thể hiện tính đơn nhất với tư cách là cá thể về phương diện sinh học, là nhân cách về phương diện xã hội.
* Vĩ nhân:
là những cá nhân kiệt xuất, xuất hiện trong phong trào quần chúng nhân dân.
* Lãnh tụ:
là người có phẩm chất xã hội, quần chúng tín nhiệm, có thể tập hợp, thống nhất nhận thức, ý chí và hành động, tổ chức quần chúng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà thời đại đặt ra.
Vai trò của lãnh tụ:
giải quyết những nhiệm vụ lịch sử, có vai trò đối với sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức do họ lập.
Quan hệ giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân là quan hệ thống nhất, biện chứng.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Tuyệt đối hóa vai trò của lãnh tụ
=> Tệ sùng bái cá nhân (chống lại), thần thánh hóa lãnh tụ,coi nhẹ quần chúng nhân dân.
Tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân
, xem nhẹ vai trò của các cá nhân và lãnh tụ => Xem thường các sáng kiến cá nhân, không phát huy được sức mạnh sáng tạo của họ.
Kết hợp hợp lý vai trò quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong từng điều kiện cụ thể xác định.
IV/ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM:
Cơ sở để giải quyết vấn đề con người ở Việt Nam:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Quan điểm của Đảng ta.
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.