Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 12: CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI - Coggle Diagram
CHƯƠNG 12: CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
2.Các quyết định về kênh phân phối
2.2.QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
Quản lý kênh marketing
Là việc tuyển chọn, quản lý và động viên từng cá nhân thành viên trong kênh và đánh giá hiệu quả hoạt động của họ theo thời gian.
Lựa chọn các thành viên trong kênh
Các DN khác nhau thì khác nhau về khả năng thu hút các trung gian mar có chất lượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
Số năm hoạt động
Dòng SP đang quản lý
Lịch sử tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận
Sự hợp tác
Uy tín
...
Quản lý và động viên các thành viên trong kênh
Xem trung gian PP là khách hàng và đối tác
Quản trị quan hệ đối tác (Partner relationship management – PRM): thúc đẩy các mối quan hệ đối tác lâu dài với các thành viên trong kênh
Đánh giá các thành viên trong kênh
Kiểm tra kết quả hoạt động của các thành viên trong kênh so với các tiêu chuẩn
Công nhận và thưởng cho các trung gian thực hiện tốt công việc.
Hỗ trợ hoặc thay thế các trung gian thực hiện kém.
3.Marketing logistics/ Phân phối hàng hóa vật chất
Marketing logistics (còn gọi là Phân phối vật chất)
Bao gồm việc hoạch định, triển khai và kiểm soát các dòng vật chất hàng hóa/dịch vụ và các dòng thông tin có liên quan từ điểm bắt đầu cho đến điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của KH với một mức lợi nhuận.
Là việc đưa đúng SP đến đúng KH vào đúng thời gian và đúng địa điểm.
Tầm quan trọng của Marketing logistics
Giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.
Tiết kiệm chi phí cho cả DN và KH
Đáp ứng yêu cầu của việc gia tăng nhanh chóng các chủng loại SP
Giúp DN quản lý nhanh chóng và hiệu quả các dòng hàng hóa, thông tin và tài chính nhờ tiến bộ CNTT
Ảnh hưởng đến môi trường và các nỗ lực phát triển bền vững của DN.
Mục tiêu của hệ thống logistics
Tối đa hóa dịch vụ KH =
giao hàng nhanh chóng, dự trữ nhiều hàng hóa trong kho,chủng loại hàng hóa phong phú, linh hoạt,chính sách trả hàng tự do và những DV khác
Cung cấp một mức độ dịch vụ KH đã định trước với mức chi phí thấp nhất.
Tối thiểu chi phí phân phối =
giao hàng chậm hơn, dự trữ ít hàng, và khối lượng vận chuyển nhiều hơn
Kho bãi
Thực hiện chức năng dự trữ: đảm bảo SP sẵn có khi KH cần mua
Quyết định:
Bao nhiêu kho bãi (how many)
Loại kho bãi nào cần (what type): Kho dự trữ (Storage warehouse)/ Trung tâm phân
phối (Distribution center)
Vị trí đặt kho bãi (where)
Ứng dụng tiến bộ CNTT
Hệ thống xử lý NVL tự động
Máy vi tính và máy quét đọc đơn hàng và điều khiển xe nâng, cần trục điện tử
Robot tập hợp hàng hóa, chuyển hàng đến bãi chất hàng, lập hóa đơn.
Quản trị tồn kho
Cân bằng giữa chi phí của việc giữ một số lượng hàng lớn với doanh thu,
lợi nhuận mà nó đem lại.
Lưu kho quá ít: nguy cơ không có SP khi KH cần
Lưu kho quá nhiều: chi phí giữ hàng cao; hàng lỗi thời
Hệ thống logistics kịp thời (Just-in-time - JIT)
Ứng dụng tiến bộ CNTT
Kỹ thuật RFID
Nhãn thông minh “smart tag”
“Kệ hàng thông minh”
Vận tải
Ảnh hưởng đến việc định giá, hiệu quả hoạt động giao hàng và tình trạng,
điều kiện hàng hóa khi đến nơi
Các phương thức vận tải: Đường bộ; Đường sắt; Đường thủy; Đường ống;
Đường không; Internet
Các yếu tố cần xem xét để lựa chọn phương thức vận chuyển: tốc độ, tính
tin cậy, tính sẵn có, chi phí và những yếu tố khác.
Vận chuyển đa phương thức (intermodal transportation): Là việc kết hợp
hai hay nhiều hơn hai phương thức vận chuyển
Ví dụ
Hình thức piggyback = đường sắt + đường bộ.
Hình thức fishyback = đường thủy + đường bộ.
Hình thức trainship = đường thủy + đường sắt.
Hình thức airtruck = đường không + đường bộ.
Quản trị thông tin logistics
Các đối tác kênh thường kết nối với nhau để chia sẻ thông tin và cùng nhau đưa ra các quyết định logistics tốt hơn.
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI): là sự trao đổi dữ liệu được vi tính hóa giữa các tổ chức, và chủ yếu là được truyền đi qua mạng Internet.
Ứng dụng tiến bộ CNTT
Hệ thống “Hàng tồn kho do người bán quản lý” (Vendor managed inventory –VMI)
Hệ thống “Bổ sung hàng liên tục” (Continuous inventory replenishment).
