Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
THIẾT KẾ VÀ HỢP LÝ HÓA PHƯƠNG PHÁP LAO ĐỘNG - Coggle Diagram
THIẾT KẾ VÀ HỢP LÝ HÓA PHƯƠNG PHÁP LAO ĐỘNG
KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA
Khái niệm
Là cách thức hoạt động của NLĐ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh
Được đặc trưng bởi cấu trúc các hoạt động LĐ của NLĐ để thực hiện công việc
Thể hiện ở cấu trúc, trình tự và quỹ đạo chuyển động công việc của NLĐ
Phụ thuộc trước hết vào những điều kiện của tổ chức, kỹ thuật để thực hiện công việc
Ý nghĩa
Kinh tế - xã hội: Nâng cao hiệu suất của lao động bằng cách sử dụng thời gian lao động hợp lý, giảm nhẹ và nâng cao chất lượng lao động
Khác: Thiết kế các phương tiện lao động; thiết kế sản phẩm, linh kiện chi tiết theo hướng thuận lợi cho các hoạt động LĐ và việc láp ráp chúng, tổ chức nơi làm việc.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Chung
Công việc phải thực hiện ở độ cao thích hợp, tại nơi làm việc được thiết kế dựa trên các kiến thức về nhân trắc học
Tránh các tư thế lao động không thoải mái
Tránh các cử động thân thể thường xuyên
Tránh các cử động ở trạng thái tận cùng của các khớp xương
Đối với quỹ đạo chuyển động
Phải được thực hiện bằng cả hai tay
Cử động của hai tay nên bắt đầu và kết thúc cùng một lúc
Những cử động yêu cầu phải chính xác nên được bố trí gần mặt phẳng giữa
Quỹ đạo của cử động nên có hình vòng cung
Các cử động chịu lực của cánh tay nên có hướng vào trục dọc của cơ thể
Đối với trình tự cử động
Các hoạt động LĐ phải được phân phối cho nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể
Sự kết thúc của cử động phải được diễn ra ở trạng thái thuận tiện cho sự bắt đầu của cử động tiếp sau đó
Các chi tiết và dụng cụ phải được bố trí, sắp xếp ở vị trí cố định với một trạng thái không thay đổi
Tránh liên tục sử dụng một tay chỉ để giữ đối tượng
Tránh động tác chuyển động đối tượng từ tay nọ sang tay kia
Không nên bố trí các cử động đòi hỏi phải chính xác ngay sau các cử động chịu lực
Đối với sự hao phí sức lực
Những cử động phải chịu tải trọng lớn nên được thực hiện bởi những nhóm cơ lớn
Hạn chế sự phát sinh lao động tĩnh và giới hạn ảnh hưởng của lao động
Đảm bảo thông lực đi qua cơ thể và các bộ phận cơ thể là ngắn nhất
Phải phân phối tải trọng đối với cơ thể một cách đối xứng
Cần tránh các hoạt động ngược hướng với trọng lực của đối tượng
PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ VÀ LƯỢNG HÓA
Mô tả nội dung của PPLĐ
PP đơn giản
Quá trình lao động được miêu tả trên "phiếu lao động"
Tiến hành mô tả nội dụng và trình tự các hoạt động của NLĐ trong thực hiện công việc, xác định đội dài thời gian cần thiết để thực hiện các hoạt động đó
Đơn giản và dễ thực hiện trong các doanh nghiệp
Giúp thực hiện nội dung lao động với mức độ chính xác khác nhau, do đó chí phí và khả năng cung cấp tài liệu khác nhau
PP dựa trên thời gian xác định trước
Là PP để phân tích các hoạt động cần thiết và hao phí thời gian của chúng để thực hiện quá trình lao động thủ công
Xuất phát từ thực tế
Mỗi cử động cơ bản được định nghĩa chặt chẽ và thời gian thực hiện chúng được xác định trước tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến chu trình chuyển động tạo nên những hệ thống thời gian và được coi là tiêu chuẩn
PP thể hiện quỹ đạo không gian của các chuyển động lao động
Sử dụng các sơ đồ và mô hình
Là phương pháp đơn giản nhất
Trong sơ đồ hai chiều của nơi làm việc, quỹ đạo của các chuyển động được vẽ lên hoặc được mô tả bằng những sợi chỉ đặt trên đó
Trong mô hình ba chiều thì quỹ đạo không gian của chuyển động được mô tả bằng những khung dây
Dễ làm, có tính kinh tế cao và thuận tiện cho việc tiến hành nghiên cứu ở các doanh nghiệp
Sử dụng các lược đồ
Lược đồ chương trình, lược đồ chương trình có ghi thời gian, chụp ảnh nhanh quay phim
Là những công cụ kỹ thuật phức tạp, khó sử dụng
Chỉ được sử dụng khi việc nghiên cứu đối tượng đòi hỏi chi phí lớn
PP thể hiện hao phí thời gian, tốc độ của chuyển động
Quay phim
Lược đồ chương trình có thời gian ghi
Dựa trên cơ sở hệ thống thời gian đã xác định trước
TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH
Cách 1: Dựa trên sự phân tích hợp lý hóa phương pháp lao động của 1 công nhân làm việc có kết quả cao
Cách 2: Dựa trên sự so sánh và phân tích phương pháp lao động của công nhân với nhau để lựa chọn những phương pháp lao động hiệu quả
Bước 1: Lựa chọn đối tượng phân tích và đối tượng nghiên cứu
Bước 2: Phân tích và đánh giá thực trạng của phương pháp lao động hiện tại
Bước 3: Xây dựng phương pháp và thao tác lao động hợp lý trên cơ sở nhũng tài liệu phân tích và đánh giá hiện tại.
Bước 4: Áp dụng, đào tạo và huấn luyện các phương pháp lao động hợp lý