1.Kênh phân phối
CÁC KHÁI NIỆM
Phân phối (Distribution)
Là quá trình tổ chức, thực hiện và tạo điều kiện cho việc chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng SP, DV giữa người bán và người mua một cách tối ưu.
Mạng lưới chuyển giao giá trị (Value delivery network)
Bao gồm các công ty, nhà cung cấp, nhà phân phối và cuối cùng là khách hàng.
Những đối tượng này hợp tác với nhau để cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Chuỗi cung ứng (Supply chain)
Đối tác ở phía đầu chuỗi (upstream)
Gồm tập hợp các DN cung cấp nguồn NVL, bộ phận, linh kiện, phụ tùng, thông tin, tài chính và kiến thức chuyên môn cần thiết để tạo ra SP, DV.
Đối tác phía cuối chuỗi (downstream)
Gồm các kênh phân phối (như nhà bán buôn, bán lẻ). Những kênh này thường hướng đến KH, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và KH.
Theo quan điểm “sản xuất ra rồi bán”
của DN
Chuỗi cầu (Demand chain)
Chuỗi các hoạt động
Mua sắm ->
Sản xuất -> Tiêu thụ
Các hoạt động diễn ra theo từng
bước và tuyến tính.
Theo quan điểm “cảm giác rồi phản
ứng lại” của KH.
Việc hoạch định bắt đầu từ việc xác định nhu cầu của KH mục tiêu bằng cách tổ chức một chuỗi các nguồn lực và hoạt động nhằm mục đích tạo giá trị cho KH.
VAI TRÒ CỦA PHÂN PHỐI
Tính kinh tế
Phân phối hàng hóa đến thị trường mục tiêu với mức độ hữu hiệu cao hơn thông qua quan hệ, kinh nghiệm, chuyên môn và quy mô của trung gian PP.
Giảm khối lượng công việc phải được thực hiện bởi cả nhà sản xuất và NTD.
Kết nối giữa cung và cầu
Các trung gian PP mua hàng với số lượng lớn từ nhiều nhà sản xuất, phân ra thành nhiều loại SP hơn với số lượng ít hơn như KH mong muốn
Đáp ứng mong muốn KH, đa
dạng hóa sự lựa chọn cho KH.
KHÁI NIỆM KÊNH PHÂN PHỐI
KHÁI NIỆM KÊNH PHÂN PHỐI
Là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau để đưa một SP hay DV đến tay NTD hay KH doanh nghiệp để họ sử dụng hay tiêu dùng.
Quyết định về kênh phân phối ảnh hưởng
đến các quyết định marketing khác
Phân phối --- Định giá
Phân phối --- Truyền thông, LL bán hàng
Phân phối --- Phát triển SP mới
CHỨC NĂNG KÊNH PHÂN PHỐI
Thông tin
(information)
Truyền thông cổ động
(promotion)
Tiếp xúc/liên lạc
(contact)
Kết nối (matching)
Thương lượng
(negotiation)
Phân phối vật chất
(physical distribution)
Tài trợ (financing)
Tiếp nhận rủi ro (risk
taking)
CÁC THÀNH VIÊN TRONG KÊNH
Các trung gian phân phối
(Intermediary/Middlemen)
Nhà bán sỉ/bán
buôn (Wholeseller)
Là 1 DN tham gia chủ yếu vào hoạt động bán sỉ (wholesaling) - tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa, DV cho người mua để bán lại hoặc với mục đích kinh doanh, thương mại.
Nhà bán sỉ/bán
buôn (Wholeseller)
Chi nhánh và VP bán hàng của nhà sản xuất (Sales branches and offices)
Đại lý (Agent)
Môi giới
(Broker/Jobber)
Nhà bán sỉ thương mại
(Merchant wholesaler)
Nhà bán lẻ
(Retailer)
Là 1 DN mà doanh thu chủ yếu từ việc bán lẻ (retailing) - tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa, DV trực tiếp cho NTD cuối cùng với mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại.
Nhà bán lẻ
(Retailer)
Siêu thị (Supermarket)
Cửa hàng tiện lợi (Convenience store)
Cửa hàng chiết khấu (Discount store)
Cửa hàng giảm giá (Off-price retailer)
Siêu cửa hàng (Superstore)
Siêu trung tâm (Supercenters)
Sát thủ nhóm hàng (Category killers)
Cửa hàng bách hóa/Thương xá (Department store)
Cửa hàng chuyên dụng (Specialty store)
Nhà sản xuất
(Manufacturer)
Khách hàng
(Customer)
CÁC CẤP ĐỘ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI
Cấp trung gian của kênh phân phối
Mỗi tầng/lớp trung gian marketing thực hiện các công việc nhằm mang sản phẩm và quyền sở hữu sản phẩm đến gần hơn NTD cuối cùng
Độ dài kênh (length of a channel)
Là số lượng các cấp trung gian
cấp 0
cấp 1
cấp 2
cấp 3
HÀNH VI KÊNH PHÂN PHỐI
Mỗi thành viên trong kênh phụ thuộc lẫn nhau
Mỗi thành viên đóng một vai trò chuyên môn hóa trong kênh.
Các DN trong kênh hợp tác với nhau vì lợi ích chung
Hợp tác trong kênh vs. Xung đột kênh
Hợp tác: Các thành viên hiểu và chấp nhận vai trò của mình, phối hợp tốt các hoạt động để đạt được mục tiêu tổng quát của cả kênh.
Xung đột kênh: Các thành viên bất đồng về việc phân chia ai nên làm gì và phần thưởng/lợi ích cho việc thực hiện là gì
xung đột theo chiều ngang
Xung đột xảy ra giữa những doanh nghiệp ở cùng một cấp của kênh phân phối.
xung đột theo chiều dọc
Xung đột xảy ra giữa các cấp khác nhau của cùng một kênh phân phối
TỔ CHỨC KÊNH PHÂN PHỐI
Hệ thống kênh marketing theo chiều dọc
Là một cấu trúc kênh phân phối trong đó các thành viên kênh hoạt động như một hệ thống thống nhất.
Một thành viên trong kênh nổi lên và sở hữu những thành viên khác, có hợp đồng với họ và sử dụng nhiều quyền lực khiến họ phải cùng hợp tác với nhau
Hệ thống kênh marketing theo chiều ngang
Là một sự dàn xếp kênh trong đó hai hay nhiều công ty ở cùng một cấp liên kết với nhau để theo đuổi một cơ hội marketing mới.
Kênh phân phối truyền thống
Hệ thống phân phối đa kênh
Thuận lợi
• Thích hợp cho thị trường lớn và phức tạp.
• Mở rộng doanh số và sự bao phủ thị trường
• Có cơ hội điều chỉnh SP, DV theo nhu cầu cụ thể của các phân đoạn KH đa dạng
Khó khăn
• Khó kiểm soát
• Dễ tạo ra xung đột kênh để giành KH và doanh số
Thay đổi tổ chức kênh phân phối
Thuận lợi
• Cách thức mới để tăng giá trị trong kênh
• Loại trừ được các nhà bán lại truyền thống và thu được nhiều lợi ích
Khó khăn • Gây ra sự xung đột kênh: kênh mới cạnh tranh trực tiếp với kênh đã thiết lập
Cắt giảm trung gian phân phối (Disintermediation)
• Xảy ra khi nhà sản xuất SP, DV cắt bớt các trung gian và phân phối trực tiếp đến người mua cuối cùng.
• Khi các loại hình trung gian kênh phân phối mới hoàn toàn ra đời thay thế cho các trung gian truyền thống.
2.Các quyết định về kênh phân phối
2.1. Thiết kế kênh phân phối
a) Phân tích nhu cầu khách hàng
Tìm hiểu KH mục tiêu muốn gì từ kênh: • Mua gần/ Sẵn sàng đi đến địa điểm tập trung xa hơn • Mua trực tiếp/ Mua qua điện thoại, internet • Mua nơi có nhiều chủng loại/ Mua nơi chuyên dụng • Dịch vụ phụ trợ (như giao hàng, cài đặt, sửa chửa)
DN cần cân bằng giữa nhu cầu KH với tính khả thi, chi phí và mức giá ưa thích của KH để đáp ứng nhu cầu của KH.
Mức độ dịch vụ của kênh: tốc độ giao hàng, sự phong phú chủng loại hàng, dịch vụ phụ trợ
Là việc thiết kế các kênh marketing một cách hiệu quả bằng cách phân tích nhu cầu khách hàng, thiết lập mục tiêu của kênh, xác định các phương án kênh chính và đánh giá các phương án này.
b) Thiết lập mục tiêu của kênh
Mục tiêu của kênh bị ảnh hưởng bởi:
• Bản chất của công ty
• SP của công ty
• Các trung gian marketing
• Đối thủ cạnh tranh
• Các yếu tố về môi trường
c) Xác định các phương án chính
Xác định số lượng trung gian = Quyết định số lượng các thành viên sử dụng ở mỗi cấp trung gian
Phân phối chọn lọc
Phân phối rộng rãi
Phân phối độc quyền
Xác định trách nhiệm của thành viên trong kênh = Quyết định về các điều khoản và trách nhiệm của mỗi thành viên trong kênh
Chính sách giá: giá niêm yết, chiết khấu
Điều kiện bán hàng
Quyền ở trong khu vực: phạm vi khu vực của mỗi thành viên trong kênh
Các dịch vụ và nghĩa vụ cụ thể được thực hiện bởi mỗi bên.
Xác định các loại trung gian = Quyết định các loại thành viên trong kênh hiện sẵn có để thực hiện các công việc của kênh
d) Đánh giá các phương án kênh chính
Tiêu chí kinh tế
: so sánh doanh thu, chi phí và khả năng lợi nhuận của các phương án kênh.
Tiêu chí về sự kiểm soá
t: kiểm soát đối với việc marketing SP, mức độ kiểm soát của các trung gian.
Tiêu chí về khả năng thích ứng
: khả năng linh hoạt để thích ứng với thay đổi của môi trường